Quy trình sản xuất gồm các công đoạn sau:

Một phần của tài liệu Tiểu luận công nghệ sản xuất phân bón (Trang 25)

Alcaligenes

4.4.2.Quy trình sản xuất gồm các công đoạn sau:

4.4.2.1.Phân lập tuyển chọn chủng vi sinh vật phân giải lân (VSVPGL)

Với mục đích phân lập và tuyển chọn các chủng VSV có hoạt tính enzyme dephosphorylaza ứng dụng vào sản xuất phân lân vi sinh. Vì vậy người ta phân lập tuyển chọn chủng VSVPGL từ đất hoặc từ vùng rễ cây trồng trên các loại đất

hay cơ chất giàu hữu cơ theo phương pháp nuôi cấy pha loãng trên môi trường đặc Pikovskaya.

 Khi đó các chủng vi sinh vật phân giải lân sẽ tạo vòng phân giải, tức là vòng tròn trong suốt bao quanh khuẩn lạc.Vòng phân giải được hình thành nhờ khả năng hoà tan hợp chất phospho không tan được bổ sung vào môi trường nuôi cấy. Căn cứ vào đường kính vòng phân giải, thời gian hình thành và độ trong của vòng phân giải người ta có thể đánh giá định tính khả năng phân giải mạnh hay yếu của các các chủng vi sinh vật phân lập. - Cách tiến hành:

+ Lấy 0.1g mẫu VSV sau đó cho vào ống effpendos chứa 900µl nước cất đã thanh trùng và đảo trộn đều. Dịch sau khi đảo trộn đều này được xử lý như sau :

Pha loãng dịch này ở các nồng độ khác nhau. Sau đó hút 0.1ml dịch pha loãng ở các nồng độ khác nhau này nhỏ lên từng đĩa peptri đã có môi trường Pikovskaya, gạt đều, sau đó để nuôi ở 30ºC. Sau 2-3 ngày quan sát khuẩn lạc và cấy khuẩn lạc vào ống thạch nghiêng có chứa môi trường Pikovskaya ( mục đích là giữ giống).

-Môi trường Pikovskaya: Glucose: 10g

Ca3(PO4)2 : 5g hoặc Lexitin : 5,0 g (NH4 )2SO4: 0.5g

KCl: 0.2 g

MgSO4 .7H2 O : 0.1 g Cao nấm men: 0.5g Agar: 15g

Hòa tan trong 1000ml nước pH = 6,8 - 7,0

- Thông thường để sản xuất phân lân vi sinh vật người ta cố gắng tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng phân huỷ nhiều loại hợp chất phospho và vô cơ khác nhau. Chủng vi sinh vật có khả năng phân giải hợp chất phospho cao chưa hẳn là có ảnh hưởng tốt đến cây trồng.Vì ngoài hoạt tính phân giải lân, nhiều chủng vi sinh vật còn có các hoạt tính sinh học khác gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng,phát triển và năng suất cây trồng. Do vậy sau khi đánh giá khả năng phân giải lân, các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân lân vi sinh cần được đánh giá ảnh hưởng đến đối tượng cây trồng sử dụng. Chỉ sử dụng chủng vi sinh vật vừa có hoạt tính phân giải lân cao vừa không gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng và môi trường sinh thái.

Ngoài những chỉ tiêu quan trọng trên, còn phải đánh giá đặc tính sinh học như: thời gian mọc; kích thước tế bào, khuẩn lạc; khả năng thích ứng ở pH; khả năng cạnh tranh...

Một phần của tài liệu Tiểu luận công nghệ sản xuất phân bón (Trang 25)