Cấu trúc tầng lớp trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh nho học trong sáng tác của ngô tất tố (lều chõng) và chu thiên (bút nghiên, nhà nho) (Trang 21 - 34)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3. Cấu trúc tầng lớp trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX

Sơ lược bối cảnh giáo dục – một phân nhỏ của bối cảnh lịch sử, văn hoá – trình bày ở trên cho thấy, vào những năm đầu thế kỷ XX tại Việt Nam đã diễn ra những bước chuyển đổi dần dần nhưng căn bản nền giáo dục Việt Nam. Bối cảnh cụ thể đó đã tác động trực tiếp đến cấu trúc trí thức Việt Nam giai đoạn này.

Không khó để nhận ra rằng tương ứng với hai mô hình giáo dục là hai nhóm trí thức mà tự họ khi ấy đã định danh cho mình là cựu học, tân học. Và ở giữa hai định danh có thể coi là đối lập ấy lại có những trạng thái giao thoa hết sức phong phú: trí thức cựu học cố gắng chuyển mình theo tư tưởng mới, họ được gọi là thế hệ nhà nho duy tân mà đại diện là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và phong trào Đông kinh nghĩa thục tại Bắc Kỳ năm 1907, hoặc được đào tạo cả cựu học và tân học với đại diện Phạm Quỳnh; còn bên phía kia là trí thức Âu học, nhưng lại muốn quay về truyền thống. Sự phõn chia cựu-tõn như vậy rừ ràng chỉ mang tớnh chất tương đối, và do tỡnh trạng nhượng bộ của quá trình chuyển đổi mô hình giáo dục như đã nói ở trên, cấu trúc trí thức Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX càng trở nên phức tạp.

Có thể kiểm chứng tính phức tạp này qua thái độ của các thế hệ trí thức những năm đầu thế kỷ XX đối với Nho giáo, Nho học. Như đã nói ở trên, đây là thời kỳ của sự đụng độ của hai luồng tư tưởng, hệ văn hóa đối lập: đông - tây, kim - cổ. Sau gần 1000 năm thống trị ở Việt Nam với tư cách hệ tư tưởng chính thống, Nho giáo nói chung, Nho học nói riêng bước vào giai đoạn suy tàn. Chưa bao giờ vấn đề “công tội”

của Nho giáo, cái “ao sách ruộng nghiên” của những anh khóa lại bị đem ra cân đong, phán xét nhiều như thế. Tìm trong tư liệu lịch sử, không khó để những phê bình gay gắt của giới học giả duy tân bấy giờ dành cho cổ học. Phan Bội Châu (1867-1940) viết trong Việt Nam quốc sử khảo: "Trung quốc bỏ Khoa cử từ năm Canh Tý (1900), Triều Tiên bỏ từ năm Giáp Ngọ (1894), đó là một việc nhơ nhớp, duy chỉ nước ta còn có mà thôi " và " người ta mửa ra, mình lại nuốt vào" [36]. Phan Kế Bính (1875-1921) cũng thở than: “Than ôi, học là để mở trí khôn cho loài người mà chỗ hương thôn lại là gốc

của xã hội. Cứ như lối học của ta thuở trước thì chẳng những làm chậm đường tiến hóa cho dân mà còn làm hại cho tính thông minh của người ta nữa” [4, tr.162]. Đây là cách nhìn được Ngô Tất Tố ít nhiều chia sẻ. Nhưng bên cạnh đó, lại cũng có không ít những nỗi luyến nhớ nền giáo dục được bảo lưu các triều đại phong kiến, gắn với những tinh hoa dân tộc, hoặc đoái nhìn lại nó với những ngậm ngùi về vàng son một thuở, như cách Chu Thiên thể hiện trong sáng tác của mình.

Trong công trình chuyên sâu về trí thức Việt Nam, Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954), từ góc độ liên ngành xã hội học lịch sử, tác giả Trịnh Văn Thảo đã cho rằng trong khoảng thời gian đó có ba thế hệ1: thế hệ năm 1962: Trí thức cổ điển; thế hệ 1907: Trí thức của hai thế giới; thế hệ 1925: Trí thức Âu hoá [45, tr.27-31]. Dù chỉ đặc định cho thế hệ 1907 là thế hệ trải qua những thoả hiệp cũ-mới2, truyền thống và hiện

1 Khái niệm “thế hệ” được Trịnh Văn Thảo mượn từ định nghĩa của G. Noiriel: “chỉ một tập hợp các cá nhân có chung những trải nghiệm sáng lập và hiểu biết về cùng những hình thái ban đầu của việc xã hội hoá” [dẫn theo 45, tr.27]

2 Trong một hướng quan tâm khác, Lê Phương Duy đã có những khảo sát cụ thể về sự tự phân hoá trong tầng lớp nhà nho những năm đầu thế kỷ XX như sau:

* Theo Trúc Hà trong bài Nhà Nho có lẽ chịu sầu? (Nam Phong tạp chí, số 130, năm 1928), lớp nhà nho đương thời tách thành “ba bè bảy đảng” với hai nhóm chính: “có đảng chứa chan những hy vọng cao xa, đương hăng hái trên con đường tân học” và “có đảng còn đang yên vị trong nho trường mà than dài, mà thở vắn”. Đối với lớp trước thì ông khen ngợi “có cái tâm chí cao thượng ấy, thật đáng kính phục thay”. Còn đối với lớp sau, ông bày tỏ “nghĩ cũng ái ngại xót xa thay”.

* Theo Nguyễn Đôn Phục, trong bài Phái nhà Nho khoảng ba mươi năm nay đối với sự học cũ (Nam Phong tạp chí, số 195, năm 1934): Giai đoạn này, đội ngũ nhà Nho thành 3 phái: phái duy tân, phái lười biếng, bạc nhược và phái a dua. Phái duy tân: “Phái này thì nhờ về cái tinh hoa của Khổng giáo, biết đạo minh đức, biết nghĩa tùy thời. Kịp khi gặp có phong trào duy tân của Trung Quốc, tỉnh ngộ ra rằng lối khoa cử là hủ bại, không đủ ứng tiếp với thời đại đua chen, cực lực hô hào công kích lối cũ, hoan nghênh lối mới, để làm tai làm mắt, hướng đạo cho quốc dân”. Ông ca ngợi phái này “thực cũng có can đảm đứng giữa trần ai, không bị sóng gió của thời thế cuốn đi”. Tuy nhiên, nhược điểm của phái duy tân này là bởi sự cực đoan: “Nhất thiết lối học cũ đều cho là hủ bại hay là nhi hí. Thậm chí có danh từ là thủ cựu quỉ để chê những kẻ nhà nho không biết duy tân. Trong khi hô hào đó không khỏi có lời thiên lệch quá đáng”. Phái lười biếng, bạc nhược: “Tuy là danh hiệu nhà nho, nhưng kỳ thực cũng không phải là chí khí nhà nho. Cái thân phận các ông ấy chỉ theo phong trào của thời đại mà lên xuống. Thời đại dùng chữ Nho thì các ông ấy túa lên như mây, thời đại không dựng chữ Nho thỡ cỏc ụng ấy cỏi tinh thần chết hẳn. Hoặc là đủng đỉnh trong ngừ cỳc tựng, hoặc là tiờu dao trong làng túy hương, hoặc là nằm co trong miền sơn dã, hoặc là khốn quẫn về đường y

đại [45, tr.28-30], nhưng thực tế đây là trạng thái còn kéo dài sang cả thế hệ sau. Như nhận định của Trịnh Văn Thảo, thế hệ “Trí thức Âu hoá” 1925 đã gạt đội ngũ trí thức cũ “sang nghiệp viết lách và hoạt động chính trị, cách mạng” [45, tr.30], và ở phạm vi văn hoá, cũng “có hai quỹ đạo riêng rẽ: một nhóm Âu hoá, gồm những người viết văn (như nhóm các nhà văn nổi tiếng của Tự lực văn đoàn từ năm 1930 đến năm 1940) và các nhà nghiên cứu khoa học xã hội (dân tộc học, sử học, khảo cổ học)… và một nhóm trí thức chủ yếu là những “người kế thừa” gắn bó với truyền thống gia đình…” [45, tr.31]. Đặc biệt, Trịnh Văn Thảo cũng khẳng định: Giữa hai thái cực này luôn tồn tại một mép lề trung gian, linh hoạt và sống động, thu nhận lần lượt các lựa chọn và khẩu hiệu đối nghịch, là nạn nhân và đồng thời là tòng phạm của sự thay đổi xã hội” [45, tr.31; học viên nhấn mạnh]. Mặc dù đây là nhận định rút ra từ một nghiên cứu thế hệ từ góc nhìn xã hội học lịch sử nhưng chúng tôi vẫn thấy nhiều điểm gợi dẫn thú vị cho việc tìm hiểu thế hệ các nhà nho (tức trí thức cựu học) buộc phải xuôi theo thời đại canh tân trong phạm vi nghề viết những năm 1930, 1940 tại Việt Nam mà Ngô Tất Tố và Chu Thiên là hai trường hợp cụ thể.

thực”. Phái a dua: “Chỉ biết theo đời mà không biết vãn cứu cho đời. Phái ấy thường có cái kỹ dạng nghênh hợp phong trào, và cái tâm lý sách ẩn hành quái. Nên chi ở thời đại nào cũng cũng mở mang miệng lưỡi, vẽ vời văn chương”. Phái này trong buổi đầu“đương lúc dân trí còn chửa khai, vạn sự còn ê trệ, phái ấy hô hào duy tân, công kích thủ cựu”. Tuy nhiên, kịp khi hai chữ duy tân đã thành hủ sáo”, thì phái này chỉ biết “hô hào với cổ động suông”. Cái tội của phái này được quy kết là “a dua thời thế”, không biết tìm cách “giàng buộc tiếp nối cái dây cựu học sắp đứt” mà lại còn “toan cầm dao cắt đứt đi”.

* Phạm Quỳnh (trong bài Nhà Nho, Nam Phong tạp chí, số 172, năm 1927) đồng quan điểm với với Nguyễn Đôn Phục khi chia lớp trí thức cũ thành hai phái duy tân và a dua. Ông thể hiện cái nhìn khá bi quan về hiện trạng của Nho sĩ đương thời với sự “tiến thoái lưỡng nan”, không thể duy tân song cũng khó lòng “duy cựu”: “Nay nhà Nho ta, từ khi thấy thời thế thay đổi, tự xét mình không đắc dụng với đời nữa, sinh ra chán nản, trước sau chỉ biết giữ một cái thái độ tiêu cực. Thảng hoặc cũng có kẻ hăng hái, không muốn cam tâm chịu tiêu cực nữa, thì lớp trước kia hô hào cải cách, rủ nhau xuất dương rồi mà sở chí sở sự không thành, kết cục đến kẻ bôn ba nơi hải ngoại, người ủ dột chốn lao lung, còn ai sống sót thì cũng là đem cái thân tàn mà ngậm ngùi với nước non bạc bẽo, nghĩ càng thêm cảm lại thêm thương”.

[Lược khảo nội dung bàn về Nhà Nho Việt Nam đầu thế kỷ XX trong một số bài viết trên tạp chí Nam Phong, truy cập tại http://huc.edu.vn/luoc-khao-noi-dung-ban-ve-nha-nho-viet-nam-dau-the-ki-xx-qua-mot-

so-bai-viet-quoc-ngu-tren-nam-phong-tap-chi-1779-vi.htm]

1.4. Học vấn và những tác phẩm của Ngô Tất Tố, Chu Thiên về Nho giáo 1.4.1. Học vấn của Ngụ Tất Tố và tỏc phẩm “Lều chừng”

Ngô Tất Tố (1893-1954) sinh ra tại làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là huyện Đông Anh, Hà Nội) và được được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học ngay từ nhỏ. Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học với một số thầy đồ trong vùng. Sau khi đỗ kỳ sát hạch, Ngô Tất Tố ứng thí kỳ thi hương nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai. Ông qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhị. Đây cũng là khoa thi cuối cùng tại Bắc Kỳ.

Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo, bắt đầu với tờ An Nam tạp chí. Khi tờ báo phải tự đình bản vì thiếu tiền, Ngô Tất Tố vào Sài Gòn. Ở Sài Gòn gần ba năm, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: An Nam tạp chí, Thần chung, Phổ thông, Đông Dương, Hải Phòng tuần báo, Thực nghiệp, Con ong, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ ba, Tương lai, Công dân, Đông Pháp thời báo, Thời vụ, Hà Nội tân văn... với 29 bút danh khác nhau. Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ngô Tất Tố tham gia vào ủy ban giải phóng ở quê nhà, xã Lộc Hà.

Năm 1946, ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp với tư cách một người viết báo và viết văn. Ông qua đời ngày 20 tháng 4 năm 1954 tại Yên Thế, Bắc Giang.

Có thể thấy, Ngô Tất Tố đã được trang bị vốn tri thức Nho giáo trọn vẹn như mọi kẻ sĩ truyền thống, nhưng trong hoàn cảnh xã hội đổi thay, con đường tiến thân bằng khoa cử bị ngáng trở, ông đã có một lối rẽ sang một nghề nghiệp mới xa lạ với nho sĩ là làm báo và viết văn. Ngô Tất Tố làm báo trước khi thử làm một người sáng tác văn chương, và di sản báo chí của ông cũng đồ sộ hơn lượng tác phẩm văn chương rất nhiều. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự gặp gỡ giữa ký giả Ngô Tất Tố và nhà văn Ngô Tất Tố là hiện thực tăm tối của xã hội Việt Nam những năm 1930-1040, trong đó những cảnh sống khốn cùng của tầng lớp dưới đáy xã hội làng xã giữa sự o ép của thiết chế thực dân-phong kiến cùng những tập tục hủ lậu được ông đặc biệt chú ý. Bên

cạnh đó, có một mảng đời sống khác là sinh hoạt nho học đã được Ngô Tất Tố miêu tả hết sức thành công qua một số tác phẩm văn chương, tiêu biểu là Lều chõng.

Bối cảnh Lều chõng bắt đầu từ năm Minh Mệnh thứ 12 đến năm Kiến Phúc (1884). Thời gian đó thực dân Pháp đang tiến hành nhiều hoạt động quân sự đe dọa nền độc lập nước nhà nưng triều đình phong kiến vẫn cổ hủ trong quy cách thi cử lạc hậu.Thí sinh muốn thi đỗ đạt thì phải dùi mài kinh sử ở xứ Bắc mà Nam sử lại chỉ là thứ yếu. Họ chỉ cần nhai lại các giáo lí và tuân thủ nguyên tắc “tôn Khổng, sùng Nho, chuyên kinh, phục cổ”, những nguyên tắc giáo dục mà Khổng Tử đã đề ra cho môn đệ của mình hai ngàn năm trước.

Tác phẩm đã dựng lại một cách sinh động, chân thật bức tranh vừa bi thảm vừa khôi hài của chế độ giáo dục và khoa cử mục nát dưới triều Nguyễn. Viết Lều chõng, Ngụ Tất Tố cũng dành phần thiện cảm rừ rệt cho những nhà nho như Đào Võn Hạc, Hải Âu, cụ bảng Tiên Kiều, cụ nghè Quỳnh Liên… Qua họ, ông muốn gửi gắm một phần tâm sự của chính mình và những người trí thức tiểu tư sản bi quan bất lực từ sau 1930, gợi ra một con đường thoát li mang vẻ “thi vị ngày xưa” của những tâm hồn nho sĩ tài hoa lỡ vận.

Với Lều chõng, Ngô Tất Tố muốn làm nổi bật lên những nét chính của cái sự học và lối thi cử thời phong kiến với tất cả mọi sự thối nát của nó. Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã cho rằng tác phẩm thực sự là bản án đanh thép đối với chế độ giáo dục khoa cử truyền thống Việt Nam.

Tóm lại, Lều chõng đã miêu tả tấn bi kịch của những nhà nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắc những tồn tại của nền văn hóa cũ: "Tác phẩm của Ngô Tất Tố như một lời cải chính, hơn thế, một bản tố cáo chế độ khoa cử lỗi thời và thấp thoáng sau mỗi chương, mỗi hàng chữ là một nụ cười chế giễu, có khi là tiếng cười ra nước mắt" (Lời giới thiệu Lều chõng, bản in 2002 của Nhà xuất bản Văn học).

1.4.2. Học vấn của Chu Thiên và tác phẩm “Bút nghiên”, “Nhà nho”

Chu Thiên (1913-1992) tên thật Hoàng Minh Giám, khi trước tác, còn có thêm bút danh khác là Dương Hoàng. Chu Thiên sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học tại thôn Đô Hoàng, xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Trước năm 1945, ông dạy học cho các trường tư và viết văn ở Hà Nội. Đây cũng là thời kỳ Chu Thiên viết nhiều tiểu thuyết lịch sử, dã sử và nghiên cứu lịch sử. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông vừa dạy học vừa viết cho các báo Nam Định, Kháng chiến, Cứu quốc Thủ đô, Cứu quốc tại vùng chiến khu kháng chiến. Hòa bình lập lại (1954), ông lần lượt đảm nhận các công việc như Hiệu trưởng trường Trung học thị xã Phủ Lý, tổ trưởng tổ phiên dịch trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, giảng viên lịch sử cận hiện đại và cổ trung đại Việt Nam của Đại học Tổng hợp Hà Nội. Thời gian này, ông hoàn thành bộ sách Bóng nước Hồ Gươm (2 tập, 1970) lấy bối cảnh những năm đầu thực dân Pháp chiếm đóng thủ đô. Ngoài ra ông còn viết giáo trình và sách nghiên cứu về lịch sử và văn học.

Theo thống kê chưa đầy đủ của cá nhà nghiên cứu, Chu Thiên để lại nhiều tiểu thuyết lịch sử như: Lê Thái Tổ (1941), Bà Quận Mỹ (1942), Cháy cung Chương vừ (1942), Thoỏt cung vua Mạc (1942), Trúc mai sum họp (1942), Mợ Tú Tần (1942), Bút nghiên (1942), Nhà nho (1943), Biến đổi (1944), Bóng nước Hồ Gươm (1970)…

hay các sách nghiên cứu văn học và lịch sử như: Lê Thánh Tông (1943), Tuyết Giang phu tử (1943), Văn Thiên Tường (1944), Hồ Quý Ly (1945), Khí tiết (1946), Giá trị Cách mạng Phan Bội Châu (1946), Chống quân Nguyên (1957), Hùng khí Thăng Long (1960), Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (soạn chung).

Có thể thấy, vốn sống sâu rộng của nhà văn về lịch sử đã trở thành những tư liệu quý giúp nhà văn nhào lặn lên những tác phẩm văn học có giá trị về nhiều mặt....

Bên cạnh nội dung lịch sử nổi bật, độc giả còn có thể thấy tác phẩm của Chu Thiên còn được xếp vào khuynh hướng “phục cổ” do có một số tiểu thuyết phục dựng đời sống Nho học, tiêu biểu là Bút nghiên (1942) và Nhà nho (1943).

Bút nghiên lúc đầu xuất hiện dưới dạng từng truyện đăng nhiều kỳ trên báo Tri tân. Ngay khi đó, Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng đã có bài phê bình, trong đó có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh nho học trong sáng tác của ngô tất tố (lều chõng) và chu thiên (bút nghiên, nhà nho) (Trang 21 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)