6. Cấu trúc của luận văn
3.4. Nhà nho trong sinh hoạt văn hóa làng xã
Nếu như Bút nghiên tập trung miêu tả từng bậc thang của con đường “rùi mài kinh sử” trong trường lớp Nho học, Lều chõng tái hiện sinh động chân dung các cuộc thi, thì ở Nhà nho, tác giả có nhiều điều kiện mô tả chi tiết nhiều sinh hoạt của kẻ sĩ Nho giáo, trong đó có các sinh hoạt văn hoá làng xã. Nhà nho có đời sống gắn bó với làng quê, và họ vị trí quan trọng trong hầu hết các sinh hoạt văn hoá làng xã, bởi hai lý
do: Thứ nhất, như trên đã nói, nho gia tự xếp và được dân chúng thừa nhận ở vị thế đứng đầu tứ dân; thứ hai, việc thiêng hoá Nho giáo, Nho học đã thành tâm lý phổ biến trong dân chúng. Hệ quả là những sinh hoạt liên quan đến việc học, đạo học, như lễ nhập học, khai tâm, đi thi, lễ vinh quy bái tổ, lễ tế văn chỉ,… đều trở thành một bộ phận của sinh hoạt cộng đồng, hay việc nhà nho cho chữ những khi có việc hiếu việc hỷ cũng liên quan đến cư dân làng xã.
Trong các tác phẩm của Chu Thiên và Ngô Tất Tố có những trường đoạn miêu tả những hoạt động học tập, thi cử song lại đậm đà màu sắc tín ngưỡng dân gian. Quan niệm tín ngưỡng, hành vi tín ngưỡng – sức mạnh tinh thần của cư dân nông nghiệp theo chân anh học trò từ ngày đầu “lễ Khổng Tử” vào lớp vỡ lòng, lên đường đi thi cho đến lúc vinh quy.
Mở đầu Bút nghiên là cảnh tấp nập trong nhà Lý Tưởng sửa soạn lễ lạt cho cậu con trai học lớp vỡ lòng cùng mâm xôi, con gà, điếu thuốc lào, chén rượu đế… Tất cả gợi ra một không gian văn hóa sinh động, đậm màu sắc Việt.
Trước những sự kiện quan trọng của học trò, gia đình họ, thầy giáo họ luôn lễ lạt chu đáo, thành tâm. Trần Vân Hạc (Lều chõng) tuy miệng kêu ca, song lòng vô cùng cảm kích trước tấm lòng của mẹ đẻ, mẹ vợ và hiền thê mỗi khi họ tất bật hương khói, lễ lạt cho chàng may mắn lên đường. Ấn tượng nhất là những hoạt động cúng bái vừa hồn nhiên, vừa ma mị ngay giữa trường thi:
“Bỗng như xé tan làn không khí, tiếng loa chiếu lệ thét ở chòi canh:
- Báo oán giả tiên nhập! Báo ân giả thứ nhập! Sĩ tử thứ thứ nhập!
Tâm nghe thấy mà phát sợ rợn tóc gáy lên. Những chuyện báo ân chàng đã nghe nhiều rồi, không lấy gì làm quan tâm cho lắm Nhưng giờ đây, ở giữa nơi trường ốc, nơi người học trò tìm thấy sự hiển đạt, mà đầu tiên chàng được nghe thấy người ta
mời các oan hồn báo oán trước, chàng càng nơm nớp lo sợ cho số phận mình, lo ông cha mình ngày trước có làm điều gì tàn ác, tàn nhân hại vật”.
[56, tr.272]
Cũng trong Lều chõng còn có không khí tưng bừng của làng Văn Khoa đón quan nghố Trần Long vinh quy bỏi tổ, cảnh “vừng anh đi trước, vừng nàng theo sau”
đầy dáng vẻ thôn quê thuần hậu, cảnh cô hàng xén răng đen chạy theo ngó trộm ý
trung nhân một thời nay đã thành danh và có hiền thê mới. Cảnh này độc giả gặp lại trong phần cuối của Bút nghiên với nhân vật Nguyễn Đức Tâm.
Cùng với lễ tế văn chỉ kỳ thu tế (Nhà nho), đã nói ở mục 3.1, đây là những hình ảnh hết sức sinh động và hấp dẫn, tiết lộ rất nhiều thông tin về nếp sống của nhà nho ở làng xã.
Và nếu như Bút nghiên mở đầu bằng cảnh lễ tiết thì Nhà nho lại mở đầu bằng một bức tranh sinh động trong một lớp học, nơi học trò ầm ĩ nô đùa bằng những trò chơi như vậy: “Hồ xách khố, cố đấm ưng”, “thi đối ăn đấm”, “đố chữ”… Tất cả góp phần làm nên một không gian huyên náo, rất hồn nhiên, nhưng cũng đầy tinh thần cầu học, đủ để ông giáo miệng trách phạt nhưng trong lòng thỏa mãn, thậm chí hòa vào vui cùng lũ trẻ:
“Những đứa biết chữ đều ùa ra ngồi đặc cả phản, cứ hai đứa một, ngồi quay đầu vào nhau, một quyển sách học mở ra đặt giữa. Những đứa chưa thuộc mặt chữ thì ngồi ghé vào bên những đứa kia, chen nhau ngóng xem… Cả bọn đều há ra cười vì câu dọa nạt ấy. Rồi cuộc chơi lại kế tiếp vui vẻ hơn. Tiếng đếm đôi, tính đâm rì rầm từ mọi cặp, tiếng đấm liên tiếp nhau cũng nổi dậy, tiếng cãi vã nhau chí chóe vì gian lận, hòa với tiếng hò reo của bọn trẻ đứng ngoài xem làm quang cảnh nơi phản học vui vẻ và rộn rịp, y hệt như nơi làm giò trong nhà đám.”
[57, tr.7-11]
Lúc con đường học tập đã chín muồi “chữ đầy lưng túi”, học trò bắt đầu thử tài nhau bằng câu đối. Ở đó, sự thắng thua không chỉ phân biệt bằng hình phạt con trẻ như luồn khố, đấm lưng… mà phân biệt bằng danh dự cá nhân trước môn đệ, “đối thủ”.
Thậm chí, đó là cơ hội để gái thử tài trai, cha mẹ vợ tìm cách kén rể hiền. Cậu khóa
Nguyễn Đức Tâm đã lấy được hai cô vợ giỏi giang, hiền thục chính nhờ một cuộc kén rể bằng thơ văn như thế.
Khi đã thành danh, ngoài thời gian làm việc quan hay dạy học, các ông nghè, ông cử, ông cống, thầy đồ lại dành thời gian cho đàm đạo văn chương, đối bình thi phú, đặc biệt là cho chữ. Đây là những sinh hoạt đậm màu Nho học, trong đó tục xin chữ cho chữ in đậm dấu ấn văn hoá làng xã.
Nột sinh hoạt văn húa này được Chu Thiờn miờu tả rất rừ qua chuyến viếng thăm của quan Huấn đạo làng Vũ Xuyên đến tư gia quan Hoàng giáp Nguyễn Đức Tâm. Mấy ngày hội ngộ, hai vị quan hay chữ này dành để bình về chữ nghĩa học trò, bình văn, thi viết văn tế, làm thơ phú, câu đối. Đáng chú nhất ở đây là cả hai cùng chung thái độ xem trọng “thứ văn chương thành thật và tự nhiên”, “nhẹ nhàng”. Tuy nhiên, việc đáng nhớ nhất trong những ngày hai bậc đại khoa hội ngộ là việc cùng lúc có đến ba người làng đến xin ba bài trướng (trò viếng thầy, vợ lẽ khóc chồng, con dâu khóc mẹ chồng). Nhân đó, quan Án biến việc viết trướng thành cuộc trổ tài viết văn khóc mướn cả bằng chữ Hán và Nôm giữa ba người là ông Huấn, quan Án và cậu học trò, khoá Tuấn. Lấy que hương cháy làm đồng hồ đo giờ, bà cả quan Án làm giám khảo. Bốn người tạo nên một không khí ganh tài chữ nghĩa đầy tao nhã, thâm tuệ và hóm hỉnh:
“Nén hương vừa cắm vào ống bút sứ để trên án đã cuồn cuộn bay khói lên rồi là là lan tỏa một mùi hương ngan ngát, ai nấy đều im lặng cầm bút vừa nghĩ vừa viết.
Nén hương vừa cháy hết hai phần ba, thì hai quan đã cùng bỏ bút xuống ngồi dậy, cùng nói:
- Xong rồi!
- Xong rồi!
Rồi hai quan cùng mỉm cười tự khen nhau:
- Thật là kỳ phùng địch thủ!
- Thật là kỳ phùng địch thủ!”
[57, tr.148]
Đoạn văn được viết bằng lối cách điệu tượng trưng, từ không gian nghệ thuật với “mùi hương ngan ngát” đến điệu bộ, ngôn ngữ nhân vật đều toát ra vẻ nho nhã, tài tử mà chúng ta có thể bắt gặp trong những loại hình nghệ thuật truyền thống đậm màu sắc ước lệ tương trưng. Ở đây, nhà văn không chỉ tái hiện một không gian văn hóa mà còn cho thấy một trong nhưng cách thức mưu sinh đặc biệt của Nho gia. Ấy là làm nghề viết thuê câu đối, văn tế, bức trướng, thư mừng – công việc được ông Huấn gọi vui là “cười thuê khóc mướn”. Công việc này đòi hỏi sự ứng biến, tài nắm bắt gia cảnh, tình huống…. Vì vậy, dẫu là thể văn dễ viết - “khôn văn tế” - cả quan Án và quõn Huấn đều tỏ ra hết sức cẩn trọng khi hỏi rừ gia cảnh từng người nhờ viết. Bởi dẫu sao, văn điếu/tế là một hình thức trang nghiêm, vả chăng, mỗi sản phẩm làm ra còn phải chịu thử thách của hàng rào phê bình của cộng đồng xóm thôn, của những bậc hay chữ trong sĩ lâm.
Ngày tết, học trò quây quần về tết thầy, họ thử tài nhau và thể hiện tài năng trước thầy bằng trò tỉ thí phú thơ, đối ứng. Ngày thường, khách đến chơi nhà cũng trò chuyện, làm quen với con trẻ bằng cách hỏi về kinh sách hay ra một vế đối vui. Đó quả là không gian sinh hoạt đời thường đậm màu sắc văn hóa dân gian xen lẫn cái tinh túy, uyên thâm của học nghiệp Nho gia. Vì vậy, có lẽ không phải ngẫu nhiên cả ba tác phẩm của Ngô Tất Tố và Chu Thiên đều mở đầu bằng không khí náo nhiệt, thiêng liêng của nghi lễ hoặc của trò chơi.
Việc những sinh hoạt quan trọng của Nho gia gia nhập vào sinh hoạt làng xã, những sự kiện thường nhật hay dịp lễ trọng như việc cười (mừng cưới, mừng nhà mới, mừng thi đỗ, mừng bổ dụng, mừng thăng chức…) việc khóc (tang ma, điếu phúng, giỗ chạp,..) ở thôn quê đều có mặt của chữ nghĩa thánh hiền; việc những nhà nho đáng kính về đức về tài được dân làng hoặc bạn hữu, môn sinh nhờ làm mai mối nhân duyên (Lều chừng) hoặc phõn xử những mõu thuẫn phức tạp trong gia đỡnh, phe giỏp, làng xã… chứng tỏ, trong quá khứ, đã một sự gắn kết chặt chẽ của Nho gia với đời sống tinh thần cộng đồng. Và có thể thấy, nếp sống nho gia trong không gian làng xã qua ngòi bút của Ngô Tất Tố và Chu Thiên là những hình ảnh của đời sống làng quê Việt Nam trước biến cố thực dân phương Tây. Khung cảnh làng xã khép kín với vai trò quan trọng của nhà nho trong hầu hết sinh hoạt tinh thần rất khác với làng xã thắp đèn
hoa kỳ, đèn măng sông, thi thoảng có những bậc Âu học trở về nói dăm ba câu tiếng Tây hoặc vài ba thiếu nữ trở về từ một lần “đi tỉnh” mang theo chiếc áo cài khuy bấm,… như trên báo chí hoặc tác phẩm văn chương đương thời. Hương thôn, như trong Lều chõng, Bút nghiên và Nhà nho khó cất lên tiếng nói đòi cải cách mà Nam phong tạp chí, đặc biệt là Phong hoá yêu cầu.
Tiểu kết
Trong ba tiểu thuyết Bút nghiên, Lều chõng và Nhà nho thì Nhà nho là tác phẩm đi sâu phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của tầng lớp xã hội này nhất. Quan sát những buổi bình văn, ra đối, xử kiện; những chuyến viếng thăm đồng môn cùng tứ thân phụ mẫu; những sinh hoạt lễ tết, hội hè; những giao tiếp thân mật trong gia đình hay giao tiếp lễ nghi ngoài xã hội… ta có thể thấy bức tranh chi tiết và sinh động về lối sống của nhà nho cũng như cốt cách tinh thần của họ.
Luận văn đã khảo sát ứng xử của nhà nho trong 4 mối quan hệ mà các tác phẩm của Ngô Tất Tố và Chu Thiên đã khắc họa, là: đạo học, thầy học và bạn hữu, gia đình, và trong sinh hoạt văn hoá làng xã. Đó không phải là tất cả nhưng là những quan hệ cốt lừi trong quy tắc ứng xử đạo đức của nho gia. Ấn tượng chung mà ba tỏc phẩm để lại là những sắc màu tươi sáng về nếp sống của nhà nho, đặc biệt là ở các tác phẩm của Chu Thiên. Cả hai tác giả đều có những nhân vật mang tính lý tưởng về lối sống Nho gia, như cụ bảng Tiên Kiều trong Lều chõng, quan Án hay ông đồ Tạo trong Nhà nho, họ tạo nên một hình ảnh bề mặt hấp dẫn về đạo đức và ứng xử. Bên cạnh những nhân vật đẹp đó, có những nhân vật “khuyết tật”, nhưng thái độ của hai tác giả có sự khác biệt. Chu Thiên phê phán, trừng phạt những thói tật đó bằng chính những phép tắc của làng nho, và cuối cùng bao giờ cũng khẳng định được phần thắng, lẽ phải thuộc về quy tắc ứng xử đó. Còn Ngô Tất Tố lại có cái nhìn hiện thực hơn về đời sống và vị thế Nho học nói chung, nhà nho nói riêng. Những cảnh huống bi kịch trong Lều chõng vì thế bộc lộ sự sụp đổ bên trong thế giới tinh thần của chính các nhà nho.