Trường thi Nho học qua phục dựng của Ngô Tất Tố và Chu Thiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh nho học trong sáng tác của ngô tất tố (lều chõng) và chu thiên (bút nghiên, nhà nho) (Trang 47 - 64)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3. Trường thi Nho học qua phục dựng của Ngô Tất Tố và Chu Thiên

Phan Huy Chú đã viết trong Lịch triều hiến chương loại chí: "Xem việc thi cử hay hay dở thì biết nước thịnh hay suy" [46]. Nhìn lại lịch sử giáo dục và khoa bảng Việt Nam, có thể thấy, mặc dù học tập và thi cử là hai yếu tố gắn liền nhau, chi phối nhau chặt chẽ, song xét về phương diện tổ chức và quản lý nhà nước thì vấn đề khoa bảng được chú trọng hơn hẳn. Các triều đại khi ban hành quy định nhà nước về giáo dục đều thiên về thi cử tuyển chọn nhân tài (ban hành điều luật về nội dung, hình thức, quy tắc trường thi); cải cách giáo dục thực chất là cải cách thi cử, lịch sử giáo dục gần như tương đồng với lịch sử khoa bảng, tài liệu về giáo dục phong kiến Việt Nam cũng đề cập đến vấn đề ứng thí là chủ yếu. Sử sách bàn đến sự đóng góp của một triều đại, một ông vua đối với nền giáo dục thường đề cập đến việc triều đình ấy, ông vua ấy đã thay đổi hình thức thi cử ra sao, phương cách tuyển chọn nhân tài có gì khác biệt…

Có thể nói, ba tác phẩm Bút nghiên, Lều chõngNhà nho là ba miêu tả sinh động và chi tiết về khoa cử phong kiến Việt Nam. Nét khác biệt giữa Ngô Tất Tố và Chu Thiờn trong thỏi độ đối với khoa cử nước nhà hay nghệ thuật tự sự cũng bộc lộ rừ rệt nhất ở những trường đoạn tả cảnh thi cử này.

2.3.1. Các vòng thi và nội dung thi

Thông thường, sau khi học xong chương trình sơ tập, tiểu tập, đã có chút ít tự tin về chữ nghĩa, học trò có thể thử sức với những kỳ thi văn trong lễ hội tổ chức tại làng quê. Ở những làng trọng chữ nghĩa, việc mở cuộc thi văn nhân dịp làng vào đám được coi là hành thức cao nhã thể hiện tầm đất học. Cuộc thi thi văn ở làng Mỹ Lương (Bút nghiên) gồm một bài phú đắc, một câu đối và một bài văn sách. Phần thưởng tính bằng hiện vật: giải Nhất năm quan tiền, hai trăm giấy, hai ngọn bút ô long với một thoi mực tàu; giải Nhì hai quan tiền, một trăm giấy, một ngọn bút ô long, một thoi mực…

Việc thi thố ở đám hội cốt để học trò rèn luyện “ra chỗ công chúng cho quen đi” và

“may ra được phần thưởng càng thêm phấn khởi” [56, tr.98]. Trường thi vì thế mà khá

giản đơn: “là một cái nhà gianh rất to, cột bương mới, làm trên một cánh đồng mạ rất rộng. Chung quanh đắp một con đường vòng để công chúng đón xem (…). Ở giữa kê một cái bàn và đôi trường kỷ để dành cho các quan chấm trường. Dưới đất chiếu giải càn lan cho những người dự thi ngồi” [56, tr.105]. Giám khảo thường là những nho sĩ đỗ đạt ở địa phương như các ông Cử, ông Kép. Cuộc thi diễn ra trong sự quan sát, bình phẩm của dân làng. Không khí hội hè xen lẫn vào không khí thi cử khiến sự căng thẳng của thí sinh có phần được giải tỏa.

Thi Khảo

Là hình thức thi hàng năm của các các quan tỉnh mở ra để khuyến khích học trò.

Vì trọng việc học nên dù không phải cuộc thi bắt buộc cấp nhà nước nhưng người đỗ trong kỳ thi này vẫn được miễn trừ phu phen tạp dịch. Có làng còn khuyến khích bằng cách trừ sưu thuế hay cấp học điền cho người trúng khảo “để khích lệ cho dân nhiều người đi học, mong kéo được cái cử nhân hay tú tài về làng hưởng lấy chút thơm lây”.

[56, tr.207].

Thi Hạch

Là cuộc thi chính thức đầu tiên có ý nghĩa quốc gia nhằm chọn người đủ tiêu chuẩn thi Hương. Kỳ thi hạch do quan Đốc học mỗi tỉnh chỉ định lấy. Cách thức thi hạch khó hơn thi khảo và tương tự như thi Hương. Hai điểm khác nhau dễ nhìn thấy nhất giữa thi hạch và thi khảo là ở kỳ hạch, giám khảo đã áp dụng luật “rọc phách” để đảm bảo cụng bằng, thớ sinh cũng bắt đầu hành trỡnh “lều chừng” thực sự với dụng cụ bắt buộc mang đi thi là lều và chừng được chuẩn bị chu đỏo từ nhà: “một tấm bỡa to hơn cỏi chiếu phết bằng cây, hai mép viền vải để căng, che mưa gió. Bốn cái khung bằng tre mật vót rất nhẵn nhụi để cắm xuống bốn con cỏ đúng bỏm ở mỗi bờn thành chừng. Mỗi khung lại cú ba cỏi ống tre luồn vào để uốn cong cho dễ… Cỏi chừng tre thanh thấu nhẹ nhừm vừa một người nằm để cậu thí sinh nằm đấy mà viết bài”.[56, tr.225].

Không chỉ có ý nghĩa đua tài, thi hạch là bậc thang không thể thiếu trên con đường khoa cử bởi nếu hỏng kỳ này đồng nghĩa với việc dừng chân trước kỳ thi Hương, phải chờ 3 năm mới đến cuộc thi Hương tiếp theo mà “hạch” lại.

Thi Hương, thi Hội, thi Đình

Dưới triều Nguyễn, thể lệ thi cử tuy có thêm bớt ít nhiều so với lề lối của các vương triều khác nhưng về cơ bản vẫn theo y đường lối cũ: cứ ba năm một kỳ thi Hương, năm sau thi Hương là thi Hội và thi Đình. Thi Hương mở vào những năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Thi Hội và thi Đình nhằm năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Bên cạnh đó, còn có khoa đặc biệt gọi là “Ân khoa” khi triều đình có niềm vui lớn (nhà vua lên ngôi, khánh thọ Thái Hậu, sinh Thái Tử…). Mô tả của Chu Thiên, Ngô Tất Tố trong Bút nghiênLều chõng về cách thức thi Hương, thi Hội, thi Đình cũng trùng hợp với các tài liệu lịch sử như Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ.

* Thi Hương gồm ba vòng (người xưa gọi tam trường): trường nhất, trường nhì, trường ba và một vòng phúc hạch. Trong ba vòng thi thì phúc hạch là vòng quan trọng nhất, lại phức tạp, nhiêu khê về cách lấy người. Sau ba kỳ đầu, ai có “bình ngoại” thì được dự thi phúc hạch. Ngô Tất Tố lí giải: Bình ngoại là điểm “bình” trở lên do các quan Ngoại trường phê chuẩn, sau 3 vòng chấm nội trường. Người nào đã lọt ba kỳ đệ nhất, đệ nhị, đệ tam ít nhất phải có một kỳ có dấu ngoại trường phê cho chữ

“bình” trở lên thì mới được vào phúc hạch. Nếu trong ba kỳ, không được ngoại trường phê “bình” bao giờ, thì đủ các dấu nội trường phê “ưu” cả cũng không được dự đến kỳ thứ tư.

Nội dung thi bao gồm kinh nghĩa (tức các sách tứ thư, ngũ kinh của Nho giáo), chiếu biểu (tức soạn thảo các văn bản hành chính như chiếu, biểu, sớ, dụ...), thơ phú (sáng tác theo chủ đề của đề thi), văn sách (tương tự như thi tự luận).

Vòng thi kinh nghĩa chỉ cần thuộc lòng tứ thư, ngũ kinh và trình bày cho đúng ý

của người xưa. Vòng thi chiếu biểu phải thuộc hàng trăm bài loại này rồi chắt lọc tinh hoa để viết thành bài thi. Dễ làm và khó đỗ nhất là kỳ thi thơ phú. Dễ vì suốt cả ngày chỉ cần sáng tác một bài thơ tối đa 16 câu và một bài phú tám câu, nhưng cái khó là phải hay, mà sự hay dở lại vô cùng. Vòng bốn thi văn sách thì tự do trình bày theo kiến giải riêng của mình, tương tự như thi tự luận ngày nay. Bài văn sách gồm cổ văn và kim văn. Phần cổ văn nói về các điển tích đã học ở ngữ kinh, tứ thư, sử “cứ việc nhớ lại và thích ra một ít”; phần kim văn hỏi đến tình tình bây giờ đem so với ngày trước như thế nào. Cái mẹo làm mà ông Nghè dặn học trò là: “điều cần thiết là cứ khen thời này thái bình sung sướng quân minh thần lương…còn dở hay ở đời mình kệ xác đừng

động đến”. Muốn qua được các vòng thi này, không những phải làu thông kinh sử mà còn phải biết vận dụng sở học của mình để trình bày những kiến giải mới lạ.

Qua 4 vòng thi Hương, có người được tính Tú tài, có người đỗ Cử nhân, “cứ một cử nhân thì ba tú tài” [56, tr.255]. Lễ yết bảng, xướng danh Cử nhân được tổ chức trang trọng. Mấy chục ông Cử tân khoa lần lượt được gọi tên, phát mũ áo, làm lễ ra mắt các quan chủ khảo. Song thủ tục rườm rà đến mức, cứ chừng một giờ, trong rạp mới có thêm một ông cử. Vân Hạc đỗ đầu, vào trình diện từ sáng sớm, vậy mà đến khi Đốc Cung – cử nhân đệ bát được gọi đến thì mặt trời ở mái Thập đạo đã “nhòm xuống, ánh nắng xuyên qua lỗ cót, khoang khua in vào mặt chiếu” [50, tr.140]. Sau lễ xướng danh, cử nhân còn được làm lễ tạ ân và dự yến tiệc vua ban, niềm vinh dự suốt đời khó có thể quên của những người theo đuổi con đường khoa bảng.

* Thi Hội tổ chức ở kinh đụ, nờn hành trỡnh lều chừng của sĩ tử Bắc Kỳ hay Gia Định là gian nan hết đỗi. Vân Hạc, Đốc Cung mất một tháng mười ngày lầm lũi vào Huế, trải qua bao hiểm nguy ngủ cây nằm bãi, đến nỗi họ phải ân hận thở than: “Nghĩ đến lỳc như thế này, thỡ dẫu đi thi đỗ đến ngọc hoàng thượng đế cũng khụng bừ cụng, đừng nói đến đỗ tiến sĩ” [50, tr.146]. Ngô Tất Tố đầy dụng ý khi khắc họa ấn tượng những khổ sở trên hành trình khoa cử. Nó sẽ là sự kết nối với luồng tư tưởng muốn đoạn tuyệt với chế độ cũ mà ụng thể hiện mỗi ngày một rừ khi truyện kết thỳc.

So với thi Hương, thi Hội có một số thay đổi. Dễ nhìn thấy nhất là việc sĩ tử khụng phải mang theo lều chừng kềnh càng nữa. Trong trường đó làm những nhà con sẵn sàng, nền cao tử tế, cú kỷ viết. Ở vi nào, người ta đó yết rừ ra đấy, chỉ việc mang ống quyển vào thôi. Ở kỳ thi này, sĩ tử được gọi là cống sĩ, với 5 vòng thi. Cách thức làm bài và trường quy thi Hội không khác mấy với thi Hương, chỉ khác là phạm quy thì bị tội nặng hơn.

Thi Hội không có truyền lô (xướng danh) nhưng lễ yết bảng (công bố kết quả) rất long trọng: “Lọng tán che san sát, cờ bay phất phới, gương tuốt sáng phản chiếu những tia nắng chói lọi. Cờ Mao tiết cắm bên hương án mềm mại bay dưới bốn lá lọng vàng” [56, tr.313]. Bảng chính ghi tên những người đạt hạng trúng cách, bảng thứ ghi tên người hạng thứ trúng cách. Đỗ kỳ thi cuối, cống sĩ “chỉ còn có việc sửa soạn vào

thi Đình liền ngay mấy hôm sau, mà mong cướp lấy danh ông Bảng, ông Thám, ông Hoàng và ông Nghè” [56, tr.308].

* Thi Đình thực chất là cuộc phúc tra cuối cùng nhằm thẩm định và xếp hạng các tân tiến sĩ. Chỉ những người trúng cách mới được tiếp tục tham gia thi Đình, tổ chức trong cung đình, do đích thân nhà vua ra đề và là người chấm thi cuối cùng. Thi Đình chỉ tổ chức trong một ngày. Thí sinh được triệu tập vào hẳn trong điện để làm bài. Bài thi làm theo lối văn sách: một phần cổ văn hỏi về sự nghiệp các bậc đế vương thuở trước và những cuộc bĩ thái biến chuyển của các thời đại, các tai nạn lớn xảy ra và cách thức ngăn ngừa; một phần kim văn hỏi về công việc nhà vua đã làm hoặc hiện làm, những phương pháo làm cho nước thịnh dân giàu. Như vậy, về nội dung, thi Đình hướng về vấn đề chính sự bởi những người đã vào đến cuộc thi này đều có cơ hội được bổ dụng vào những vị trí quan trọng.

Về hình thức, trong kỳ thi Đình, quyển thi và quyển nháp đều do bộ Lễ cấp, có rọc phách cẩn thận. Thí sinh vào điện thi cũng không cần mang theo gì hết bởi bút, mực, giấy, đồ ăn đều đượcvua ban. Cảnh binh lính mang đồ ăn, đồ uống cho sĩ tử thi Đình được Chu Thiên và Ngô Tất Tố miêu tả sinh động:

“Thình lình thấy cửa phòng hé mở, rồi một viên quan, chàng không biết là quan gì, chạy vào truyền chàng ra quỳ ở trước sân điện. Thì ra nhà vua ban nước và bánh cho các cống sĩ điểm tâm. Những món đặc ân hiện đã đặt trên hương án kê ở dưới thềm, sau khi một viên quan khác lĩnh các món đó giao cho các cống sĩ chuyển cho người lính tuần sát đem vào trong phòng, ai nấy đều phải tạ ân năm lễ rồi mới trở vào ăn bánh, uống nước” [50, tr.148]

“Tâm đương nháp thì lính thị vệ đã bưng trà ra cho chàng giải khát. Một cái ấm Thế đức mầu gan gà, một cái chén bạc trạm rồng quấn chung quanh, đặt lên một chiếc đĩa cũng bằng bạc, vừa để xuống với tiếng mời của lính thị vệ:

- Thánh thượng ban trà cho quý sĩ”

[56, tr.322-325]

Đồ ăn thức uống vua ban toàn những thứ “ngon lạ mà dân gian không bao giờ có”, nên thưởng xong, sĩ tử lại được gói ghém mang về cho người thân bởi “theo lệ,

ngày thi là ngày nhà vua thù tiếp các thi sĩ, cái gì vua ban ra đều là sở hữu của các sĩ tử cả” [56, tr.325].

Sau khi vua chấm bài thì học vị của các sĩ tử được ghi trên bảng vàng - là sự vinh hiển tột đỉnh. Các tiến sĩ có tên niêm yết trên bảng vàng sẽ được ban yến tiệc trong cung, được bệ kiến hoàng thượng, được thăm hoa ở vườn ngự, danh giá nhất là được khắc tên vào bia đá đặt ở Văn miếu để lưu danh mãi mãi.

2.3.2. Quy tắc thi cử

2.3.2.1. Quy định đối với người dự thi

* Về tuổi tác

Giáo dục Nho giáo thời phong kiến khích lệ ý chí học hành đối với mọi lứa tuổi. Do vậy, tuổi tác không trở thành vật cản cho khát vọng đi thi để lập thân, thành danh. Cậu bộ hơn chục tuổi lều chừng chưa vỏc nổi đi thi cựng đàn anh khiến người ta trầm trồ, mà cụ ông tám, chín mươi dò dẫm đến trường thi ganh tài với trai tráng đáng tuổi cháu chắt cũng không lấy đó làm xấu hổ. Người bé thì được ngợi ca “tỏ lòng kính phục khen lao một cậu bé dúm tuổi đã nghiễm nhiên ngồi cùng chiếu với những người tóc điểm hoa dâm”, “mười ba tuổi đã làm nổi văn bài trường thi thì cũng na ná thần đồng” [56, tr.107]. Người già cả cũng thường được quan tâm, giúp đỡ, dù cho ai nấy đều nhìn những sĩ tử già cả như thế bằng con mắt thương hại hơn là cảm phục: “Một ông cụ già đầu bạc, râu bạc đương nằm chỏng gọng trên đường, cuộn áo lều gác chéo giữa cổ, chiếc chòng tre và cái tráp sơn đè xấp, đè ngửa trên bụng. (…) Cả bọn vội vàng chạy lại, kẻ nhắc lều chừng, người nõng ụng cụ trở dạy. ễng cụ chỉ run cầm cập, mặt mũi xám ngắt, không thể nói được một câu nào.

Vân Hạc vừa dắt ông cụ vừa lẩm bẩm:

- Khốn nạn! Bấy nhiêu tuổi đầu, còn thi với cử làm gì cho khổ thế này?”

[50, tr.66]

Trong trường thi, chuyện cha con, ông cháu, cậu cháu (như Nguyễn Đức Tâm và ông đồ Tri) cùng ngồi làm bài không phải là chuyện lạ. Việc thầy trò, phu tử cùng đỗ đạt một khóa lại càng đáng ngưỡng mộ. Lệ thi Nho học không có ưu ái dành cho sĩ tử dựa vào tuổi tác, nên có tình tiết một cụ ông phạm lỗi “ngoại hàm”, đứng khóc mếu

trong nhà Thập đạo, xin anh lính chiếu cố cho thân già mà mở thùng niêm phong nhận bài kẻo sức già không thể chờ được khoa tiếp, nhưng không ai dám động lòng mà dám làm sai luật. Tuy nhiên, chỉ qua cách miêu tả những quy tắc liên quan đến tuổi tác, ta cũng có thể thấy nét khác biệt trong thái độ của Ngô Tất Tố và Chu Thiên. Trong khi Chu Thiên có ý ngợi ca chí hướng học hành dài lâu của các “lão thí sinh” thì Ngô Tất Tố lại nhấn vào sự bẽ bàng, khổ sở của các cụ lão vác thân tàn đi thi thố.

* Về đạo đức và nhân thân

Quy tắc liên quan đến tổi tác rộng mở, tạo điều kiện cho trẻ già đều được ứng thi, làm tăng số lượng thí sinh, tăng cơ hội thử sức đi thi. Trong khi đó, chuẩn mực về đạo đức và nhân thân lại được đề cao hết sức. Nó là cái máy sàng lọc nhân tài trước khi đi vào những vòng thi cuối cùng, nặng nề cho thí sinh, tốn kém cho triều đình.

Trước kỳ thi hương tối thiểu là ba tháng phải tổ chức kỳ khảo khóa để sơ tuyển những người đủ trình độ đi thi. Tuy nhiên, qua được kỳ khảo khóa, muốn dự thi hương phải còn xem xét một số tiêu chí ràng buộc về mặt hành chính mà ta quen gọi là “lý

lịch” trong thi cử. Theo tư liệu lịch sử, nhà Nguyễn quy định rất chi tiết những trường hợp không được dự thi1. Nếu đã đủ các tiêu chí về đạo đức và nhân thân, thì đã vào trường thi là bình đẳng. Trong ba tác phẩm mà luận văn nghiên cứu, các tác giả cùng

1 Đó là: - Đang chịu tang cha hoặc mẹ, hoặc đang chịu tang ông bà nội mà đương sự là người phải lo việc thờ phụng. Những người bất hiếu, bất mục (không hòa thuận với anh em), gian dâm, bạo tàn.

Thân thuộc với những người phạm tội đã bị chém, giảo (thắt cổ), đi đày, sung quân (dù những người này đã được tha về)... thì không được ứng thí. Trường hợp người thân phạm tội nhẹ hơn thì được xem xét.

Thân thuộc với giặc. Điều luật này chia làm bốn khoản quy định từ nặng đến nhẹ và mức độ thân thuộc. Nếu giặc là chánh yếu phạm, tức mang những chức tước cao nhất, không kể đã bị xét xử hay chưa, dù đã chết hay đã ra đầu thú được khoan dung, thì từ con cho đến cháu, chắt cùng những người chịu tang từ chín tháng trở lên (giả định người làm giặc chết đi) đều không được dự thi. Nếu kẻ

chịu án thuộc hàng thứ phạm, chỉ mang chức tước nhỏ thì con, cháu cùng những người chịu tang trong một năm không được dự thi, kể cả khi đã ra đầu thú hoặc lập công chuộc tội được giảm miễn. Nếu là kẻ tòng phạm can tâm theo giặc nhưng không có chức tước hoặc chức tước nhỏ thì con và cháu không được dự thi. Nếu kẻ tòng phạm đã ra đầu thú, lập công chuộc tội đã được giảm án thì cháu được đi thi.

Nếu là kẻ tòng phạm nhưng bị giặc ức hiếp phải theo chẳng có chức tước gì thì con không được đi thi nhưng cháu trở xuống đều được đi thi.

Người theo tả đạo (đạo Thiên Chúa) bị cấm dự thi, nhưng ra khỏi đạo thì cho dự thi. Phụ nữ bị cấm không được dự thi. [46]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh nho học trong sáng tác của ngô tất tố (lều chõng) và chu thiên (bút nghiên, nhà nho) (Trang 47 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)