Nhà nho với đạo học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh nho học trong sáng tác của ngô tất tố (lều chõng) và chu thiên (bút nghiên, nhà nho) (Trang 64 - 71)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nhà nho với đạo học

Ngậm ngùi cho vận hạn của nhà nho những năm đầu thế kỷ XX, Nguyễn Bá Trác (1881-1945) – một môn sinh cửa Khổng sân Trình từng chọn con đường duy tân – đã viết Mấy lời trung cáo với các bạn nhà Nho chỉ ra thân phận của họ “ngày nay đã thuộc về thời kỳ trở về già sắp sửa hết duyên, lại còn cắm sào đợi ai nữa?” (nguyên văn chữ Hán, Nguyễn Đôn Phục dịch sang quốc ngữ, đăng trên Nam Phong tạp chí số

51, tháng 9 năm 1921, tr.192); ông còn ông ví tình cảnh của họ lúc này tựa “một sợi tơ mành vắt ngang trời đất” hay “một sợi tóc rong với quả chì” (bài đã dẫn, tr.198). Đây rừ ràng là những hỡnh ảnh thực nhưng khỏc rất xa với hỡnh ảnh vốn cú trước đú. Sinh lộ của một nhà nho vốn được khuôn trong trật tự “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Họ chủ trương “dụng tắc hành, xả tắc tàng” (được [quân vương] trọng dụng thì ra thi thố tài năng, bị phế bỏ thì giấu nó đi). Chính vì vậy, trong những ngày tháng ẩn dật gian nan và mờ mịt tương lai, Nguyễn Trãi vẫn khẳng định:

Bui có một niềm chăng nỡ trễ, Đạo làm con liễn đạo làm tôi.

(Ngôn chí, Quốc âm thi tập) Có thể thấy, lý tưởng của nhà nho là nhập thế để “trí quân, trạch dân”. Họ có bổn phận làm sáng đạo thánh hiền, theo nhiều cách, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.

“Họ lo gìn giữ, trau dồi (lý tưởng sống đó) thành một thứ báu vật của riêng mình, nhà vua dùng thì đem thi thố với đời, nhà vua không dùng thì cất giấu đi để vui với mình.

Muốn đem đạo đức ra thi hành thì chỉ có con đường là làm quan, cho nên “làm quan là vì nghĩa”, là để hành đạo, để thực hiện lý tưởng đưa vua làm Nghiêu, Thuấn, đem ân trạch rưới khắp nhân dân” [27, tr.89]. Như vậy, làm sáng đạo học có thể hiểu là đảm nhận tốt vai trò cầu nối giữa vua và dân. Đây là bổn phận hàng đầu của Nho gia.

Nho giáo, Nho học không đơn thuần là một hệ tư tưởng, một con đường tiến thân lập nghiệp mà trước hết là tôn chỉ đạo đức và là một thứ tôn giáo có sức mạnh định hướng tư tưởng mạnh mẽ. Chính vì vậy, hầu hết môn sinh được nhập môn bằng một nghi lễ là lễ tế Khổng Tử – nghi thức này gắn người đi học với Nho học ngay từ đầu theo cách hết sức thiêng liêng. Trong dân gian, Nho học được gọi là “đạo thánh hiền”, là

“chữ thánh câu thần”… cũng là biểu hiện của tâm thức thiêng hoá Nho giáo, Nho học.

Cảnh tế văn chỉ mùa thu của làng Thịnh Hậu được miêu tả tường tận trong cả Chương II của Nhà nho cho thấy sự trọng thị đạo thánh không chỉ ở trong môn đồ mà đã lan ra rộng trong dân chúng, trở thành tâm thức chung của cả cộng đồng: “ngoài các người có chân trong hội Tư văn, tất cả dân làng đã lục tục kéo ra, từng bọn một, từng bọn một, lố nhố trên thảm ruộng xanh rì” [57, tr.27]. Và việc tu sửa văn chỉ – nơi thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền – cũng được mô tả thành một cảnh trí mang đầy tính thiêng:

“Từ khi ông Nghè Nguyễn Đức Tâm mà người ta vẫn gọi tôn là quan Hoàng Giáp Nguyễn – đỗ khai khoa cho làng và cả vùng cả hạt ấy nữa, lòng mộ đạo lại càng tràn ngập thấm thía tất cả mọi người từ cao đến thấp, từ già đến trẻ. Nên văn chỉ rất được mọi người tôn kính, và việc sửa sang, tế lễ ở đấy, ai ai cũng tự coi như là bổn phận thiêng liêng… Khách phương xa đến trông thấy cảnh trí u nhã và trang nghiêm của nơi tôn thờ Nho đạo, tất biết ngay dân làng này là một dân hiếu học.”

[57, tr.24]

Dịp Tết nguyên đán – mở đầu một năm, học trò theo tục hội ngộ Tết thầy vào ngày mùng Ba, cùng lắng nghe lời chúc, cũng là lời răn về phẩm hạnh của kẻ theo nghiệp bút nghiên. Ở đó, lòng mộ đạo, giữ đạo được nhấn mạnh đầu tiên:

“Ta chúc tất cả các anh ai cũng giữ được cái chí và cái đức. Người đỗ rồi phải biết làm sáng cái đạo Thánh và chính lòng người. Kẻ chưa có duyên với trường ốc phải biết phấn chí học hành và cố noi giữ lấy đạo tu tề trị bình… Tóm lại, ai ai cũng phải giữ khí tiết nhà nho, đừng mảy may điều gì trái đạo, nhục cả cho sĩ lâm…”

[57, tr.164]

Họ tự gánh lấy trách nhiệm duy trì đạo Thánh “Thời bây giờ, anh em mình mà không đứng ra cùng duy trì đạo Thánh thì còn trông vào ai được” [57, tr.91]. Nguyên tắc ấy khiến họ coi thường khinh miệt kẻ vô liêm, làm ô uế đạo Thánh:

“Ngài chỉ ngao ngán sao trong làng Nho đều là người có học sách Thánh hiền, có đỗ đạt, được triều đình tin cậy mà lại còn nảy ra hạng người tiểu nhân đến thế, bạc ác đến thế. Ngài hầm hầm tự gắt một mình:

- Thật là nhục nhã cho nhà nho! Thật là nhục nhã cho nhà nho! Thế cũng đòi là đọc sách thánh hiền! Đồ khuyển nho Nguyễn Đình Bảo”.

[57, tr.129]

Tâm lý trọng đạo, giữ đạo khiến quan Hoàng Giáp trước lúc lâm chung vẫn canh cánh dặn học trò:

“Các anh ạ! Thầy chết!… mà thầy mừng thấy các anh ra người cả. Thầy mong và thầy chúc cho các anh… kẻ xuất cũng như kẻ xử… sẽ giữ tròn tiết tháo… làm sáng đạo Thánh và rạng rỡ cho nhà nho”.

[57, tr.265]

Và lời cuối cùng vị quan thanh liêm này để lại cho đời cũng là: “… Hiền lành…

làm sáng đạo Thánh, hợp đạo Trời!” [57, tr.270].

Sống với đạo, chết giữ đạo là xu hướng tư tưởng truyền thống, chính thống;

hiện hữu trong tâm thức của cả nhà nho nhập thế lẫn nhà nho ẩn dật. Nó cũng là mẫu hình lý tưởng của tầng lớp này trong suốt hành trình lịch sử của Nho giáo ở Việt Nam.

Ta hãy xem các môn sinh Khổng học trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Chu Thiên làm những gì để tạo ra được một không khí trọng thị đạo thánh hiền như vậy. Trong ba tác phẩm của Ngô Tất Tố và Chu Thiên, độc giả vẫn còn “nghe” và “nhìn” thấy những lý tưởng đó nhưng tập trung ở hai hoàn cảnh: làm quan và sống tại quê nhà.

Thời gian tại nhiệm của Hoàng giáp Nguyễn Đức Tâm (Nhà nho) không dài, với chức Án sát chuyên lo xử lý các vụ kiện tụng. Được Chu Thiên xây dựng thành nhân vật lý tưởng, quan Án đã khiến tội phạm và những người xung quanh tâm phục khẩu phục khi quyết án rằng tội nhân chính là kẻ đâm đơn kiện trong vụ án hiếp dâm, đã dựng chuyện để mưu cướp tài sản của dân thường (Phần thứ nhất, chương VII). Tiếng tăm quan Án tài trí hơn người, quyết đoán như thần, công minh chính trực từ đó lan rộng, khiến môn sinh và dân làng càng tin ngài là bậc “tiêu biểu cho sỹ lâm và triều đình”.

Trở về quê nhà lúc hưu quan, Hoàng giáp làng Thịnh Hậu (Nguyễn Đức Tâm, Nhà nho) “chỉ để tâm đến việc dạy học, truyền rộng đạo Thánh”. Thực tế, làng xã là môi trường sống chủ yếu của nhà nho, kể cả đậu đạt hay không đậu đạt. Chính ở không gian này, nhà nho thể hiện cụ thể nhất thái độ của mình với đạo học. Ở không gian đó, đạo thánh được nhà nho tô sáng và duy trì việc giữ minh thanh liêm, dạy học, chữa bệnh cứu người, hoặc tham gia vào việc làng như một bậc “tiên chỉ”. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi đi sâu vào vấn đề giữ mình thanh liêm của nhà nho trong cuộc sống làng quê.

“Nho gia thanh bạch! Con nhà đọc sách chỉ quý hồ ăn đủ no, mặc đủ ấm, nhà để ở, còn tâm để mà lo đạo. Nay tôi ở nhà to tát, sang trọng thế này, nhà ngang dãy dọc liên chỉ, vườn cau ao cá đề huề, kể thật là trái đạo thường của nhà nho” [57, tr.126].

Có thể thấy, nhà nho truyền thống lấy lối sống thanh bần làm thước đo đạo đức, cái nghèo bỗng nhiên trở thành một “tiêu chuẩn” của người theo đạo thánh, ngược lại, cơ ngơi đề huề, tiền bạc dư dả là cái cớ để người trong đạo sinh lòng nghi hoặc cốt cách thanh liêm: “Còn tiền thì tôi thiết nghĩ, bạn hữu ra quan làm quan, những mong cho bạn thanh liêm. Đã thanh liêm thì nuôi gia đình cũng chưa xong, làm gì có dư dật. Nay nhận tiền của quan Án tức là vô tình xui ngài lấy của bá gia thiên hạ mà giúp anh em.

Tức là bảo ngài đừng thanh liêm nữa” [57, tr.85]. Lời giãi bày của ông đồ Tạo làng Từ ễ cho thấy rừ cỏi khớ khỏi của kẻ sĩ bấy giờ, họ quan niệm, sống thanh bần giữ sự trong sạch là cách bảo vệ đạo, giống như Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về “cái dại” của kẻ

cư nhàn thanh sạch thuở nào:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn lao xao Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Vì vậy, trong con mắt của quan Án Nguyễn Đức Tâm, thầy đồ Tạo là người

“nghèo lắm, nhưng rất thanh cao, không phiền luỵ ai bao giờ và lại ghét những điều ám muội”

[57, tr.75].

Lý giải cái thanh bần của đạo Nho, Nguyễn Thị Chân Quỳnh cho rằng: Nho học chủ trương lập đức là chính, học đạo để thành người quân tử. Lúc đầu chữ "quân tử"

trỏ vào đám quý tộc cầm quyền chính, sau Khổng Tử cho rằng chỉ những người có đức hạnh mới xứng đáng cầm quyền, nên người quân tử cũng trỏ vào những người có đức hạnh. Nhà nho sở dĩ trọng sự thanh bạch cũng vì tin rằng cái nghèo luyện cho ta bớt kiêu căng, bớt xa xỉ, bớt lười biếng, tóm lại là gây nhân cách cho con người. Một ông quan nghèo chắc chắn là một ông quan thanh liêm, không tham nhũng cho nên mới

nghèo (Paul Doumer chép trong Hồi Ký rằng Phan Thanh Giản làm quan to mà lúc chết vẫn chỉ có một túp nhà tranh đơn sơ) [46].

Như vậy, nhà nho trong tác phẩm của Ngô Tất Tố và Chu Thiên là những người không xa rời quan niệm và lối sống chung của nhà nho là thanh liêm nhưng “an lạc”

với cảnh nghèo thì đã không còn là tâm thế của tất cả các thành viên. Trong các tác phẩm của Chu Thiên ta bắt gặp luồng tư tưởng thứ hai, mới mẻ hơn, phóng khoáng hơn. Ở đó, các nhân vật bắt đầu tìm thấy con đường mới, không khuôn chặt vào những mực thước truyền thống. Đáng kể nhất là câu chuyện lập nghiệp của ông Kép làng Thụy Lôi. Vốn cũng từng theo nghiệp bút nghiên, đi thi hai bận, đã đỗ Tú tài nền mới có hiệu là “ông Kép”, tuy vậy, chỉ bởi tự ái với cái tiếng “Học trò dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm” mà ông quyết về quê làm ruộng, đợi tích góp kha khá mới lại ứng thí.

Chẳng ngờ con người có tự trọng, có quyết tâm ấy đã cặm cụi làm lụng, rồi kết hợp buôn bán, lại gặp may mắn nên có của ăn của để “thóc lúa thừa thãi để cả ra vườn ra ngừ”. Sung tỳc rồi, ụng Kộp làm việc thiện cho làng “Tụi bắc cầu, xõy quỏn, tụi lập một cái kho “nghĩa thường” ở đầu đình, năm đầu tôi cúng cả một kho thóc đầy để lúc đói kém cho dân vay [57, tr.191]. Ông Kép Thụy Lôi để lại cho anh khóa Tuấn sự khâm phục cũng như những trăn trở về chí hướng nam nhi: nó đâu phải chỉ bằng con đường lều chừng. Lời tõm sự của ụng cũng minh họa cho một khuynh hướng mới trong tư tưởng của một bộ phận nhà nho chính thống bấy giờ về giá trị đích thực của đạo Nho trong đời sống cũng như trách nhiệm của kẻ sĩ trong thiên hạ:

“Ngày xưa nho sĩ đều tự cấy lấy mà ăn, chín người cấy nuôi mười người ngồi ăn. Ngày nay, một người cày nuôi mười người ngồi ăn, kẻ sĩ chỉ mải nghĩ ngâm thơ ngâm phú và mong trị nước dạy dân cả nên thế gian mới có câu chê: “Nhất sĩ nhì nông hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ”. Tôi cũng là nho sĩ, nhà tôi anh em đều là kẻ sĩ cả.

Tôi phá cách cho người thường biết “sĩ khả bách vi” làm thầy làm thợ đều được cả”.

[57, tr.192]

Đõy rừ ràng là một kiểu làm sỏng đạo học độc đỏo ở Việt Nam lỳc đú, và cú lẽ đó chịu ảnh hưởng của tư trào duy tân những năm cuối thế kỷ XIX của vùng Đông Á. Một kiểu khẳng định “sĩ khả bách vi” khác được thể hiện quan nhân vật cậu Ấm, con quan Bố Chánh Bắc Ninh với quan niệm: “hạ dân trộm nghĩ mình tài hèn học dốt, nợ bút

nghiên đã trả không xong, mà muốn làm nên công trạng gì cũng cần phải kiếm ra tiền;

không có tiền, tráng sĩ cũng phải khoanh tay… nên hạ dân liền cố chí làm giàu” [57, tr.97]. Trả lời sự phân trần “phi thương bất phú” này, quan Án ngay lập tức khuyến khích: “Thầy nên kinh doanh thật to ra nữa, khuyên bảo nhiều người noi theo cái chí hướng của mình, làm cho nền công nghệ ngày càng tấn phát lên, thì thật là giúp ích cho nước nhà vô cùng” [57, tr.98]. Ứng xử này chứng tỏ nhân vật quan Án – một biểu tượng của vị quan thanh liêm – đã theo lối “chấp kinh tòng quyền”: ông vừa khâm phục những người an bần lạc đạo vừa nhìn ra sự hữu lý và cần thiết của việc làm giàu.

Gần giống ông Kép Thụy Lôi, trong Lều chõng, Ngô Tất Tố cũng xây dựng hình tượng nhân vật Hải Âu không chọn con đường tiến thân bằng khoa cử, dù tư chất tài hoa và thấu hiểu mọi phép tắc trường thi:

“Từ thuở chưa hai mươi tuổi, thầy đã nổi tiếng là tay văn chương có tài. Về sau học lực càng ngày càng tiến, những vị khoa giáp ở xứ Đoài và xứ Bắc đều phục là tay đại nho. Nhưng tính thầy cũng như ông cống ngày xưa chỉ thích khoáng dật, không chịu nổi những sự bó buộc... Cho nên, từ lúc trẻ tuổi, thầy đã quyết không thi cử gì cả.

Quanh năm tứ thời ngoài việc đọc sách, thì giờ của thày chỉ để vun xới hoa cỏ trong vườn. Lúc nào cao hứng, thì thầy cho tìm mấy ông bạn thân đến nhà thưởng hoa, uống rượu, hoặc đi tiêu giao các nơi sơn thủy, hay là vào các ca lâu, tửu quán mua vui.”

[50, tr.87]

Đây là kiểu nhân vật ẩn dật, gần với thuyết vô vi của Lão Trang hơn là nhà nho chính thống.

Tựu chung, có thể thấy thái độ của nho nhân đối với đạo học trong các trác phẩm của Ngô Tất Tố và Chu Thiên căn bản là nhất quán, nhưng đã đa dạng hơn, thái độ sống của họ đan xen giữa đạo và đời. Nhưng so với các tác phẩm của Chu Thiên, trong Lều chõng, nhân vật mang chất đời thường hơn, bởi Ngô Tất Tố không tập trung xây dựng hình tượng những con người “mẫu mực”. Từ đầu đến cuối tác phẩm, Đào Vân Hạc vận lộn trong những kỳ thi, song cái làm chàng đau đáu không phải vấn đề giữ đạo thánh hiền. Mặc dù khi làm bài thi vẫn phải gò mình trong khuôn phép, song tư tưởng của chàng sớm thể hiện ý thức phản biện phép tắc, phong tục người xưa, điều

mà chàng xem là vô lý: “Không hiểu vì sao người ta lại cứ bắt tội trẻ con phải học những sách quái gở?”, “Lễ mãi, khoa nào cũng lễ, hỏng vẫn hoàn hỏng. Quỷ thần có giỳp cho mỡnh đõu, mà cứ phải cỳng cỏc ụng ấy” [50, tr.40]. Trờn hành trỡnh lều chừng gian nan, không ít lần chàng nhận thấy cái vô nghĩa của đời thi cử: “Không biết có sống mà về được không?” [50, tr.145], “Nghĩ đến những lúc như thế này, thì dẫu đi thi đỗ đến ngọc hoàng thượng đế cũng khụng bừ cụng, đừng núi đến tiến sĩ” [50, tr.146].

Đặc biệt, Ngô Tất Tố chủ ý xây dựng hình tượng Đào Vân Hạc mặc dù tài hoa trên trang văn song không mẫu mực trong đời sống hàng ngày. Chàng đã không “giữ đạo”

khi lấy tiền vợ nuôi để đến phố Hàng Lờ nghe đàn hát, vụng trộm cùng mấy cô đào.

Chàng cũng không giữ đạo trong cách nói chuyện đầy mai mỉa đối với bè bạn đồng ngôn, mặc dù trong thâm tâm, Vân Hạc không phải là người hẹp lòng hẹp dạ. Sự khác biệt trong hình tượng nhà nho “không tỳ vết” của quan Hoàng giáp Nguyễn Đức Tâm với anh khóa tài hoa mà ngông nghênh, ngạo đời Đào Vân Hạc cho thấy sự đa dạng trong cái nhìn của chính các tác giả cựu học những năm 1930 về nếp sống nhà nho.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh nho học trong sáng tác của ngô tất tố (lều chõng) và chu thiên (bút nghiên, nhà nho) (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)