Bước sang giai đoạn hai của hành trình học tập, việc học chữ, giải nghĩa đã coi là kỹ năng tất yếu. Học trò theo học đều phải là những người đã tập làm bài văn đối đáp. Ở trường tiểu tập của đồ Tri, “học đã chia ra từng lớp, bài văn lại chia ra từng kỳ: tập làm phú, tập làm văn sách, tập làm thơ” [56, tr.128].
Sau khi thành thạo thơ, phú, văn sách, bắt đầu học đến Kinh nghĩa và Tứ lục. Làm kinh nghĩa là thay lời cổ nhân mà thích rộng một câu trong sách cổ ra thành một bài. Đây là lối “bát cổ” rất thông dụng trong trường thi. Tứ lục lại là lối văn trên bốn dưới sáu hay trên sáu dưới bốn bao gồm chiếu, biểu, chế, sắc.
Để rèn luyện kỹ năng, học trò thường bắt đầu bằng việc nghe giảng giải, đọc các bài mẫu, chép và học thuộc lòng để bắt chước theo. Bài tập về nhà hàng ngày là làm văn để nộp quyển xin chấm. Mỗi kỳ ôn, thầy đồ lại tổ chức bình văn giúp mỗi người nhận ra cái tài của người xưa, cái hay cái dở của mình và bạn học để rút kinh nghiệm. Tầm quan trọng của việc bình văn được quan Nghè Phạm Xá nhấn mạnh: “Văn hay phải biết bình mới được. Không biết bình lấy, để người khác bình nhiều khi người ta làm sai cả cái hay của mình” [56, tr.207]
Như vậy, dừng lại ở lớp tiểu tập, học trò đã nắm được cơ bản hệ thống kinh sách và các kỹ năng viết bài phổ biến để ứng thí.
2.1.3. Chương trình đại tập
Không phải học trò nào cũng đặt chân được vào trường đại tập và không phải ai cũng có ý chí để theo đuổi đến nấc thang ấy. Đã đi học đại tập, mục đích của học trò không phải để mở mang hiểu biết nữa mà đều hướng đến sự thi cử tiến thân. Chương trình đại tập vì vậy mà thiên về mở rộng, ôn luyện các dạng văn bài đã học ở các lớp dưới để đi thi. Lớp học của cụ Nghè Phạm Xá cũng theo lệ ấy: “Mỗi tháng ba kinh nghĩa, hai văn sách, hai thơ phú, hai tứ lục” [56, tr.177]. Tùy theo kỳ thi gần nhất mà
thầy giáo định hướng học ôn cho trúng. Ví dụ, trước kỳ thi Hạch khoa Mão (gọi là thi trường nhất – kỳ thi đầu tiên chọn người dự thi Hương), thầy chú trọng kinh nghĩa bởi: “Kinh nghĩa ở ngay trường nhất là một kỳ khó hơn và cần hơn cả. Mười phần thì trường nhất bị loại đến sáu, bảy phần. Bởi vậy tôi phải thêm kinh nghĩa lên ba kỳ mỗi tháng” [56, tr.188].
Bên cạnh việc ôn tập, ở chương trình đại tập, người ta cũng mở rộng vốn kiến thức cho học trò với những lề lối mà có thể ở trường dưới chưa được học. Bút nghiên
của Chu Thiên kể lại những ngày đầu đồ Tri dẫn trò Nguyễn Đức Tâm đến học quan Nghè Phạm Xá, Tâm được biết đến một lối văn mới mà trước kia, thầy mình chưa từng dạy. Vì ít tuổi, đa nghi nên Tâm đã đem lòng nghi kỵ, cho rằng, một là đồ Tri giấu nghề, hai là đồ Tri nông cạn. Điều đó làm cậu buồn bực mấy ngày, làm tổn thương tình cảm hai thầy trò. Sau đó, đồ Tri phải giải thích cặn kẽ, đưa cả lý do tại sao ở lớp dưới học trò chưa nên học, mới trút đi gánh nặng trong lòng Tâm. Đây là những chi tiết khá sinh động, vừa giúp Chu Thiên thuyết minh về 10 lối làm kinh nghĩa, vừa tạo kịch tính, miêu tả được tâm lý, tính cách nhân vật. Tuy nhiên, lời giảng của đồ Tri trong đoạn này dài dòng, đậm lối liệt kê, không thực sự phù hợp với văn cảnh giao tiếp. Đây là hạn chế chung của Chu Thiên trong cả hai tiểu thuyết mà Ngô Tất Tố đã khắc phục được.
Có thể thấy, về cơ bản, chương trình đại tập lấy sự thi cử làm trọng yếu, nội dung học tập thiên về rèn luyện kỹ năng và sự trưởng thành của học trò được đánh giá bằng những kỳ sát hạch. Trường đại tập là cửa ngõ của những kỳ thi trọng đại.
Những gì được Ngô Tất Tố và Chu Thiên miêu tả trong ba tác phẩm, đặc biệt là trong Bút nghiên đều tương ứng với các nguồn sử liệu về Nho học và phù hợp với đúc kết của các nhà nghiên cứu sau này, như tổng kết của nhà nghiên cứu người Pháp, Poisson Emmanuel trong Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam1. Điều đó chứng tỏ cả hai
1 “Thông thường, một khóa học kéo dài mười năm - “thập niên đăng hỏa” - “mười năm đèn sách”. Thời nhà Nguyễn, chương trình phổ biến gồm 4 cấp học:
- Lớp khai tâm (vỡ lòng) kéo dài 4 năm. Trẻ em được cha mẹ gửi gắm cho một thầy đồ trong làng, thường là những người đã đỗ nhất, nhị trường tại các kỳ thi Hương. Nội dung của lớp khai tâm là học
tác giả đã dùng lối viết chân thực, và chi tiết theo kiểu khảo tả, nhất là Chu Thiên, gần với kiểu biên khảo.
2.2. Lối học Nho giáo trong tác phẩm của Ngô Tất Tố và Chu Thiên
Trong ba tác phẩm của Ngô Tất Tố và Chu Thiên, Bút nghiên và Lều chõng thể hiện rõ nhất nội dung này.
2.2.1. Cách tổ chức học thể hiện qua mô hình trường lớp và quy tắc học.
Mô hình trường lớp: Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu về giáo dục Việt Nam thời thuộc địa (đầu thế kỷ XX), có hai loại trường Nho học: công và tư. Trường công bao gồm các trường cấp huyện (đứng đầu là huấn đạo), phủ (đứng đầu là giáo thụ) và cấp tỉnh (đứng đầu là đốc học). Các trường tư do các thầy đồ đảm nhiệm, thường làng nào ở Bắc Kỳ cũng có [21]. Học sinh có thể học ở trường công hoặc trường tư. Tuy nhiên, trong tác phẩm của Chu Thiên và Ngô Tất Tố, chúng ta chủ yếu thấy mô hình trường tư và là mô hình trường học ở Bắc Kỳ. Trong công trình về văn hoá dân tộc Bản sắc văn hóa Việt Nam, nhà nghiên cứu Phan Ngọc cho biết: “Một gia đình có ăn, nghĩa là không đến nỗi đứt bữa không lo gì hơn là cấp cho con dăm chữ để ít nhất cũng có thể khấn ông bà tổ tiên bằng chữ Hán (…), đọc được gia phả, biết cách ứng xử lễ độ với họ hàng. Nếu người con khá hơn, anh ta có thể làm một chức vụ trong làng xã, khá hơn nữa thì đi thi, nếu đỗ có thể làm quan, không đỗ có thể làm, thầy cúng, thầy thuốc thầy địa lý hay thầy dạy học. Một nhà có máu mặt như vậy thế nào cũng mời một thầy đồ về nhà mình. Người ta gọi là nuôi thầy, tức là cho thầy ăn uống. Anh ta thế nào cũng hợp tác với một số nhà xung quanh gửi con tới học. Đó là
thuộc liên tiếp bốn sách giáo khoa cơ bản của Tàu hay Việt: Tam tự kinh, các sách Sơ học vấn tâm viết dưới dạng câu 4 chữ, Ấu học ngũ ngôn thi viết dưới dạng câu 5 chữ, Minh tâm bảo giám.
- Trường tiểu tập: chia làm nhiều lớp theo các thể loại: thơ, phú, văn sách.
Học sinh tập làm các bài văn ngắn nhưng không bình luận. Có đầu bài rồi học sinh về làm từ ba đến mười hai bài tập mỗi tháng và thầy chữa ngay tại lớp. Chữa xong rồi thầy cho trò nào giỏi hùng biện, có giọng tốt đọc các bài hay nhất cho cả lớp nghe.
- Trường trung tập: Học sinh phải học để nắm vững cách làm các thể loại.Lớp học ở trường trung tập do các bậc tú tài hay cử nhân giảng dạy. Học sinh học xong được gọi là khóa sinh hay thí sinh chuẩn bị đi thi.
mầm mống của một trường tư” [40, tr.240]. Trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố và Chu Thiên độc giả có thể thấy rất nhiều chi tiết về những ngôi trường như vậy.
Theo thứ tự, trước hết trẻ vỡ lòng sau lễ tạ Khổng Tử sẽ vào học trường hoặc lớp của thầy giáo làng. Lớp học có thể mở tại nhà thầy giáo hoặc do một phụ huynh là người có điều kiện đứng ra mở (trường của ông cựu Mẫn, Bút nghiên). Cũng có gia đình thuê gia sư riêng cho con, tạo thành mô hình trường học đặc biệt một thầy dạy hai, ba trò nhỏ (Nhà nho). Sau khi thạo về chữ nghĩa, học trò lần lượt được học trường tiểu tập rồi đến đại tập. Nếu như làng nào cũng có thầy đồ thì vài làng mới có một trường tiểu tập, cả vùng may ra lại có một trường đại tập do một vị danh nho có tiếng đứng lớp. Học trò giỏi thì sẽ tìm đến những trường lớn, theo chân thầy giỏi và thử sức mình với những cuộc ứng thí càng cao.
Trường làng của ông đồ nơi Tâm trong Bút nghiên học vỡ lòng mở tại nhà cựu Mẫn, cựu Lý trưởng: “Nhà trường là một cái nhà gỗ lợp gianh dài năm gian… Gian bên trái kê một cái giường trải chiếu hoa, trên để cái tráp sơn đen bóng, một đĩa son, một ống sứ đựng bút, một cái gối, một cái khay chén, một ấm nước, một cái roi mây dài thườn thượt nằm ngang trên giường: đấy là chỗ ông đồ ngồi. Ở gian bên, một dãy phản kê liền nhau sát tận vách, chạy suốt từ cửa sổ trước đến cửa sổ sau, để cho học trò ngồi” [56, tr.13]. Hình ảnh lớp sơ học của thầy đồ làng trong Bút nghiên có nét giống với lớp học của thầy đồ Nguyễn Khắc Mẫn trong Lều chõng của Ngô Tất Tố: cũng là những cây roi, cái thước, những cậu học trò tóc tơ để chỏm, những bài học đầu đời, những buổi trả bài mà lũ trò nhỏ xúm xít nuốt từng lời thầy giáo như “con ếch nuốt bông hoa mướp” [50, tr.15]. Tuy nhiên, với dụng ý nghệ thuật của mình, Ngô Tất Tố đã dùng biện pháp có phần hài hước: “Sẵn cây roi mây nằm chờ trên án, Khắc Mẫn không kịp phân xử, phạt luôn mỗi cậu mấy roi. Cái roi như cũng thích ra oai với lũ trẻ con, mỗi lần được giáng hạ vào đầu vào cổ hai kẻ bị tội, nó lại kêu một tiếng đánh "vút". Hai cậu bé con so vai, rụt cổ, van như tế sao, vẻ mặt không còn sắc máu” [50, tr.16]. Hình ảnh này khác hẳn với không khí nghiêm trang, mẫu mực của lớp học trong
Thiên cố gắng lý tưởng hóa nghiệp học, trong khi đó, nhà văn họ Ngô lại thẳng thắn chỉ ra nhưng điểm bất cập, những chỗ trái khoáy của lối học này.
Quy tắc học tập: Kỷ luật lớp học được thống nhất giữa thầy giáo và phụ huynh, thầy đồ và nhà chủ. Bên cạnh quy tắc liên quan đến quyền lợi của thầy giáo, hầu hết là các nguyên tắc nhằm rèn rũa ý thức học tập của học trò, duy trì tình cảm và bổn phận trong mối quan hệ thầy trò, đồng môn ngay cả sau khi người học thành đạt. Dưới đây, chúng tôi chỉ đi sâu vào hai quy tắc, đó là quy tắc đánh giá sức học (bình, phê chấm) và thưởng phạt.
Trong quá trình học từ bậc sơ học đến đại tập, khâu phê chấm luôn được đề cao. Thông thường, xen giữa các buổi học mới bao giờ cũng có ngày ôn, buổi học luôn được đánh giá là “náo nhiệt hơn hẳn ngày thường”. Lệ chấm bài áp dụng theo nguyên tắc thống nhất. Đối với các lớp nhỏ, hình ảnh quen thuộc là học trò quây kín bên thầy, ai nấy cầm sách bút, chờ đến lượt mình được phê và hồi hộp nhìn kết quả của người khác: “Đứa cầm sách lách ra, đứa len vào. Như thế quanh giường ông đồ thưa dần, thưa dần cho đến khi chấm hết” [56, tr.67]. Đối với lớp lớn, bên cạnh việc phê trực tiếp còn thực hiện bình văn, nghĩa là dùng lời để tán tụng hoặc phê một câu đối, câu thơ, bài kinh nghĩa… Người ta có thể để học trò tự bình văn của mình, bình văn của đồng môn hoặc thầy giáo đứng ra bình. Bình không chỉ là cách nhận xét mà còn thể hiện năng lực của người học.
Sự phê chấm là một hình thức đánh giá và cũng được xem là công cụ thể khuyến khích hay răn đe người học:
“Cụ nghè Quỳnh Lâm cầm quyển của Đào Vân Hạc chìa hỏi cụ Bảng: - Quyển này chúng tôi đã phê ưu cả, sao bác lại đánh xuống “bình”? Cụ Bảng rẽ ràng đáp:
- “Bình” là phải! Các bác cho ưu cũng khí quá đáng. Vả lại hắn còn ít tuổi, phải cần mài rũa cái tính hiếu thắng. Nếu như kỳ nào cũng ưu, e rằng hắn sẽ coi mình là thành trạng, không chịu học hành, ấy là hại cho hắn”
Cùng với việc nhận xét, hình thức thưởng phạt cũng rất quan trọng đối với học trò, nhất là các trò nhỏ. Trường sơ học, tiểu tập áp dụng cách thưởng bằng hiện vật như ngọn bút, thoi mực hoặc một vài chục giấy. Ở cấp học cao hơn, khi người ta đã ý thức được về danh dự và lòng sĩ diện thì phần thưởng không cần phải là hiện vật nữa. Đôi khi, lời ghi nhận, tán dương của thầy dạy đối với học trò trước mặt môn sinh có ý nghĩa lớn lao không gì đổi được. Nó khiến anh học trò sung sướng mà hăng say học hành cho khỏi phụ sự tin tưởng của thầy, cũng có thể làm cho học trò trong lớp nể phục nhau, hoặc tỵ nạnh nhau.
Hình thức phạt đa dạng và sinh động hơn. Có thể dễ dàng nhận ra rằng học trò đi học bị phạt nhiều hơn là được thưởng. Phạt bằng cách đánh là phổ biến nhất, vì vậy, chiếc roi thành một trong những vật không thể thiếu của nhiều ông thầy. Nó ngay ngắn nằm trên trường kỷ để uốn nắn đám trò nhỏ ngay từ ngày đầu tiên nhập trường. Những bài văn phê liệt luôn đi kèm với roi vọt và người đánh đôi khi không phải ông đồ mà chính là những học trò nhận được điểm “ưu”: “Những roi vọt mỗi lúc một mạnh thêm, một cay ác, một gớm ghê! Bởi vậy đứa nào cũng sợ kỳ ôn mà chăm chăm học lấy được” [56, tr.74].
Ngoài trừng phạt bằng đòn roi, còn có cách phạt bằng cách quét nhà và luồn khố. Đây là những hình thức đánh vào danh dự, khiến học trò xấu hổ mà tự răn mình: “những đứa không thuộc bài bị phạt luồn khố. Một đứa thứ nhất đứng dạng cẳng, ở dây lưng buộc thõng xuống hai quả sung hay hai quả cà. Đứa bị phạt phải ngồi xuống ngẩng mồm đớp hai quả, rồi chui đầu sang bên kia, trong khi đứa thứ nhất vụt mạnh vào lưng và đít hỏi: “Từ rày mày có thuộc bài không”… Thực là nhục nhã, thực là xấu hổ. Đi học mà như vậy thà chết quách đi, học làm gì”.
[56, tr.23]
2.2.2. Lề lối học
Lối học Nho giáo không chỉ biểu hiện ở những yếu tố vật chất hữu hình như mô hình trường lớp, quy tắc học, mà quan trọng hơn, nó biểu hiện ở những yếu tố vô hình,
như quan niệm học và cách dạy của thầy, cách học của trò. Qua ba tác phẩm được nghiên cứu, chúng tôi có thể khái quát một vài đặc trưng của lối học lúc đó như sau:
“Khổ học” vì những sứ mệnh lớn lao
Trong xã hội Việt Nam thời kỳ phong kiến, dưới ảnh hưởng của Nho giáo, việc học được coi trọng. Kẻ sĩ - sản phẩm của Nho học - luôn đứng ở vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng tứ dân: Sĩ – Nông – Công – Thương. Mặt khác, con đường duy nhất mở ra cho người đi học lúc này đậu đạt và tiến thân bằng hoạn lộ. Vì vậy, một trong những yếu tố làm nên phẩm cách một nam nhi chính là chí học hành. Khi mới ra đời, người ta dùng bút, nghiên, cung, kiếm để tiên lượng tương lai đứa trẻ; cậu bé tóc còn để chỏm đã lo chuyện tìm thầy tìm lớp, lớn lên lại lấy sự đỗ đạt, tài thơ phú mà đo mức độ trưởng thành. Người ta tin rằng, học hành là con đường tốt nhất để tiến thân, đem lại cơ hội cho bản thân và mở mày mở mặt cho gia tộc. Chẳng thế mà trước khi cậu bé