Chương 3: TH ỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
3.3.2. Phân tích định lượng
Để có căn cứ đánh giá và với sự góp ý của giáo viên trường THPT, chúng tôi đã tiến hành soạn thảo và tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra với thời gian 45 phút sau khi kết thúc bài học. Bài kiểm tra có tác dụng một lần nữa kiểm định lại những khó khăn, sai lầm của học sinh mà đề tài tìm hiểu trước đó, đồng thời đó là căn cứ để đánh giá năng lực tư duy vật lý, và tính sáng tạo của học sinh (Đề và đáp án bài kiểm tra đã được trình bày ở phần phụ lục).
Cụ thể thông qua điểm kiểm tra giữa học kì 1 lớp 12 và bài kiểm tra sau tiết dạy thực nghiệm đã thu được kết quả như sau
* Kết quả khảo sát trước khi thực hiện
Bảng 3.1. So sánh kết quả khảo sát trước và sau thực nghiệm.
Giỏi Khá TB Yếu - Kém
Nhóm Số
HS SL % SL % SL % SL %
Đối chứng 85 4 5% 63 74% 13 15% 5 6%
Thực nghiệm 91 5 5% 68 75% 12 13% 6 7%
* Kết quả khảo sát sau khi thực hiện đề tài.
Giỏi Khá TB Yếu
Nhóm Số
HS SL % SL % SL % SL %
Đối chứng 85 8 9% 60 71% 9 11% 8 9%
Thực nghiệm 91 15 16% 66 73% 8 9% 2 2%
Qua so sánh đối chứng kết quả thấy tỉ lệ điểm : Khá, Giỏi, Trung bình đều tăng, nhất là điểm Giỏi. Điểm yếu giảm rừ rệt, cụ thể là :
- Đối với lớp thực nghiệm: Giỏi tăng thêm 11%; Khá giảm 2%; Trung bình giảm 4% ; Yếu giảm đi 3%.
- Đối với lớp đối chứng : Giỏi tăng thêm 4% ; Khá giảm 3% ; Trung bình giảm 4% ; Yếu tăng thêm 3%.
Qua số liệu trên cho thấy các em học sinh giỏi đã tăng lên nhiều sau khi học tập bằng phương pháp trên, điều đó cho thấy những học sinh chịu khó tư duy, suy nghĩ sẽ học tập theo phương pháp trên tốt hơn.
Dựa trên kết quả bài kiểm tra và xử lí kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học bằng phần mềm SPSS 16.
* Thống kê kết quả bài kiểm tra :
Sử dụng chức năng thống kê mô tả tần suất (Frequencies) và vẽ đồ thị, kết quả như sau (bảng 3.2 và hình 3.3) :
* Thống kê kết quả bài kiểm tra :
Bảng 3.2. Các tần suất điểm số thực nghiệm sư phạm Tần suất điểm lớp đối chứng
Tần suất Tỷ lệ % % có nghĩa % lũy tích
1 1 1.2 1.2 1.2
2 1 1.2 1.2 2.4
3 3 3.5 3.5 5.9
4 3 3.5 3.5 9.4
5 1 1.2 1.2 10.6
6 8 9.4 9.4 20.0
7 2 2.4 2.4 22.4
8 59 69.4 69.4 91.8
9 7 8.2 8.2 100.0
Giá trị
Tổng 85 100.0 100.0
Tần suất điểm lớp thực nghiệm
Tần suất Tỷ lệ % % có nghĩa % lũy tích
2 1 1.1 1.1 1.1
3 1 1.1 1.1 2.2
4 2 2.2 2.2 4.4
5 2 2.2 2.2 6.6
6 13 14.3 14.3 20.9
7 2 2.2 2.2 23.1
8 65 71.4 71.4 94.5
9 5 5.5 5.5 100.0
Giá trị
Tổng 91 100.0 100.0
Hình 3.1.Đồ thị tần suất điểm số thực nghiệm sư phạm
Bảng 3.3. Các thông số thống kê mô tả điểm số thực nghiệm sư phạm
Các tham số thống kê mô tả
Nhóm Số HS Điểm TB Độ lệch chuẩn Sai số
Thực nghiệm 91 7.54 1.128 .118
KTA
Đối chứng 85 7.11 1.604 .174
Điểm trung bình lớp thực nghiệm là 7.54, lớp đối chứng là 7,11. Như vậy với đối tượng học sinh như nhau, kết quả kiểm tra đã cho thấy chất lượng của bài dạy ở lớp thực nghiệm cao hơn so với ở lớp đối chứng.
* Kiểm định sự khác nhau của các trung bình cộng (từ tổng thể chung có phương sai khác nhau).
Để khẳng định chắc chắn sự khác biệt này, nhóm tiến hành thực hiện kiểm định thống kê T-test về sự sai khác giá trị trung bình điểm số của các lớp bằng phần mềm SPSS
Bảng 3.4. Kiểm định sự khác nhau của các trung bình cộng - Independent Samples Test
Independent Samples Test Levene's
Test for Equality
of Variances
t-test for Equality of Means
95%
Confidence Interval of
the Difference
F Sig. t df
Sig.
(2- tailed)
Mean Difference
Std. Error Difference
Lower Upper
Equal variances assumed
4.148 .043 2.080 174 .039 .433 .208 .022 .843
KTA
Equal variances not assumed
2.056 149.767 .041 .433 .210 .017 .848
Nhận xét :
- Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm (7,54) cao hơn lớp đối chứng (7,11), Phép kiểm định Independent Samples Test trên phần mềm SPSS cho thấy các hệ số có ý nghĩa đều dưới 0.05 (Thỏa mãn giá trị cho phép). Do vậy, có thể khẳng định sự sai khác trên là có ý nghĩachứng tỏ việc áp dụng các biện pháp đã đề xuất có hiệu quả tốt hơn phương pháp dạy học thông thường.
- Từ bảng 3.2 cho thấy độ lệch chuẩn (Std. Deviation) giá trị điểm số của lớp thực nghiệm (1.118) nhỏ hơn lớp đối chứng (1.174 nghĩa là độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của lớp đối chứng là nhỏ hơn lớp thực nghiệm.