1.4.1. Bản chất của tính tự lực ệm tính tự lực
Tính tự lực là một trong những phẩm chất trung tâm của nhân cách, thể hiện ở:
- Sự tự làm lấy, tự giải quyết lấy vấn đề, không a dua, không ỷ lại, nhờ cậy người khác.
- Sự tự làm lấy bắt đầu từ những việc đơn giản như tự uống, tự ăn, tự thu dọn đồ chơi..., nhưng tự lực làm hoàn chỉnh bắt đầu từ việc đặt mục đích, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động, kiểm tra, đánh giá trên cơ sở sủ dụng tối đa các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của mình với sự lỗ lực tối đa về trí tuệ, tâm hồn thể lực và ý chí nhằm đạt mục đích đề ra và thoả mãn yêu cầu xã hội.
Nếu đặc trưng chủ yếu của tính tích cực là sự nỗ lực bản thân, thì đặc trưng của tính tự lực lại là ở mối quan hệ với người khác: không dựa dẫm vào người khác, hết sức tiết kiệm nhờ cậy.
1.4.1.2. Các loại tính tự lực
Nhìn chung có hai loại tính tự lực:Tính tự lực nhận thức; Tính tự lực hành động.
Trong thực tế, nhiều người suy nghĩ rất chủ động, nghĩa là độc lập trong nhận thức, trong tư duy, nhưng trong hoạt động thực tiễn lại hay dựa dẫm, ỷ lại.
Trường hợp này thường hay rơi vào các tầng lớp trí thức.
Ngược lại, người chiến sĩ, công nhân, nông dân lại rất chủ động, xông xáo trong các hoạt động thực tiễn, nhưng trong học tập, nghiên cứu, nhiều trường hợp lại tỏ ra rụt rè, e ngại.
1.4.1.3. Về cấu trúc
Tính tự lực là một phẩm chất có tính chất tổng hợp, liên quan đến những phẩm chất và năng lực khác, như:
-Kiến thức,kĩ năng, kĩ xảo. Đây là một nhân tố rất quan trọng để tạo nên tính chất tự lực, vì chỉ có thể tự lực hoạt động khi nhận thức được sâu sắc bản chất của sự vật, hiện tượng và nắm chắc phương pháp hoạt động.
- Niềm tin vào sự đúng đắn của công việc mình làm, vào năng lực bản thân. Niềm tin này tạo ra sự vững vàng, sự kiên định về tâm thế, không dao động trước những tác động bên ngoài.
- Có tình cảm, hứng thú, yêu thích kết quả và quá trình tự hoạt động.
Những yếu tố này kích thích tính tự giác của hoạt động mà không phải dùng sức mạnh của ý chí. Thí dụ, đi hỏi vợ thì dù người rụt rè, dút dát đến đâu cũng là một hoạt động tự lực.
- Có nhu cầu, động cơ. Nhu cầu và động cơ càng mạnh thì tính tự lực càng cao.
- Có sự lỗ lực của ý chí.
- Thể chất tốt và có lòng dũng cảm. Đây là cơ sở vật chất cần thiết đảm bảo cho hoạt động tự lực.
-Cú tớnh quyết đoỏn, dứt khoỏt, rừ ràng, khụng chần chừ, do dự.
- Có tính mục đích và có tính kỷ luật.
- Tính kiên trì, nhẫn nại, không sờn lòng nản chí trước khó khăn.
-Tính kế hoạch, năng lực tổ chức làm cho hoạt động tự lực đạt hiệu quả.
-Thói quen tự lực, không trông chờ ỷ lại cũng là một phẩm chất cần được rèn uyện từ nhỏ để trở thnàh một thói quen, một phản xạ tự nhiên của con người mà không cần vận dụng sức mạnh của trí tuệ và ý chí.
1.4.2. Vai trò của tính tự lực trong việc hình thành nhân cách
1.4.2.1. Tính tự lực có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách Khi con người đã có một ít vốn sống, đã tích luỹ được những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định, họ muốn tự hoạt động dưới những hình thức khác nhau để thoả mãn nhu cầu cá nhân. Trong quá trình này họ sẽ gặp nhiều khó khăn ttrong việc giải quyết các vấn đề đặt ra để đạt đến mục đích. Vì vậy , họ
ải tiếp tục học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, suy nghĩ t ờ vậy m
không ngại gian khổ, khiêm tốn, giản dị, tự lực tự cường... được rèn luyện và phát triển.
Để hoàn thành được công việc của mình, con người cần có thân thể khoẻ mạnh, dẻo dai, vì vậy họ cũng quan tâm đến việc rèn luyện thể lực.
Sự thành công trong quá trình tự lực hoạt động thường mang lại niềm vui, hạnh phúc lớn lao và niềm tin vào bản thân, vào bạn bè, đồng chí.
Vì vậy, hoạt động tự lực có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Các nhà sư phạm tiền bối đều rất coi trọng các hoạt động tự lực.
J.A.Komensky đã đưa ra luận điểm: “sự phát triển của mọi vật đều bắt nguồn từ bên trong” và rất coi trọng tính tự lực. Ông thường dùng hình ảnh quả trứng và con gà. Khi được đặt ở một nhiệt độ nhất định, quả trứng tự vận động nội tại để trở thành con gà, mà hoàn toàn không cần một tác động nào từ bên ngoài.
1.4.2.2. Tính tự lực có ảnh hưởng đến tính tích cực, sáng tạo
Tính tích cực và tính tự lực có liên quan mật thiết với nhau.Khi đã hoạt động tự lực có nghĩa là không dựa dẫm vào người khác, mà phải phát triển năng lực chủ quan, phải nỗ lực phát huy sức mạnh bản thân: trí tuệ, tâm hồn, ý chí thể lực...để giải quyết vấn đề. Như vậy , giữa tính tích cực và tính tự lực có mối quan hệ chặt chẽ.
Tính tự lực cũng có quan hệ chặt chẽ với tính sáng tạo. Để phát hiện ra một vấn đề mới mà chưa ai biết, con người phải tiến hành một quá trình tư duy và tưởng tượng trên cơ sở tái hiện những vấn đề đã biết. Như vậy, về bản chất quá trình sáng tạo là một quá trình làm việc độc lập lâu dài và gian khổ của cá nhân, nú manh màu sắc cỏ nhõn rừ nột.
1.4.2.3. Tính tự lực và rèn luyện đạo đức tư cách
Khi con người tự lực hoạt động, dù hoạt động chân tay hay trí óc họ đều được rèn luyện các phẩm chất như: tính chính xác, thận trọng, vì những phẩm
chất này là cần thiết để đảm bảo chất lượng công việc; quý trọng thành quả lao động, biết thương yêu người lao động vì cảm nhận được nỗi vất vả của họ, biết đoàn kết gắn bó với tập thể vì các sản phẩm lao động thường là do công sức của nhiều người; được trải nghiệm niềm hạnh phúc của sự thành công và nếm mùi cay đắng khi thất bại...
Tính tự lực làm cho con người được rèn luyện trong thực tiễn, sớm trưởng thành, phát triển tốt cả trí tuệ, tâm hồn ý chí và sức khoẻ.
1.4.2.4. Tính tự lực và cảm xúc
Trong vòng hơn một thập kỷ trở lại đây việc nghiên cứu trí tuệ, xúc cảm đang nổi lên, thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người. Hiện nay người ta đã chứng minh được rằng trí thông minh, xúc cảm có vai trò ta lớn cho những thành tích xuất sắc, sự thăng tiến nghề nghiệp trong cuộc đời mỗi con người.
Đặc biệt trong xã hội phát triển, khi mà khoa học kỹ thuật, kèm theo đó là tự duy con người được đề cao, dễ dẫn đến con người sống trong môi trường duy lý cực đoan, vô cảm, tàn lụi đi những cảm xúc tích cực, thì trí thông minh xúc cảm hết sức cần thiết để đảm bảo cho sự cân bằng về trí tuệ và cảm xúc trong mỗi con người, cho sự phát triển cá nhân và xã hội. Trí thông minh xúc cảm được nhận diện như là năng lực làm chủ, điều khiển , kiểm soát tình cảm, xúc cảm của mình và của người khác để tách biệt các phạm trù này, để sử dụng thông tin này, định hướng cách suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân. Cấu trúc của trí thông minh xúc cảm bao gồm hai năng lực
-Năng lực cá nhân : Tự biết mình (nhận biết xúc cảm của mình, đánh giá mình, tự tin); Tự kiểm soát, quản lý mình ( kiểm soát xúc cảm, có lòng tin, tự ý thức, thích ứng, động cơ thành đạt, sáng tạo)
-Năng lực xã hội : Nhận biết các quan hệ xã hội; Quản lý, điều khiển các mối quan hệ xã hội; Qua quá trình tự lực hoạt động phong phú và đa dạng, tình cảm, xúc cảm lành mạnh của con người được rèn luyện và phát triển. Đó là một thế mạnh của
1.4.3. Những biểu hiện của tính tự lực của học sinh THPT
Quá trình hình thành và phát triển tính tự lực của các em thay đổi theo lứa tuổi và đến khoảng 18 tuổi thì định hình về cơ bản.Tính tự lực có ở mọi người, tuy nhiên mức độ thể hiện tuỳ thuộc vào đặc điểm cá nhân, điều kiện sống và điều kiện giáo dục.Tính tự lực của học sinh THPT biểu hiện ở
- Sự khao khát chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng.
- Tự khẳng định mình trong các hoạt động tập thể, lao động, học tập, giao tiếp và trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
- Có kỹ năng tự đặt mục đích và nhiệm vụ hoạt động, biết lựa chọn các phương tiện, vật liệu cho hoạt động, sơ bộ lập kế hoạch hoạt động, tự điều khiển bản thân, so sánh kết quả với mục đích.
- Khả năng di chuyển cách thức hoạt động đã biết vào hoàn cảnh mới, tổng hợp chúng và phân loại chúng theo kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo đã có, thể hiện cách làm sáng tạo.
- Sự nỗ lực của ý chí, khả năng biết vượt khó khăn để đạt mục đích.
1.5. Cơ sở lí luận của tự học