1.8.3.1. Về tình hình dạy của giáo viên
Phương pháp dạy học chủ yếu là thầy giảng trò nghe và ghi chép, giáo viên giảng dạy theo từng bài, đúng theo phân phối chương trình do nhà trường duyệt sau khi đã được tổ bộ môn phân phối lại dựa vào phân phối chương trình chuẩn của bộ giáo dục ban hành cho phù hợp với điều kiện và tình hình chung của nhà trường và địa phương. Trong mỗi tiết học giáo viên cố gắng trình bày tất cả các kiến thức trong sách giáo khoa, giảng giải cho học sinh hiểu sau đó nhấn mạnh công thức, chỉ ra những phần cần ghi nhớ (học thuộc) theo hình thức thông báo, nhắc nhở. Tuy nhiên, cũng có một số giáo viên trong một số giờ dạy đã phát huy được tính tích cực của học sinh bằng cách tổ chức hoạt động nhóm, cho học sinh thiết kế thí nghiệm, nêu các câu hỏi cho học sinh trả lời và việc này được thể hiện rõ nét nhất trong những tiết dự giờ thao giảng. Và có một thực tế là không nhiều giáo viên thực hiện tốt việc cho học sinh tiếp cận tri thức được học theo
tiến trình khoa học xây dựng kiến thức mới, câu hỏi đưa ra chưa có sự đầu tư, chỉ đòi hỏi học sinh sủ dụng tài liệu thông thường để trả lời, chưa có tác dụng phát huy tính tích cực ở học sinh. Các hình thức dạy học tích cực chưa được giáo viên hiểu và vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo như tổ chức hoạt động nhóm, dạy học dự án, dạy học theo chủ đề...
Việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học diễn ra thường xuyên hơn trong mỗi tiết học và khai thác có tính hiệu quả hơn về mặt tổ chức nhận thức cho học sinh so với trước đây. Nhìn chung các giờ đã có thí nghiệm để tiến hành, nhưng chủ yếu là làm thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, việc tổ chức cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm chỉ diễn ra vào các giờ thực hành.
Giáo viên thường cho học sinh vận dụng kiến thức vào các bài tập trìu tượng, rất ít bài tập mang tính thực tế, đặc biệt là bài tập thi nghiệm không có. Trong đó giáo viên cố gắng cho học sinh làm quen các dạng bài tập để học sinh có thể làm được các bài tập tương tự.
Việc kiểm tra đánh giá chỉ xuất hiện từ phía giáo viên thông qua các bài trắc nghiệm, tự luận, kiểm tra miệng ( kiểm tra bài cũ), tức là mới chú trọng đến đánh giá kết quả học tập, chưa chú ý đánh giá quá trình, mới chỉ có giáo viên đánh giá chưa có học sinh tham gia tự đánh giá và đánh giá học sinh khác.
Việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học tuy đã có những bước tiến lớn và có những thành công nhất định như hầu hết các giáo viên đều có tổ chức dạy một số tiết giáo án điện tử song việc làm này chưa thực sự khai thác được mặt tích cực, ưu điểm của phương tiện dạy học hiện đại trong quá trình tổ chức nhận thức cho học sinh, một số giáo viên sử dụng máy tính chưa thành thạo, và còn nhiều hạn chế...
Khi hỏi các thầy cô giáo về vấn đề tự học thì đa số các thầy cô quan niệm rằng: việc tự học của học sinh là đọc sách giáo khoa cả bài cũ và bài mới (80%), xem thêm tài liệu tham khảo (34,6%), học thuộc bài vừa học (42,3%). Vì vậy để
làm đủ bài tập được giao, đọc trước bài mới và đọc thêm các tài liệu sách bao liên qua, khai thác thông tin trên Internet. Để đánh giá khả năng tự học của học sinh thì các giáo viên cho rằng: Đặt câu hỏi mở rộng liên quan đến bài học và kiểm tra bài cũ, kiểm tra bài tập đã giao. Để thúc đẩy học sinh tự học thì các giáo viên cho rằng cần tăng cường cho học sinh thảo luận (57,7%), cho đề kiểm tra có phần mở rộng , tăng cường cho bài tập và kiểm tra thường xuyên. Biện pháp tổ chức hoạt động tự học ở nhà cho học sinh chủ yếu là: hướng dẫn học sinh tự tóm tắt kiến thức, cách giải bài tập, tổ chức học sinh thảo luận các vấn đề tự đọc, tự nghiên cứu. Biện pháp tổ chức hoạt động tự học trên lớp cho học sinh thường là: thông báo kế hoạch bài học, thông báo đề cương ý nghĩa bài học nhưng chủ yếu là tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, dạy học theo nhóm. Để học sinh tự học tốt thì các thầy cô cho rằng: cần đổi mới cách thi cử (84,6%), tạo điều kiện cho học sinh có điều kiện tự học ở nhà (57,7%), giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách học (42,3%)
1.8.3.2. Về tình hình học của học sinh
- Đa số học sinh nhận thức được mục đích học tập là để có kiến thức, để thi đỗ đại học tạo điều kiện để tìm được một việc làm sau này. Vì vậy học sinh đi học thêm rất nhiều, dẫn đến thời gian tự học của học sinh ở nhà rất ít.
- Về quan niệm của học sinh đối với công tác tự học trong quá trình học tập và rèn luyện ở nhà trường: đa số các ý kiến cho rằng tự học là chỉ học thuộc bài vừa học, làm các bài tập mà giáo viên yêu cầu, một số ít thì đọc trước bài mới ở nhà. Tài liệu tự học chủ yếu của các em là vở ghi bài giảng, sách giáo khoa, sách bài tập; rất ít học sinh khai thác thông tin trên Internet, đọc sách báo , tài liệu liên quan đến bài học. Về kiến thức thu được từ việc tự học thì các em cho rằng nó tương đương với kiến thức thu được trên lớp và ảnh hưởng đến 50% kết quả học tập. Đa số học sinh cho rằng việc tự học là bình thường, một số thích và rất thích tự học, số còn lại cho rằng tự học là bị bắt buộc.
- Về điều kiên tự học của học sinh: đa số các em cho rằng bố mẹ tạo điều kiện tốt cho các em học tập: về mặt thời gian học, sách vở tài liệu liên quan đầy đủ.
- Về phương pháp tự học của học sinh: Đa số học sinh cho rằng cách tự học tốt nhất là vừa đọc vừa viết, làm bài tập một số chọn đọc sách. Khi đọc sách các em thường gặp kó khăn mất nhiều thời gian và khó hiểu. Hình thức tự học mà các em thích nhất là học một mình hoặc học với bạn thân. Khi gặp vấn đề khó khăn thì 70% học sinh hỏi bạn bè, 30% thì hỏi thầy cô, 30% thì tự tìm cách giải quyết, số ít học sinh bỏ qua. Đánh giá tác động của giáo viên đối với việc tự học của học sinh thì đa số các em cho rằng: Giáo viên chỉ giao các bài tập và kiểm tra thường xuyên các em, khi gặp các vấn đề khó thì các em được các thầy cô trả lời cặn kẽ cho tới khi hiểu, nhìn chung các giáo viên đã có hướng dẫn học sinh tự học. Nhiều học sinh cho rằng còn lúng túng trong việc xác định phương pháp tự học hiệu quả. Trong khi đó , một số giáo viên chưa chú trọng nhiều đến việc hướng dẫn học sinh phương pháp tự học trong quá trình dạy học như giới thiệu, cung cấp tài liệu tham khảo, hướng dẫn học sinh cách đọc tài liệu, cách thu thập và xử lý thông tin
Có ý kiến cho rằng phương pháp giảng dạy của một số giáo viên chưa tốt đã gây ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn học của học sinh. Theo đó phương pháp giảng dạy của thầy chủ yếu là thuyết trình, ít dành thời gian tổ chức cho học sinh thảo luận nên không tạo điều kiện để học sinh rèn luyện khả năng diễn đạt cũng như được thể hiện hiểu biết của mình thông qua tự học, tự nghiên cứu...
Khi hỏi về cách kiểm tra đánh giá hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng chưa khuyến khích, thúc đẩy cũng như yêu cầu học sinh tự học nhiều.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều học sinh chưa nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của tự học, chưa có quan niệm đúng đắn về trách nhiệm của bản thân mình với gia đình và xã hội nên còn mải vui chơi, chơi game, điện tử, đua đòi...nên thiếu
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC SINH
TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “ ĐIỆN TÍCH.ĐIỆN TRƯỜNG ”
VẬT LÍ 11 NÂNG CAO
2.1.Phân tích nội dung chương “Điện tích. Điện trường”
2.1.1.Vị trí chương “Điện tích. Điện trường” trong chương trình Vật lí phổ
thông
Kiến thức trong chương “ Điện tích. Điện trường” rất quan trọng trong đời sống cũng như trong lao động sản xuất. Đặc biệt kiến thức trong chương
“ Điện tích. Điện trường” là nền tảng để tiếp thu kiến thức chương “Dòng điện không đổi”, “Dòng điện trong các môi trường” trong chương trình Vật lý 11 THPT. Hay chương “Dao động và sóng điện từ” và chương “ Dòng điện xoay chiều” trong chương trình Vật lý 12 THPT.