Cơ sở lí luận của tự học

Một phần của tài liệu Xây dựng tài liệu hướng dẫn tư học chương điện tích - điện trường vật lý 11 nâng cao. (Trang 26 - 31)

Theo từ điển Giáo dục học - NXB Từ điển Bách khoa 2001: “…tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành…”

Theo GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,…) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi,…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. [18, tr. 60-61]

Theo GS–TSKH Thái Duy Tuyên: “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích…)cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học”.[25, tr. 56]

1.5.2. Các hình thức tự học

1.5.2.1. Tự học không có hướng dẫn

Người học tự mình chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng tương ứng mà hoàn toàn không có sự hướng dẫn của GV. Người học có thể tự học qua nhiều kênh khác nhau như qua tài liệu,tìm hiểu thực tế, học kinh nghiệm của người khác…

Với hình thức này người học phải tự mình lựa chọn nội dung, phương pháp, cách thức học... Đây là hình thức tự học ở mức cao, thường gặp ở người trưởng thành. Tuy nhiên, hình thức tự học này gây ra rất nhiều khó khăn cho người học bởi vì người tự học phải có rất nhiều kĩ năng như tìm tài liệu học, kĩ năng đọc, kĩ năng quan sát, kĩ năng vận dụng, kĩ năng lập kế hoạch…Một trở ngại không lớn là người học không thể tự kiểm tra đánh giá nên dễ gây chán nản và việc tự học dễ bị phá vỡ.

1.5.2.2. Tự học có hướng dẫn

Người học tự mình chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng tương ứng dưới sự hướng dẫn của GV nhưng không trực tiếp gặp GV.

Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và viễn thông tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho tự học có hướng dẫn nhưng GV và HS không giáp mặt. Người học có thể nhận được sự hướng dẫn của GV ở xa bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện thông tin khác.

ự học có hướng dẫn trực tiếp

Người học tự mình chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng tương ứng dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV. Người học tự học theo sự hướng dẫn của tài liệu và có sự giúp đỡ một phần của GV. Việc tự học có thể được tiến hành ngay tại lớp hoặc về nhà. Hình thức tự học này rất phù hợp với HS phổ thông vì nó tương đối phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi các em.

1.5.3. Vai trò của tự học

Tự học có vai trò to lớn trong giáo dục, giúp hình thành nhân cách cho người học. Việc tự học, tự rèn luyện giúp cho họ có thói quen độc lập trong suy nghĩ, độc lập trong giải quyết các khó khăn gặp phải. Từ đó, giúp người học tự tin và thành công trong cuộc sống. Như vậy, có thể nói tự học có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi con người.

Tự học là con đường tự khẳng định của mỗi người. Thật vậy, tự học thúc đẩy người học lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học, sống có hoài bão có ước mơ.

Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức rất lớn với quỹ thời gian ít ỏi, hạn hẹp ở nhà trường. Tri thức của nhân loại được tích luỹ từ đời này qua đời khác và hiện nay đang được nhân lên với tốc độ rất nhanh, còn thời gian của nhà trường thì có hạn. Chỉ có tự học mới có thể giúp giải quyết được nghịch lí này.

Tự học với sự nỗ lực, tư duy sáng tạo là điều kiện thuận lợi cho người học hiểu tri thức một cách sâu sắc, tìm ra bản chất của chân lí. Mặt khác, tự học cũng là cách tốt nhất để kích thích hoạt động trí tuệ của người học. Bởi vì trong quá trình tự học họ luôn gặp phải những vấn đề mới và phải tự mình đi tìm giải pháp để giải quyết vấn đề.

Chỉ có tự học mới có thể giúp con người có thể “Học suốt đời”, không bị lạc hậu so với sự phát triển chung của nhân loại. Tự học trang bị cho người học những kiến thức mới nhất, khoa học nhất và cũng thu được những kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động để đi tới thành công.

Theo Aditxterrec :“Chỉ có truyền thụ tài liệu của giáo viên mà thôi thì dù có nghệ thuật đến đâu đi chăng nữa cũng không đảm bảo được việc lĩnh hội tri thức của học sinh. Nắm vững kiến thức, thực sự lĩnh hội chân lí, cái đó học sinh phải tự làm lấy bằng trí tuệ của bản thân ”. Như vậy, nếu thiếu đi sự nỗ lực tự học của người học thì kết quả thu được cũng không thể cao dù điều kiện ngoại cảnh (Thầy giỏi, tài liệu tốt) rất thuận tiện.

Tự học cũng có vai trò quan trọng với HS THPT, tự học giúp họ có thể thích ứng tốt với các bậc học cao hơn. Quan trọng hơn là tạo điều kiện cho họ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Qua đó, nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

1.5.4. Các kĩ năng tự học cần rèn luyện ở học sinh

Kĩ năng tự học là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình tự học. Có thể kể đến một số nhóm kĩ năng cơ bản như sau:

1.5.4.1. Kĩ năng kế hoạch hoá việc tự học

Biểu hiện đầu tiên của kĩ năng này là biết xây dựng kế hoạch học tập trong tuần, trong tháng, trong năm…Khi xây dựng kế hoạch cần đảm bảo tính khả thi của kế hoạch. Muốn vậy, kế hoạch phải đảm bảo cho thời gian tự học tương xứng với lượng kiến thức của môn học; Đảm bảo sự xen kẽ giữa các môn học khác nhau, giữa các hình thức tự học khác nhau.

1.5.4.2. Kĩ năng đọc

Trong quá trình tự học, người học có thể phải đọc sách, đọc tài liệu hay đọc giỏo trỡnh…Khi đọc cần phải xỏc định rừ mục đớch đọc và lựa chọn cỏch đọc phù hợp. Tập trung chú ý đọc sẽ không phải đọc lại nhiều lần. Khi đọc cần ghi chép và biết cách “hỏi sách” bằng cách đặt các câu hỏi, rồi tìm câu trả lời từ sách. Cuối cùng là hệ thống hoá những kiến thức thu được sau khi đọc.

1.5.4.3. Kĩ năng nghe giảng và ghi chép bài giảng

Để nghe giảng có hiệu quả HS cần đọc lướt nội dung bài học để định hình kiến thức và đưa ra những câu hỏi cho bài học. Khi nghe giảng, cần tập trung nghe, phân tích nội dung nghe để tìm ra nội dung chính của bài học. Cần hỏi để hiểu rừ vấn đề cũn khỳc mắc, khụng nờn vội vó kết luận một vấn đề khi chưa hiểu rừ về nú.

Ghi chép cũng là một việc quan trọng trong quá trình nghe giảng. Nên ghi chép theo cấu trúc của bài học, đồng thời phân tích chọn lọc thông tin để ghi theo ý của mình. Đối với những điểm chính của bài học cần ghi chép cẩn thận để làm tài liệu học tập.

1.5.4.4. Kĩ năng ôn tập, luyện tập

Kĩ năng ôn tập là hoạt động tái nhận bài giảng như xem lại bài ghi, mối quan hệ giữa các đoạn rời rạc, bổ sung bài ghi bằng những thông tin nghiên cứu được ở các tài liệu khác, nhận diện cấu trúc từng phần và toàn bài. Việc tái hiện bài giảng dựa vào những biểu tượng, khái niệm, phán đoán được ghi nhận từ bài giảng của thầy, từ hoạt động tái nhận bài giảng, dựng lại bài giảng của thầy bằng ngôn ngữ của chính mình, đó là những mối liên hệ lô gic có thể có cả kiến thức cũ và mới.

Kỹ năng luyện tập có tác dụng trong việc hình thành kỹ năng tương ứng với những tri thức đã học. Từ việc giải bài tập của thầy đến việc người học tự thiết kế bài tập cho mình giải; từ bài tập củng cố đơn vị kiến thức đến bài tập hệ thống hóa bài học, chương học, cũng như những bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

1.5.4.5. Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học

Để tính tự lực học tập trở thành hiện thực, một nhân tố rất quan trọng là phải bồi dưỡng kĩ năng tự học cho các em. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày vấn đề quan trọng này.

Có kế hoạch tự học tốt là một trong những điều kiện ban đầu quan trọng để thành công trong học tập. Sau đây sẽ trình bày những nguyên tắc xây dựng kế hoạch học tập và trình tự của việc lập một kế hoạch học tập.

1.6. Cơ sở lí luận của việc xây dựng tài liệu hướng dẫn tự học

Một phần của tài liệu Xây dựng tài liệu hướng dẫn tư học chương điện tích - điện trường vật lý 11 nâng cao. (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)