Lịch sử nghiên cứu của vấn đề

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực học tập Toán cho học sinh Tiểu học. (Trang 21 - 24)

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.7. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề

Vào những năm 80 của thế kỉ XX trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, khoa học, văn hoá,...Khái niệm tích hợp đã được xác định một cách đầy đủ và vững chắc trong các công trình triết học và khoa học khác. Ở Nga, vào thế kỉ XX quá trình tích hợp có thể chia thành 3 giai đoạn kế tiếp nhau dựa trên chất lượng phát triển:

- Giao thời của thế kỉ XX - Nhà trường lao động; - Từ những năm 50 đến năm 70 - Mối quan hệ liên môn; Từ những năm 80 đến 90 - Tích hợp [8].

Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đã thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học ở những mức độ nhất định. Trong những năm 70 và 80 của thế kỉ XX,

UNESCO đã có những hội thảo với các báo cáo về việc thực hiện các quan điểm tích hợp trong dạy học của những nước tới dự: Pháp, Hoa Kì..v.v..Theo thống kê của UNESCO, từ năm 1960 đến năm 1974 đã có 208 chương trình môn khoa học thể hiện quan điểm tích hợp ở những mức độ khác nhau từ liên môn, kết hợp đến tích hợp hoàn toàn theo những chủ đề (trong số 32 chương trình được điều tra). Từ năm 1960, đã có nhiều hội nghị quốc tế bàn về việc phát triển chương trình theo hướng tích hợp. Năm 1981, một tổ chức quốc tế đã được thành lập để cung cấp các thông tin về các chương trình môn tích hợp (môn Khoa học) nhằm thúc đẩy việc áp dụng quan điểm tích hợp trong việc thiết kế chương trình các môn khoa học trên thế giới [9].

Ở Australia, chương trình giáo dục tích hợp đã được áp dụng trong hệ thống giáo dục Australia từ nhiều thập niên cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI [19]. Mục tiêu của chương trình giáo dục tích hợp (tích hợp ngang và dọc) cho giáo dục phổ thông Australia được xỏc định rừ như sau: Chương trỡnh giỏo dục tớch hợp là hệ thống giảng dạy tớch hợp đa ngành, trong hệ thống đó tầm quan trọng của việc phát triển và ứng dụng kĩ năng được chú trọng; quá trình dạy học tích hợp này bao gồm việc dạy, học và kiểm tra - đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức cũng như ứng dụng của HS phổ thông [20]. Ở Australia, Sinh học không phải là môn học riêng rẻ mà được tích hợp liên môn với Vật Lý, Hoá học thành môn Khoa học; Văn, Sử, Địa được tích hợp thành môn Nghiên cứu xã hội; nội dung học tập của học sinh phổ thông gồm 8 lĩnh vực học chính thức: Nghệ thuật; Tiếng Anh; Giáo dục thể chất; Ngoại ngữ; Toán; Khoa học (Lý, Hoá, Sinh);

Nghiên cứu xã hội (Văn, Sử, Địa) và Môi trường; Công nghệ. Tổ chức như vậy sẽ giảm được số môn học trong nhà trường. Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức ở Australia, nhưng trong thập niên 60 của thế kỉ XX, chương trình dạy học tích hợp các ngôn ngữ ngoài tiếng Anh (Language Other Than English: LOTE) ở các trường phổ thông công lập và tư thục của Australia bước đầu được triển khai, chủ yếu dạy tiếng Pháp và tiếng Đức. Đến thế kỉ XXI, nhiều ngôn ngữ khác được đưa vào giảng dạy. Ví dụ, tại một truờng phổ thông công lập tại tiểu bang Queensland, chương trình tích hợp dạy bằng tiếng Đức với ba môn học chính là Toán, Khoa học, Khoa học - Xã hội và Môi trường cho các lớp 8, 9, và 10 đã được đưa vào giảng dạy và đạt nhiều thành công [7].

1.7.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng môn học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu, thử

nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông, chủ yếu ở bậc tiểu học và THCS. Trước đó, tinh thần giảng dạy tích hợp chỉ mới được thực hiện ở những mức độ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học hay phân môn khác nhau để giải quyết một vấn đề giảng dạy.

Cách tiếp cận tích hợp trong việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta được bắt đầu từ cuộc cải cách giáo dục lần thứ III (1979). Một ví dụ điển hình cho cách tiếp cận trên là lần đầu tiên trong chương trình, các kiến thức về khoa học với tên gọi là Tự nhiên và Xã hội được học từ lớp 1 đến lớp 5. Môn học Tự nhiên và Xã hội trong chương trình cải cách giai đoạn I được cấu trúc gồm 7 chủ đề: Gia đình, Trường học, Quê hương, Thực vật, Động vật, Cơ thể người, Bầu trời và Trái đất. Giai đoạn II gồm 3 phân môn: Khoa học, Địa lí và Lịch sử. Phân môn Khoa học gồm các kiến thức thuộc các khoa học tự nhiên như Sinh học, Vật lý, Hóa học, Địa lí đại cương [9].

Chương trình tiểu học mới (2000), môn Tự nhiên và Xã hội trong chương trình cải cách giai đoạn I trước đây được cấu trúc gồm 7 chủ đề, nay được rút gọn thành 3 chủ đề lớn. Số chủ đề trong môn Khoa học (chương trình mới) ở giai đoạn II cũng có thể rút gọn từ 12 chủ đề trước đây, nay thành 4 chủ đề được xây dựng theo kiểu đồng tâm.

Ngoài ra, tớnh tớch hợp cũn được biểu hiện rừ hơn trong chương trỡnh mới do việc kết hợp của môn Giáo dục sức khỏe vào hai môn Tự nhiên - Xã hội và môn Khoa học, và sự kết hợp 2 phân môn Địa líLịch sử cũng dựa trên cơ sở tính tích hợp của 2 lĩnh vực kiến thức này. Sự tích hợp 2 phân môn Địa lí và Lịch sử tuy không được thể hiện rừ nột trong chương trỡnh và SGK, nhưng phần hướng dẫn thực hiện chương trỡnh đó yêu cầu GV tích hợp hay liên hệ với các kiến thức Địa lí khi dạy Lịch sử và ngược lại [9]. Từ đó cho thấy tư tuởng tiếp cận tích hợp trong việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta đã được quán triệt, tính tích hợp ngày càng được đề cao trong dạy – học.

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đổi mới giáo dục đã được đưa vào nghị quyết đại hội Đảng IX, X, XI và được thể chế hóa bằng luật giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Ban Tuyên giáo Trung ương, nhiều cơ quan khác của Đảng và Nhà nước đã tích cực triển khai thực hiện chương trình hành động của chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục tại Nghị quyết số 2 - NQ/TW Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2012 – 2020, đã xác định các nguyên tắc của chương trình sau 2015 trong đó có đề cập đến: Tích hợp nội dung một cách hợp

lí tuỳ theo các giai đoạn học tập. Tích hợp các môn học như Lý, Hóa, Sinh thành môn Khoa học tự nhiên; tương tự các môn Sử, Địa, Giáo dục Đạo đức và công dân tích hợp thành môn Khoa học xã hội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các trường Đại học đã tổ chức các cuộc hội thảo bàn về dạy học tích hợp trong trường phổ thông như “Dạy học tích hợp và dạy học phân hóa ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 - Viện Nghiên cứu Sư phạm - Đại học Sư phạm Hà Nội”[10], và hội thảo “Hội thảo Khoa học toàn quốc bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường Sư phạm - trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng”.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực học tập Toán cho học sinh Tiểu học. (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)