Dạy học tích hợp phát triển năng lực cho HS tiểu học

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực học tập Toán cho học sinh Tiểu học. (Trang 26 - 32)

Chương 2: DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC

2.1. Dạy học tích hợp phát triển năng lực cho HS tiểu học

2.1.1. Khái niệm về tích hợp

Tích hợp (Intergration) là một từ khá thời thượng đang được đề cập liên tục trong những năm gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Nó được sử dụng phổ biến trong tất cả các mặt khác nhau của đời sống – xã hội, văn hóa, giáo dục...

Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hoà hợp, sự kết hợp” [13].

Theo từ điển Giáo dục học: Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học” [14].

Tích hợp (Tiếng Anh, tiếng Đức: Integration) có nguồn gốc từ tiếng La tinh:

Integration với nghĩa: Xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.

Theo từ điển Anh – Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), từ Intergrate có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ phận này có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau.

Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục (GD), khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm GD toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hoà, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có.

Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học.

Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình DH.

2.1.2. Khái niệm về dạy học tích hợp

Tháng 9 năm 1968, dưới sự bảo trợ của UNESCO, hội nghị tích hợp về giảng dạy

các khoa học được tổ chức tại Bungari. Trong hội nghị này, các nhà khoa học quan niệm dạy học tích hợp là “Một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau” [16].

Theo Nguyễn Thị Kim Dung, “Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau” [8].

Theo những quan niệm trên chúng ta có thể thấy rằng dạy học tích hợp (DHTH) là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó đảm bảo để mỗi học sinh biết cách vận dụng kiến thức học được trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ, qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn với các tình huống của cuộc sống mà sau này học sinh có thể đối mặt. Vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với học sinh. Như vậy, dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai.

2.1.3. Các mức độ dạy học tích hợp

Tích hợp (Integration): Là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học. Trong mức độ này, nội dung chủ yếu của bài học hay một phần nội dung môn học có sự trùng hợp với nội dung giáo dục.

Kết hợp (Infusion) - hay còn gọi là lồng ghép giáo dục trong nội dung môn học:

Chương trình môn học được giữ nguyên, các vấn đề giáo dục được lựa chọn rồi lồng ghép vào chương trình môn học ở chỗ thích hợp sau mỗi bài, mỗi chương, hay hình thành một chương riêng. Trong mức độ này, một số nội dung của bài học hay một phần nhất định của nội dung môn học có liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục.

Liên hệ (Permeation): Chương trình môn học được giữ nguyên. Ở hình thức này, cỏc kiến thức giỏo dục khụng được nờu rừ trong SGK, nhưng dựa vào kiến thức bài học ở chỗ thuận lợi, GV có thể bổ sung các kiến thức đó bằng cách liên hệ với nội dung nào

đó của giáo dục hướng nghiệp vào bài giảng trên lớp dưới hình thức các ví dụ khi phân tích một cách hợp lí. Trong mức độ này, ở một số phần nội dung của môn học, bài học, các ví dụ, bài tập, bài làm...là một dạng vật liệu để giúp liên hệ một cách hợp lí với nội dung giáo dục.

2.1.4. Quan điểm về dạy học tích hợp các môn học

Theo D’Hainaut (1977, 1988) [1], trong nghiên cứu của mình, ông cho rằng có bốn quan điểm tích hợp môn học như sau:

- Tích hợp trong nội bộ môn học: Là tích hợp những nội dung của các phân môn, các lĩnh vực nội dung của từng một môn học theo những chủ đề, chương, bài cụ thể. Trong đú, ưu tiờn cỏc nội dung khỏi quỏt, cốt lừi của mụn học. Quan điểm này nhằm duy trỡ các môn học riêng

Có thể tích hợp theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc.

a) Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp các mảng kiến thức, kĩ năng trong môn học theo nguyên tắc đồng quy: Tích hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc mạch, phân môn này với mạch/ phân môn khác.

b) Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới với những kiến thức, kĩ năng trước đó theo nguyên tắc đồng tâm. Cụ thể là: Kiến thức của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức, kĩ năng của lớp dưới, cấp học dưới.

- Tích hợp đa môn (multidisciplinary): Đây là sự tích hợp có chủ đích giữa các môn học riêng lẻ bởi các chủ đề hay các vấn đề chung. Người học sẽ giải quyết vấn đề dựa trên kiến thức tiếp thu từ nhiều môn học khác nhau. Cách tích hợp đa môn này, giáo viên không phải thay đổi nhiều nội dung giảng dạy của mình. Có thể sơ đồ hóa như sau:

Sơ đồ 2.1: Tích hợp đa môn

Tích hợp liên môn (interdisciplinary): Các môn học được liên hợp với nhau bởi

những chủ đề, vấn đề có ý tưởng khá lớn. Những vấn đề, những tình huống chỉ có thể được tiếp cận một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ở đây chúng ta nhấn mạnh đến sự liên kết các môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình huống cho trước. Khi đó, các quá trình học tập sẽ không rời rạc mà chúng liên kết với nhau xung quanh vấn đề cần được giải quyết. Sơ đồ sau chỉ rừ sự tiếp cận liờn mụn:

Sơ đồ 2.2: Tích hợp liên môn

- Tích hợp xuyên môn (transdisciplinary): Cách tiếp cận những vấn đề từ cuộc sống thực và có ý nghĩa đối với học sinh mà không xuất phát từ các khoa học tương ứng với môn học, từ đó xây dựng thành các môn học mới khác với môn học truyền thống. Cách tiếp cận này bắt đầu bằng ngữ cảnh cuộc sống thực (real – life context). Nó không bắt đầu bằng môn học hay bằng những khái niệm hoặc kĩ năng chung. Điều quan tâm nhất ở đây là sự phù hợp đối với học sinh. Điểm khác duy nhất so với liên môn là ở chỗ chúng bắt đầu bằng ngữ cảnh cuộc sống thực và sở thích của HS. Sơ đồ hóa như sau:

Sơ đồ 2.3: Tích hợp xuyên môn

Theo sự phân tích của các nhà nghiên cứu về giáo dục, dạy học tích hợp cần hướng tới quan điểm “liên môn” và quan điểm “xuyên môn”. Những quan điểm dạy học này không chỉ nhằm rút gọn thời lượng trình bày tri thức của nhiều môn học mà quan trọng hơn là tập dợt cho học sinh cách vận dụng tổng hợp tri thức vào thực tiễn, vì để giải quyết một vấn đề thường phải huy động kiến thức của nhiều môn học.

Để tích hợp các môn học một cách thiết thực, có hiệu quả cần vận dụng những Ngữ cảnh cuộc sống thực

Dựa vào vấn đề

Học sinh là người đưa ra vấn đề

cách khác nhau và thường tích hợp theo 2 nhóm lớn:

- Nhóm 1: Đưa ra các ứng dụng cho nhiều môn học.

- Nhóm 2: Phối hợp các quá trình học tập của nhiều môn học.

Nhóm thứ hai tiến xa hơn nhóm thứ nhất vì nó dẫn đến sự thống nhất của hai môn học theo những nguyên lí sau:

+ Các môn học được tích hợp hoàn toàn đó là sự khái quát hoá hoặc hệ thống hoá quan điểm liên môn áp dụng cho những môn học đủ gần nhau về bản chất hoặc mục tiêu, hoặc những môn học có những đóng góp bổ sung cho nhau.

+ Các môn học cần được phát triển theo một logic nhằm làm cho HS lập được tập hợp khái niệm.

2.1.5. So sánh giữa chương trình dạy học tích hợp và chương trình dạy học truyền thống

Các tác giả Zhbamova, Rule, Montogomery và Nielsen sau khi tiến hành khảo sát và nghiên cứu về dạy học tích hợp, đã đưa ra bảng so sánh – đối chiếu giữa dạy học tích hợp và dạy học theo kiểu truyền thống (dạy một môn học đơn thuần) như bảng 1 dưới đây:

Bảng 2.1: So sánh đặc thù của dạy học truyền thống và dạy học tích hợp.

Đặc thù Dạy học tích hợp Dạy học truyền thống (một môn) Hoạt động trong giờ học Làm việc theo nhóm Làm việc cá nhân

Phương pháp giảng dạy

Nhiều phương pháp cải tiến giảng dạy thông qua phương tiện kĩ thuật

Giảng dạy trực tiếp, ít sử dụng các phương tiện kĩ thuật

Phương pháp phản hồi Nhiều phản hồi tích cực từ người học

Chỉ tập trung vào sự kết nối từ kiến thức đã học Câu hỏi Dựa theo sự lựa chọn của người

học

Chỉ tập trung vào sự kết nối từ kiến thức đã học

Vai trò của người dạy

Hoạt động theo nhóm, liên môn, và cải thiện các hoạt động của người học

Kết nối kiến thức mới với kiến thức trước đó

Vai trò của người học

Được lựa chọn, quyết định, và học tập như là một thành viên trong nhóm

Theo hướng dẫn của người dạy, nhớ các kiến thức đã được học, làm việc một mình.

Từ bảng 2.1 cho thấy ưu thế nổi bật của chương trình dạy học tích hợp so với dạy học truyền thống. Các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng dạy học tích hợp làm cho việc học có nhiều ý nghĩa hơn khi xét theo góc độ liên kết người học - giáo viên, người học - người học, liên kết các môn học, độ phức hợp và giải quyết vấn đề. Trên bình diện của người học - người học cảm thấy hứng thú hơn vì được thể hiện năng lực của mình.

Một ưu điểm khác của dạy học tích hợp là khuyến khích người học có động cơ học tập. Các nhà nghiên cứu cho rằng chương trình tích hợp chú trọng nhu cầu tiếp thu kiến thức phù hợp với nhu cầu của người học, người học sẽ được học cái mình cần và yêu thích. Chính vì vậy mà việc học trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn. Ngoài ra, chương trình dạy học tích hợp có độ phức hợp cao hơn so với dạy học truyền thống, cho nên vai trò của người giáo viên trở nên năng động và phong phú hơn. Trong dạy học truyền thống, vai trò của người giáo viên chủ yếu đơn giản là soạn giáo án, còn trong dạy học tích hợp giáo viên ngoài việc soạn giáo án còn phải thiết kế nội dung dạy học phù hợp để tạo sự liên kết các môn học phù hợp theo nhu cầu của người học.

Một ưu điểm khác nữa là dạy học tích hợp chú trọng phát triển năng lực người học.

Đây cũng chính là mục đích hướng tới của dạy học tích hợp. Các năng lực của người học được khai thác và phát triển để phù hợp với xu thế xã hội và phục vụ trong quá trình học tập. Đồng thời, dạy học tích hợp giúp người học có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm, việc học tập và làm việc theo nhóm tạo nên bầu không khí thân thiện, đoàn kết và học hỏi lẫn nhau.

2.1.6. Sự cần thiết của dạy học tích hợp

Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều có mối liên hệ với nhau; nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùng một nguồn cội... Để nhận biết và giải quyết các sự vật, hiện tượng ấy, cần huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay đang ngày càng xuất hiện các môn khoa học “liên ngành”.

Trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến thức, kĩ năng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường, nhưng lại cần chuẩn bị cho

HS để họ có thể đối mặt với những thách thức của cuộc sống; do đó cần tích hợp giáo dục các kiến thức và kĩ năng đó thông qua các môn học. Qua việc tổ chức dạy học tích hợp, các kiến thức thuộc các lĩnh vực khác nhau được đặt trong một bối cảnh gần nhau, liên quan với nhau. Nội dung kiến thức thuộc các lĩnh vực khác nhau được nhập vào cùng một môn học nên số đầu môn học sẽ giảm bớt, tránh được sự trùng lặp không cần thiết về nội dung giữa các môn học.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực học tập Toán cho học sinh Tiểu học. (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)