7. Cấu trúc của đề tài
5.7. Kết luận chương 5
Trong chương 5, chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm mục đích kiểm chứng mức độ khả thi, khả năng áp dụng các chủ đề dạy học tích hợp đã xây dựng cho đối tượng là học sinh tiểu học. Vì điều kiện không gian, thời gian không cho phép nên chúng tôi chưa thể tiến hành dạy thực nghiệm sư phạm. Tuy nhiên chúng tôi kiểm chứng thông qua việc xin ý kiến đánh giá từ các giáo viên tiểu học trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Sau quá trình khảo sát, cũng như thống kê kết quả thì thật đáng mừng với kết quả đạt được. Các chủ đề dạy học tích hợp đã xây dựng được các giáo viên đánh giá cao về khả năng áp dụng và tính giáo dục, thực tiễn nó mang lại. Với kết quả đáng lưu như vậy các chủ đề đã xây dựng rất có khả năng được áp dụng vào dạy học trong nhà trường và góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
Các chủ đề đã xây dựng tuy còn một vài thiếu sót nhưng cơ bản đã đạt được các yêu cầu mà dạy học tích hợp đặt ra và những yêu cầu về hình thành và phát triển các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt của môn Toán ở tiểu học. Các chủ đề đã xây dựng là các vấn đề gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh, các em có thể vận
dụng kiến thức, hiểu biết thực tiễn vào các nhiệm vụ học tập nhắm tới lĩnh hội hệ thống kiến thức có sự tích hợp cao, tinh giản và tính công cụ cao, đồng thời hướng tới mục tiêu phát triển năng lực người học mà giáo dục đặt ra, trong khi dạy học theo truyền thống lại coi trọng việc xây dựng kiến thức cho học sinh. Vì vậy, các chủ đề đã xây dựng là tiền đề để thực hiện việc dạy học tích hợp ở tiểu học và là nền tảng để hình thành các chủ đề dạy học tích hợp mới.
KẾT LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết, trong đó gồm có năng lực chung và những năng lực chuyên biệt nhằm vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn.Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày.
Theo các xu thế mới trong giáo dục toán, một chương trình dạy học toán tiên tiến đòi hỏi người học không chỉ có kiến thức và kĩ năng mà còn có thái độ và hứng thú với việc học toán. Hội nhập với sự phát triển giáo dục toàn cầu, giáo dục toán ở Việt Nam đang hướng đến đổi mới mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Đề tài xác định các năng lực toán học đặc thù cần phát triển ở học sinh tiểu học, các nguyên tắc dạy học; từ đó nêu ra quy trình thiết kế các chủ đề dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực học tập toán cho học sinh.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp hoặc liên quan đến nhiều môn học.Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp đa chiều, liên môn. Do đó, hệ quả là buộc chúng ta phải xây dựng các chủ đề để tiến hành dạy học. Tất nhiên, việc xây dựng các chủ đề trong dạy học cũng không tham vọng sẽ giải quyết việc đưa toàn bộ thực tiễn vào chương trình, nhưng quan trọng hơn hết chính là nó mở đường cho giáo viên và học sinh tiếp cận với kiến thức theo một hướng khác. Không phải là sự thụ động mà là chủ động của học sinh. Không phải là sự tiếp nhận kiến thức sau khi học mà có thể là ngay khi làm nhiệm vụ học. Nó cũng không chỉ dừng ở mục tiêu “đầu vào” về kiến thức mà nó còn hướng tới định hướng “đầu ra” (tức khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết thực tiễn) nhờ vào việc xác định các năng lực cần phát triển song song với những mục tiêu về chuẩn nội dung kiến thức, kĩ năng trong chương trình học.
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã làm rõ được cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học tích hợp và những năng lực cần phát triển cho học sinh thông qua dạy học tích hợp. Trên cơ sở đó chúng tôi đã thiết kế và xây dựng được 3 chủ đề dạy học tích hợp ở tiểu học. Các chủ đề này phù hợp với nội dung chương trình, phù hợp với kiến thức của học sinh và là các vấn đề gần gũi với đời sống như: “Chúng em với an toàn giao thông”, “Chung tay bảo vệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng”, “Ngoại khóa toán học”. Chúng tôi
cho rằng đây là các chủ đề mẫu giúp giáo viên tiểu học có thể thực hành vận dụng vào quá trình dạy học ở các trường tiểu học cũng như có thể tự thiết kế, xây dựng một chủ đề dạy học tích hợp khác để góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam hướng đến đào tạo tiếp cận năng lực và dạy học theo tư tưởng tích hợp sau năm 2018.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1] Hoàng Nam Hải, Lê Tử Tín (2015), Năng lực dạy học tích hợp: Một đòi hỏi cấp bách của giảng viên trường Đại học Sư Phạm, Kỷ yếu Hội thảo khoa học bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường sư phạm, NXB Thông tin và truyền thông.
[2] Trương Thị Thanh Mai (2015), Một số biện pháp nâng cao năng lực của giảng viên khổi ngành Khoa học Tự nhiên ở trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng về dạy học tích hợp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường sư phạm, NXB Thông tin và truyền thông.
[3] Vương Trung Phương (2015), Vận dụng lý thuyết tích hợp trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học, Kỷ yếu Hội thảo khoa học bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường sư phạm, NXB Thông tin và truyền thông.
[4] Nguyễn Công Khanh (2014), Kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học Sư Phạm.
[5] Hoàng Phê (2010), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
[6] Đỗ Ngọc Thống (2011), Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học các môn học về Tự nhiên - Xã hội, NXB Đại học Sư Phạm.
[7] Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2014), “Bước đầu tìm hiểu khái niệm “Đánh giá theo năng lực” và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực Ngữ văn của học sinh”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP HCM, số 56, trang 158.
[8] Nguyễn Thị Kim Dung (2015), Dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông, Kỷ yếu Hội thảo Viện nghiên cứu giáo dục, Trường ĐHSP TP HCM.
[9] Đỗ Mạnh Cường (2011), Năng lực thực hiện và dạy học tích hợp trong đào tạo nghề,
Viện nghiên cứu phát triển giáo dục chuyên nghiệp.
[10] Dương Quang Ngọc (2012), “Tích hợp các môn vật lí, hoá học, sinh học ở cấp trung học cơ sở chuẩn bị cho việc xây dựng chương trình mới sau năm 2015”, Tạp chí Giáo dục (297) trang 45- 47.
[11] Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), “Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 296, trang 51-53.
[12] Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), Hình thành năng lực dạy học tích hợp cho GV trung học phổ thông, Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp bộ trọng điểm, ĐH Thái Nguyên- ĐH Sư phạm.
[13] Từ điển Tiếng Việt (1993), NXB Văn hóa, Hà Nội.
[14] Bùi Hiền (2001), Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển giáo khoa.
[15] Hội thảo dạy học tích hợp và dạy học phân hóa ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 – Viện nghiên cứu sư phạm - Đai học Sư phạm Hà Nội.
[16] Võ Văn Duyên Em (2015), Tích hợp dạy học bộ môn ở trường phổ thông – Kỉ yếu hội thảo Khoa học, ĐHSP TPHCM
[17] Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 của Quốc hội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/6/2005.
[18] Nguyễn Thị Kim Thoa, Dạy học toán ở tiểu học theo hướng phát triển năng lực người học, Tạp chí khoa học ĐH Sư phạm TP HCM
Tiếng Anh
[19] Beane, J. (1995), “Curriculum Integration and the Disciplines of knowledge”, Phi DeltaKappan, Vol. 76 April, pp.616-622.
[20] Grant, P.Paige, K. (2007), “Curriculum integration: A trial”, Australian journal of teacher education, Vol. 32, Issue 4.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
Kính thưa quý thầy cô!
Chúng tôi đang thực hiện bài nghiên cứu với đề tài: “Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực học tập toán cho học sinh tiểu học” nhằm bước đầu đánh giá thực trạng dạy học tích hợp môn toán ở tiểu học cũng như nhận thức của quý thầy cô về chương trình đinh hướng dạy học tích đề có những cơ sở thực tiễn trong việc xây dựng các nội dung dạy học tích hợp môn toán phù hợp với thực tiễn dạy học hiện nay góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục tiểu học.
Đề có tư liệu thực tế phục vụ cho đề tài, chúng tôi rất mong được sự giúp đỡ của quý thầy cô. Sự giúp đỡ chân thành và nhiệt tình của quý thầy cô sẽ góp phần làm cho đề tài thành công hơn.
Câu 1: Hãy đánh dấu (X) vào mức độ biết và hiểu của thầy cô về chương trình dạy học theo định hướng tích hợp.
Thang mức độ biết: Thang mức độ hiểu:
1: Biết rất rõ 1: Hiểu rõ
2: Biết chút ít 2: Hiểu chút ít
3: Không biết 3: Không hiểu
Nội dung Vấn đề Mức độ Biết Hiểu 1 2 3 1 2 3 Nhận thức
Những định hướng chính trong đổi mới giáo dục hiện nay
Khái niệm về dạy học tích hợp
Đặc trưng cơ bản của dạy học tích hợp
Tầm quan trọng của dạy học tích hợp ở tiểu học Các mức độ tích hợp môn học
Các nội dung tích hợp trong môn toán ở tiểu học
Câu 2: Theo thầy cô, chương trình dạy học theo định hướng tích hợp có thể phát triển được những năng lực chung nào dưới đây cho HS? (Những năng lực cần thiết phải hình thành và phát triển cho HS theo định hướng dạy học tiếp cận năng lực – Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI)
Hãy đánh dấu (X) vào những năng lực mà quý thầy cô cho rằng chương trình dạy học tích hợp có thể mang lại cho học sinh.
1 Năng lực tự học 2 Năng lực tính toán
3 Năng lực sử dụng ngôn ngữ 4 Năng lực tự quản lý
5 Năng lực hợp tác
6 Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông 7 Năng lực giải quyết vấn đề
8 Năng lực sáng tạo
Câu 3: Theo thầy cô, chương trình dạy học theo định hướng tích hợp có thể phát triển được những kĩ năng khoa học nào dưới đây cho HS? (Những kĩ năng cần thiết phải hình thành và phát triển cho HS theo định hướng dạy học tiếp cận năng lực – Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI)
Hãy đánh dấu (X) vào những năng lực mà quý thầy cô cho rằng chương trình dạy học tích hợp có thể mang lại cho học sinh.
1 Quan sát 2 Đo đạc
3 Phân loại hay phân nhóm 4 Tìm kiếm mối quan hệ 5 Tính toán
6 Xử lý và trình bày số liệu (Bao gồm vẽ đồ thị, lập bảng biểu, biểu đồ, ảnh chụp)
7 Đưa ra các tiên đoán
8 Hình thành nên các giả thuyết khoa học 9 Đưa ra các định nghĩa
10
Thí nghiệm (bao gồm thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập số liệu và kết quả thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận)
Câu 4: Theo thầy cô, chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học tập toán cho học sinh có thể phát triển những năng lực nào? (Những năng lực cần thiết phải hình thành và phát triển cho HS theo định hướng dạy học tiếp cận năng lực – Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI)
Hãy đánh dấu (X) vào những năng lực mà quý thầy cô cho rằng chương trình dạy học tích hợp có thể mang lại cho học sinh.
1 Năng lực nhận diện các vấn đề toán học 2 Năng lực tính toán
3 Năng lực sử dụng ngôn ngữ và các công cụ hỗ trợ học toán 4 Năng lực khái quát hóa, đặc biệt hóa
5 Năng lực phân tích và xử lý số liệu thống kê 6 Năng lực giải quyết các vấn đề trong thực tiễn
Câu 5: Hãy đánh dấu (X) vào mức độ hứng thú khi thầy cô sử dụng mô hình dạy học tích hợp môn toán.
Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú Không hứng thú
Câu 6: Trong môn quá trình dạy học môn toán quý thầy cô đã vận dụng mô hình dạy học tích hợp ở những mức độ nào?
Mức độ lồng ghép Mức độ đa môn Mức độ liên môn Mức độ xuyên môn
Câu 7: Qúy thầy cô đã từng tích hợp các nội dung xã hội vào quá trình dạy toán chưa?
Thường xuyên Đã từng Chưa bao giờ
Câu 8: Trong quá trình tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học tập toán cho học sinh thông qua dạy học tích hợp thầy cô đã từng gặp những khó khăn gì?
Thời gian dạy học không đủ Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị Tốn nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị
Ý kiến khác: ... ...
...
...
Câu 9: Theo thầy cô, nếu môn Toán ở tiểu học có những nội dung liên quan đến nhau hoặc liên quan đến các vấn đề thực tiễn cuộc sống (bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, dân số...) được xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực học tập toán của học sinh thì quí thầy cô có thể thực hiện tổ chức dạy học được không? Sẵn sàng Không sẵn sàng Còn phân vân Xin thầy cô vui lòng cho biết lý do: ...
... ... ... ... ... ...
Câu 10: Thầy cô có đề xuất ý kiến gì về dạy học tích hợp trong môn toán cho học sinh tiểu học được hoàn thiện hơn. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ KHẢ THI CỦA CÁC CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP ĐÃ XÂY DỰNG
(Dành cho giáo viên) Kính thưa quý thầy cô!
Dạy học tích hợp là một vấn đề được nhiều nhà giáo dục quan tâm. Với mong muốn xây dựng được các chủ đề dạy học tích hợp có thể vận dụng vào dạy học và hoạt động ngoại khóa ở tiểu học. Kính mong quý thầy cô nghiên cứu và đánh giá mức độ phù hợp cũng như tính khả thi của các chủ đề dạy học tích hợp sau.
Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô!
(Lưu ý: Thầy cô không quan tâm đến thời lượng dạy học, 1 chủ đề có thể dạy trong nhiều tiết, không nhất thiết phải dạy hết tất cả các mục trong các bài được liệt kê dưới đây theo chương trình SGK hiện hành)
Chủ đề 1: CHÚNG EM VỚI AN TOÀN GIAO THÔNG 1. Mức độ tích hợp và đối tượng dạy học của chủ đề tích hợp
1.1.Mức độ tích hợp
Chủ đề xây dựng với mức độ tích hợp đa môn, bao gồm Toán lớp 1, 2, 3, 4, 5 và Tự nhiện xã hội lớp 3, khoa học lớp 5
1.2.Đối tượng dạy học
Chủ đề này áp dụng cho học sinh lớp 5 sau khi các em học xong bài “Diện tích hình tròn – Trang 98”
Nội dung của chủ đề được trình bày theo sơ đồ sau:
Phù hợp Không phù hợp Không có ý kiến
Xin thầy cô vui lòng cho biết lý do: ...
...
...
...
...
...
Quý thầy cô có đóng góp gì cho chủ đề đã xây dựng: ...
... ... ... ... ... ... ... ...
CHÚNG EM VỚI AN TOÀN GIAO THÔNG
Hình tròn Nhận diện hình tròn Ý nghĩa các biến báo hình tròn Hình tam giác Nhận diện hình tam giác Ý nghĩa các biển báo hình tam giác
Hình chữ nhật- Hình vuông Nhận diện hình chữ nhật - Hình vuông Ý nghĩa các biển báo hình chữ nhật