Nhiệm vụ dạy học phát triển năng lực ở tiểu học

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực học tập Toán cho học sinh Tiểu học. (Trang 40 - 43)

Chương 2: DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC

2.3. Dạy học phát triển năng lực cho học sinh tiểu học

2.3.3. Nhiệm vụ dạy học phát triển năng lực ở tiểu học

Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lừi… làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp như: năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ, năng lực về ngôn ngữ và tính toán, năng lực giao tiếp, năng lực vận động,… các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau.

Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao,…

Năng lực chung và năng lực chuyên biệt đều được hình thành và phát triển thông qua các môn học, hoạt động giáo dục; năng lực chuyên biệt vừa là mục tiêu vừa là “đơn vị thao tác” trong các hoạt động dạy học, giáo dục; góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung.

2.3.3.2. Những năng lực chung cần hình thành cho học sinh tiểu học

Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực người học yêu cầu quá trình dạy học và giáo dục cần hình thành cho HS 3 nhóm năng lực cần thiết sau:

- Năng lực tự phục vụ, tự quản

Thực hiện được một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân như vệ sinh thân thể, ăn mặc; một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà;

các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc.

- Năng lực hợp tác

Mạnh dạn giao tiếp trong hợp tỏc; trỡnh bày rừ ràng, ngắn gọn; núi đỳng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử thân thiện, chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự đồng thuận.

- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề

Khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, lớp;

khả năng tự học có sự giúp đỡ; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm; tự đánh giá kết quả học tập với bạn, với cả nhóm; tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn, giáo viên hoặc người khác; vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện những tình huống mới liên quan đến bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết.

2.3.3.3. Năng lực toán học cần hình thành và phát triển cho học sinh tiểu học Theo V. A. Cruchetxki: “Những NL toán học được hiểu là những đặc điểm tâm lí cá nhân (trước hết là những đặc điểm của hoạt động trí tuệ) đáp ứng những yêu cầu của hoạt động học tập toán, và trong những điều kiện vững chắc như nhau thì là nguyên nhân của sự thành công trong việc nắm vững một cách sáng tạo toán học với tư cách là một môn học, đặc biệt nắm vững tương đối nhanh, dễ dàng, sâu sắc những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực Toán học” [18].

Theo TS. Hoàng Nam Hải có nhiều cách liệt kê NL được hình thành và phát triển qua học tập toán do xuất phát từ những góc độ khác nhau. Đồng quan điểm trên, chúng tôi xác định những NL đặc thù của môn Toán, đó là:

- NL nhận diện các vấn đề toán học là tổng hợp những khả năng ghi nhớ, tái hiện, trừu tượng hóa, tưởng tượng, suy luận - giải quyết vấn đề. NL nhận diện các vấn đề toán học của học sinh tiểu học trong quá trình học toán thể hiện qua các thao tác chủ yếu như:

nhận biết các hình hình học, biết và phân tích được các thành phần của phép tính như số

hạng, tổng, số bị trừ, số trừ, hiệu, thừa số, tích, số chia, số bị chia, thương; nhận diện được dạng toán của bài toán có lời văn và cách giải chúng.

- Năng lực tính toán là kĩ năng thực hiện các phép tính số học như thực hiện thành thạo bốn phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia) và bước đầu biết ước lượng trong giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ và các công cụ hỗ trợ trong học toán là khả năng sử dụng các dạng ngôn ngữ nói, viết và biểu diễn toán học để làm thuyết trình và giải thích làm sáng tỏ vấn đề toán học. Cụ thể là sử dụng chính xác ngôn ngữ toán học như các thuật ngữ, kí hiệu toán học, tính chất của các phép tính, vẽ phác một số hình đơn giản, tính chất một số hình đơn giản; sử dụng được một số dụng cụ đo, vẽ trong học tập như thước thẳng, thước êke, compa; sử dụng được máy tính cầm tay với những chức năng tính toán đơn giản trong học tập và trong cuộc sống. NL này được thể hiện qua việc hiểu các văn bản toán học, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, lập luận khi giải toán...

- Năng lực khái quát hóa, đặc biệt hóa: Trong đó khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung, bản chất của sự vật, hiện tượng. Kết quả của khái quát hoá là cho ra một đặc tính chung của hàng loạt các đối tượng cùng loại hay tạo nên nhận thức mới dưới hình thức khái niệm, định luật, quy tắc như từ quy tắc tính diện tích hình tam giác học sinh có thể suy luận ra quy tắc tính hình chữ nhật. Đặc biệt hóa là việc chuyển từ việc nghiên cứu một tập hợp đã cho sang việc nghiên cứu một tập hợp nhỏ hơn chứa trong tập hợp đã cho như là học sinh biết được hình vuông là trường hợp đặc biệt của hình chữ nhật.

- Năng lực phân tích và xử lý số liệu thống kê là biết thu thập, nhận xét và sắp xếp số liệu trong một bảng số liệu; biết thu thập và xử lý một sô thông tin đơn giản trên một biểu đồ.

- NL giải quyết các vấn đề liên quan đến toán học là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, biết vận dụng suy luận logic để biểu diễn được mối liên hệ toán học giữa các yếu tố trong các tình huống và giải quyết vấn đề đơn giản trong học tập và cuộc sống. Đây là một trong những NL mà môn Toán có nhiều thuận lợi để phát triển cho người học qua việc tiếp nhận khái niệm, quy tắc toán học và đặc biệt là qua giải toán.

2.3.3.4. Các nguyên tắc cơ bản trong dạy học toán theo hướng phát triển năng lực

Mỗi một hoạt động dạy học khi được thực hiện cần dựa trên các nguyên tắc nhất định nào đó. Trên cơ sở vận dụng lí thuyết cân bằng của Piaget và vùng phát triển gần của Vygotsky, việc dạy học Toán ở tiểu học theo hướng phát triển NL học sinh cần dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Học sinh phải được học thông qua việc quan sát các sự vật, hiện tượng của thế giới thực tại xảy ra hằng ngày, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận đối với các em; các em sẽ thực hành để qua đó thu nhận kiến thức mới.

- Học sinh phải được trải qua quá trình tìm hiểu, suy nghĩ và lập luận; đưa ra tranh luận trước tập thể những ý nghĩ và lập luận của mình, từ đó các em tự điều chỉnh nhận thức và lĩnh hội tri thức mới.

- Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo một tiến trình dạy học nhằm nâng cao dần mức độ tiếp thu tự lực và sáng tạo của các em. Các hoạt động này phải làm cho các nội dung học tập được nâng cao lên và dành phần lớn hoạt động ở trường cho sự tự chủ của học sinh.

- Qua các hoạt động, học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm toán học và kĩ năng thực hành, kèm theo đó là sự củng cố và phát triển ngôn ngữ viết và nói. Khuyến khích các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của riêng mình (không bắt buộc).

2.3.4. Đặc trưng cơ bản của dạy học theo chương trình định hướng nội dung và

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực học tập Toán cho học sinh Tiểu học. (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)