Chương 4: THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
4.2. Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp trong môn toán ở tiểu học
4.2.2. Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực học tập Toán cho học sinh
Chủ đề 1
CHÚNG EM VỚI AN TOÀN GIAO THÔNG 1. Mức độ tích hợp và đối tượng dạy học của chủ đề tích hợp 1.1. Mức độ tích hợp
Chủ đề xây dựng với mức độ tích hợp đa môn, bao gồm Toán lớp 1, 2, 3, 4, 5 và Tự nhiên xã hội lớp 3, Khoa học lớp 5
1.2. Đối tượng dạy học
Chủ đề này áp dụng cho học sinh lớp 5 sau khi các em học xong bài “Diện tích hình tròn – Trang 98”
2. Lý do chọn chủ đề
Trong SGK toán tiểu học, việc dạy học “các yếu tố hình học” được xuất hiện từ kỳ I lớp 1 cho đến hết lớp 5. Các yếu tố hình học được giới thiệu theo thứ tự từ đơn giản cụ thể đến trừu tượng, có xen kẽ với các mạch kiến thức khác mà hạt nhân là Số học. Dạy học “các yếu tố hình học” cho học sinh tiểu học góp phần không nhỏ vào việc phát triển năng lực toán học cho học sinh. Đặc biệt ở các lớp đầu tiểu học, dạy học các yếu tố hình học góp phần phát triển năng lực tưởng tượng, tư duy sáng tạo cho học sinh. Tuy nhiên những kiến thức về hình học ở các lớp đầu tiểu học chỉ mới giới thiệu sơ lược và chưa có nhiều hoạt động giúp cho học sinh phát triển các năng lực cần thiết. Trong khi đó, các biển báo giao thông là một tài nguyên lớn để khai thác và dạy cho học sinh các yếu tố hình hình học. Đồng thời vấn đề về văn hóa giao thông lại là vấn đề cấp bách cần giáo dục cho học sinh tiểu học khi mà tỉ lệ tại nạn giao thông của học sinh càng ngày càng tăng. Do đó, việc kết hợp giữa dạy học hình hình học với giáo dục văn hóa giao thông là điều cần thiết. Bởi những lý do đó mà chúng tôi lựa chọn xây dựng chủ đề dạy học tích hợp “Chúng em với an toàn giao thông”.
Nội dung của chủ đề được trình bày theo sơ đồ sau:
3. Xác định các mạch kiến thức tích hợp của chủ đề 3.1. Các bài liên quan trong chủ đề
* Tự nhiên và xã hội: Lớp 3 - Bài 33: An toàn khi đi xe đạp
* Khoa học: Lớp 5
- Bài 19: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
* Toán Lớp 2
- Hình chữ nhật – Hình tứ giác – Trang 23
- Chu vi hình tam giác – Chu vi hình tứ giác – Trang 130 - Ôn tập về hình học – Trang 76
- Ôn tập về hình học (tiếp theo) – Trang 77 Lớp 3
- Góc vuông, góc không vuông – Trang 41
- Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng êke – Trang 43 - Thực hành đo độ dài - Trang 47
Sơ đồ 4.2: Nội dung chủ đề “Chúng em với an toàn giao thông”
CHÚNG EM VỚI AN TOÀN GIAO THÔNG
Hình tròn
Nhận diện hình tròn
Ý nghĩa các biến báo hình tròn
Hình tam giác
Nhận diện hình tam giác
Ý nghĩa các biển báo hình tam giác
Hình chữ nhật- Hình vuông
Nhận diện hình chữ nhật - Hình vuông
Ý nghĩa các biển báo hình chữ nhật
Trò chơi: Chúng em với an toàn giao
thông
Tình hình giao thông của cả nước
và địa phương
Thiết kế sản phẩm tuyên truyền an toàn giao thông với
mọi người
- Thực hành đo độ dài (tiếp theo) – Trang 48
- Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính – Trang 110 - Vẽ trang trí hình tròn – Trang 112
- Làm quen với số liệu thống kê– Trang 134
- Làm quen với số liệu thống kê (tiếp theo) – Trang 136 - Diện tích của một hình – Trang 150
- Diện tích hình chữ nhật – Trang 152 - Diện tích hình vuông – Trang 153 Lớp 4
- Biểu đồ - Trang 28
- Biểu đồ (tiếp theo) - Trang 29
- Góc nhọn, góc tù, góc bẹt – Trang 49 - Hai đường thẳng vuông góc – Trang 50 - Hai đường thẳng song song – Trang 51 - Vẽ hai đường thẳng vuông góc – Trang 52 - Vẽ hai đường thẳng song song – Trang 53 - Thực hành vẽ hình chữ nhật – Trang 54 - Thực hành vẽ hình vuông – Trang 55 - Ôn tập về biểu đồ - Trang 164
- Ôn tập về hình học – Trang 173
- Ôn tập về hình học (tiếp theo) – Trang 174 Lớp 5
- Hình tròn, đường tròn – Trang 96 - Chu vi hình tròn – Trang 97 - Diện tích hình tròn – Trang 98
3.2. Cấu trúc nội dung của chủ đề dạy học tích hợp 3.2.1. Cơ sở khoa học
- Những dấu hiệu nhận biết của hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông.
- Công thức tính chu vi, diện tích của các hình hình học.
- Luật giao thông đường bộ Việt Nam.
3.2.2. Vận dụng thực tiễn
- Vận dụng tính thành thạo các công thức tính chu vi, diện tích của hình.
- Kể tên được ý nghĩa của một số biển báo giao thông.
- Xác định nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
- Thống kê được số vụ tai nạn giao thông của cả nước và đại phương trong những năm gần đây.
- Phân tích số liệu và đưa ra những nhận xét về tình hình giao thông hiện nay.
- Đề xuất được một số biện pháp để giảm số vụ tại nạn giao thông.
- Lên ý tưởng và thiết kế mô hình “Chúng em với an toàn giao thông” nhằm tuyên truyền và hướng dẫn các bạn tham gia giao thông an toàn.
4. Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp 4.1. Mục tiêu dạy học chủ đề tích hợp
Những năng lực học tập toán có thể hình thành cho học sinh khi học chủ đề này là:
+ Năng lực nhận diện các vấn đề toán học
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ và các công cụ hỗ trợ học toán + Năng lực tính toán
+ Năng lực phân tích và xử lý số liệu thống kê.
Ngoài ra, chủ đề còn giúp học sinh phát triển một số năng lực chung như:
+ Năng lực giải quyết vấn đề + Năng lực tư duy
+ Năng lực tự quản lý + Năng lực hợp tác
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin 4.1.1. Kiến thức
Qua quá trình dạy học chủ đề này, HS có thể:
- Nhận dạng được đặc điểm của các hình hình học: hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác
- Hiễu rừ cỏc cụng thức tớnh chu vi, diện tớch cỏc hỡnh hỡnh học.
- Biết được tình hình giao thông của cả nước và địa phương trong những năm gần đây.
- Biết ý nghĩa của các biển báo giao thông.
- Biết được các biện pháp để giảm tai nạn giao thông và tham gia giao thông một cách an toàn.
4.1.2. Kỹ năng
- Có kỹ năng làm việc nhóm, phân tích số liệu, các kĩ năng NCKH.
- Biết cách tham gia giao thông đúng luật và an toàn.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, thiết kế các sản phẩm sáng tạo 4.1.3. Thái độ
- Nhận thức được vai trò của các biển báo giao thông.
- Nhận thức được tình trạng tại nạn giao thông hiện nay.
- Có thái độ hợp tác, giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Ý thức được tầm quan trọng của việc tham gia giao thông đúng luật và an toàn.
4.2. Chuẩn bị
4.2.1. Đối với giáo viên
- Kế hoạch bài dạy và tài liệu phục vụ dạy học.
- Giấy A0, bút dạ để HS thảo luận.
- Các tài liệu cần thiết để giới thiệu cho HS (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, danh mục tài liệu, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh các biển báo giao thông,...).
- Máy chiếu (nếu có).
4.2.2. Đối với học sinh
- Sách, vở, đồ dùng học tập (bút dạ, giấy roki, dụng cụ hỗ trợ) - Các tư liệu cần tìm hiểu.
4.2.3. Gợi ý hình thức tổ chức/ phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Tùy vào điều kiện cụ thể mà GV có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:
- Dạy học theo dự án - Dạy học trên lớp
4.2.4. Thời lượng và quy mô tổ chức dạy học chủ đề tích hợp 4.2.4.1. Thời lượng tổ chức dạy học chủ đề tích hợp
Chủ đề dạy học tích hợp “Chúng em với an toàn giao thông” được tổ chức trong 6 tiết học, trong đó
Tiết 1: Hình tròn – Biển báo cấm
Tiết 2: Hình tam giác – Biển báo nguy hiểm
Tiết 3: Hình chữ nhật. Hình vuông – Biển báo chỉ dẫn Tiết 4 – 5: Trò chơi chúng em với an toàn giao thông
4.2.4.2. Quy mô tổ chức dạy học chủ đề tích hợp Quy mô: 1 lớp hoặc 1 khối lớp 5
4.3. Tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp
Đối với chủ đề này, GV có thể lựa chọn các hoạt động để dạy trên lớp hay là tổ chức thành một hoạt động ngoại khóa cho học sinh. GV có thể tiến hành theo trình tự sau:
A. Hoạt động 1: Hình tròn – Biển báo cấm
Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng, củng cố lại các kiến thức về đo độ dài, tính chu vi, diện tích hình tròn. Biết ý nghĩa của các biển báo cấm khi tham gia giao thông.
- GV cho HS quan sát các biển báo cấm và hỏi học sinh những biến báo cấm này có hình dạng gì? Yêu cầu HS nêu những đặc điểm của hình tròn như bán kính, tâm, đường kính.
- GV yêu cầu HS xác định tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
- GV yêu cầu HS tính chu vi, diện tích của hình tròn mà các em đo được (Lưu ý: Mỗi nhóm GV sẽ cho các em đo đạc một biến báo khác nhau).
- HS báo cáo kết quả nhóm mình đo đạc và tính toán được. Từ kết quả của các nhóm GV yêu cầu HS rút ra nhận xét chung về kích thước của các biến báo cấm.
Hình 4.3: Quy định chuẩn về kích thước của biển báo cấm
Kết luận: Các biển báo cấm có kích thước bằng nhau và được quy định như sau:
Biển báo cấm: Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.
+ Đường kính ngoài của biển báo có chiều dài là 70cm.
+ Bán kính là 35cm.
+ Chiều rộng của mép viền đỏ là 10cm.
Như vậy những biến báo có dạng hình tròn, màu đỏ (có thể là màu xanh da trời) có đường viền khoảng 10cm chính là những biển báo cấm.
- GV mời HS chỉ và nêu ý nghĩa của một số biển báo cấm mà các em biết.
- GV chốt kết luận cho HS:
+ Biển báo cấm là loại biển báo giao thông để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành các điều đã được báo trên biển. Nhóm biển báo cấm gồm 39 kiểu, bao gồm các biển báo giao thông được đánh số từ 101 đến 139.
+ GV giới thiệu ý nghĩa của các biển báo cấm.
Hình 4.4: Các biển báo cấm theo quy định của luật giao thông đường bộ
B. Hoạt động 2: Hình tam giác – Biển báo nguy hiểm
Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng, củng cố lại các kiến thức về đo độ dài, tính chu vi, diện tích hình tam giác. Biết ý nghĩa của các biển báo nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- GV cho HS quan sát các biển báo cấm và hỏi học sinh những biến báo nguy hiểm này có hình dạng gì? Yêu cầu HS nêu những đặc điểm của hình tam giác như cạnh, chiều cao, góc.
- GV yêu cầu HS xác định cạnh, chiều cao, góc.
- GV yêu cầu HS tính chu vi, diện tích của hình tam giác mà các em đo được (lưu ý:
Mỗi nhóm GV sẽ phát cho các em một biển báo nguy hiểm khác nhau).
- Các nhóm báo cáo kết quả đo đạc và tính toán của nhóm mình. Từ đó yêu cầu các em rút ra nhận xét chung về các biển báo nguy hiểm.
- Kết luận:
- Biển báo nguy hiểm: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.
Kích thước được quy định như sau:
Hình 4.5: Quy định chuẩn về kích thước của biển báo nguy hiểm
Loại biển Kích thước Độ lớn (cm)
Biển báo nguy hiểm
Chiều dài của cạnh hình tam giác, L
75 Chiều rộng của viền mép đỏ, B
5 Khoảng cách đỉnh cung tròn đến đỉnh tam
giác cơ bản, c 3
- GV mời HS chỉ và nêu ý nghĩa của một số biển báo nguy hiểm mà các em biết.
- GV chốt kết luận cho HS:
Biển báo nguy hiểm có tác dụng để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra được dùng để báo cho người sử dụng đường, chủ yếu là người lái xe cơ giới biết được tính chất của sự nguy hiểm trên tuyến đường phía trước để phòng ngừa. Khi gặp biển báo nguy hiểm người lái xe phải giảm tốc độ.
GV giới thiệu ý nghĩa của các biển báo nguy hiểm
Hình 4.6: Các biến báo nguy hiểm theo quy định của luật giao thông đường bộ
C. Hoạt động 3: Hình chữ nhật, hình vuông – Biển báo chỉ dẫn
Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng, củng cố lại các kiến thức về đo độ dài, tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật. Biết ý nghĩa của các biển báo chỉ dẫn khi tham gia giao thông.
- GV cho HS quan sát các biển báo chỉ dẫn và hỏi học sinh những biển báo chỉ dẫn này có hình dạng gì? Yêu cầu HS nêu những đặc điểm của hình hình chữ nhật, hình vuông như cạnh, chiều cao, góc.
- GV yêu cầu HS xác định cạnh, chiều cao, góc.
- GV yêu cầu HS tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật, hình vuông mà các em đo được.
- GV mời HS chỉ và nêu ý nghĩa của một số biển chỉ dẫn mà các em biết. Sau đó, GV yêu cầu HS quan sát tất cả các biển chỉ dẫn và tìm đặc điểm chung của các biển báo chỉ dẫn.
- GV chốt kết luận cho HS:
+ Biển báo chỉ dẫn: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.
Biển chỉ dẫn nhằm dẫn hướng cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, giúp họ tham gia giao thông thuận lợi trên đường.
+ GV giới thiệu ý nghĩa của các biển báo chỉ dẫn
Hình 4.7: Các biển báo chỉ dẫn theo quy định của luật giao thông đường bộ
D. Trò chơi: Chúng em với an toàn giao thông
Mục tiêu: HS biết được tình hình tai nạn giao thông hiện nay, những nguyên nhân gây tai nạn giao thông cũng như những biện pháp hạn chế, khắc phục tình trạng tai nạn
giao thông hiện nay. Giáo dục học sinh ý thức tham gia giao thông an toàn và tuyên truyền luật giao thông đường bộ cho bạn bè, người thân và mọi người xung quanh.
- GV cho HS xem video về các vụ tại nạn giao thông và hậu quả của chúng đối với con người và xã hội.
- Mời HS kể một câu chuyện về một vụ giao thông mà em biết.
- GV cho HS quan sát bảng số liệu thống kê và biểu đồ thể hiện số vụ tai nạn của cả nước và địa phương trong những năm gần đây. Nêu câu hỏi và yêu cầu HS nhận xét về tình hình giao thông hiện nay.
- GV yêu cầu HS thảo luận và nêu ra những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
- Yêu cầu HS đưa ra những giải pháp hạn chế, giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông.
- GV cùng HS lên ý tưởng cho việc thiết kế sản phẩm như mô hình giao thông nhằm để tuyên truyền cho mọi người về luật giao thông và ý thức tham gia giao thông an toàn trong đó có sử dụng các hình hình học để cắt dán, trang trí như nhà cửa, đường xá, biển báo giao thông.
4.4. Đánh giá
GV đánh giá kết quả làm việc nhóm hoặc tự học của HS.
Sau chủ đề, GV có thể cho HS làm bài kiểm tra nhỏ dưới dạng trắc nghiệm trong phiếu học tập.
Phân tích các năng lực được hình thành và phát triển cho học sinh trong quá trình tổ chức dạy học chủ đề “Chúng em với an toàn giao thông”
Nếu như chủ đề “Chúng em với an toàn giao thông” được tổ chức dạy học với đủ các điều kiện thì sẽ hình thành cho HS những năng lực sau:
- Về năng lực toán học
+ Năng lực nhận diện các vấn đề toán học: Các em ghi nhớ và tái hiện lại các kiến thức đã được học như đặc điểm của một hình, công thức tính chu vi, diện tích của hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông để áp dụng vào tính toán và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ và các công cụ hỗ trợ học toán được phát triển khi từ các hình, các em đo đạc và nêu cách tính chu vi, diện tích của hình, phân tích các đặc điểm của các hình hình học; sử dụng các kí hiệu toán học trong làm toán và viết lời giải; phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ thể hiện tình hình giao thông của cả nước và địa phương.
+ Năng lực tính toán phát triển trong khi các em thực hiện các thao tác đo, đạc và thực hành tính chu vi, diện tích của hình.
+ Năng lực phân tích và xử lý số liệu thống kê: Năng lực này phát triển ở hoạt động 4, khi các em được quan sát, tìm hiểu những bảng số liệu thống kê, biểu đồ và đưa ra những nhận xét về sự tăng hay giảm của các số liệu.
- Những năng lực khác
+ Năng lực giải quyết vấn đề: Năng lực này được phát triển khi HS tham gia giải quyết các nhiệm vụ giáo viên đặt ra và tìm các biện pháp nhằm giảm thiểu số vụ tai nạn + Năng lực tư duy: HS vận dụng các kiến thức thực tiễn và các kiến thức được học ở trường để giải quyết các nhiệm vụ như nêu ý nghĩa của các biển báo; tính chu vi, diện tích hình; phân tích phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ thể hiện tình hình giao thông của cả nước và địa phương.
+ Năng lực tự quản lý: Với chủ đề này, HS ngoài việc học cá nhân còn tham gia thảo luận nhóm. Nếu GV tổ chức lớp học tốt thì sẽ giúp cho HS phát triển năng lực tự quản lý. Các em sẽ tự nhận xét bản thân mình trong quá trình tham gia làm việc nhóm, từ đó biết được những ưu nhược điểm cảu bản thân để kịp thời sửa chữa và phát huy để hoàn thiện bản thân.
+ Năng lực hợp tác sẽ rất phát triển ở hoạt động 4. Khi mà HS được tham gia hoạt động nhóm, cùng nhau lên ý tưởng, thiết kế những sản phẩm tuyên truyền luật giao thông và tham gia giao thông an toàn cho mọi người.
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin hình thành và phát triển khi HS tham khảo tìm kiếm các tài liệu, thông tin trên mạng về tình hình giao thông hiện nay, những ý tưởng sản phẩm tuyên truyền an toàn giao thông.
Một số gợi ý về tài liệu dạy học
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ:
http://www.mt.gov.vn/Images/editor/files/Toan/2015/05/QCVN41XX_2015_Bao%20c ao%20Vu%20KHCN_19_5.pdf
- Tình hình tai nạn giao thông năm 2015:
http://www.csgt.vn/tintuc/4653/Tinh-hinh-tai-nan-giao-thong-nam-2015.html - Tình hình giao thông hiện nay:
http://www.csgt.vn/tintuc/4653/Tinh-hinh-tai-nan-giao-thong-nam-2015.html