Quan niệm về năng lực người học

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực học tập Toán cho học sinh Tiểu học. (Trang 39 - 40)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.2. Quan niệm về năng lực người học

Giáo dục nước ta trong những năm gần đây đang có những thay đổi mạnh mẽ, quan điểm dạy học theo hướng tiếp cận nội dung đang dần được thay thế bằng quan điểm dạy học tiếp cận năng lực. Chính vì vậy, tìm hiểu làm rõ quan niệm về năng lực người học là điều quan trọng để từng bước thực hiện những thay đổi đó.

Theo Nguyễn Công Khanh: “Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ...phù hợp với lứa tuổi và vận hành chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống” [4]. Hiểu như vậy, năng lực của học sinh có nghĩa là toàn bộ khả năng tái hiện, thông hiểu tri thức, kỹ năng học được và quan trọng

hơn đó là khả năng vận dụng những hiểu biết đó để giải quyết các vấn đề cụ thể đặt ra trong cuộc sống của các em.

Tác giả Nguyễn Thành Ngọc Bảo lại cho rằng: “Năng lực của học sinh chính là khả năng vận dụng kết hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, giải quyết có hiệu quả những vấn đề có thực trong cuộc sống của các em” [7].

Từ những quan niệm về năng lực người học của các tác giả như trên, chúng ta có thể đi đến kết luận: Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ...phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý để thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực học tập Toán cho học sinh Tiểu học. (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)