ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” sinh học 11. (Trang 30 - 33)

2.1. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Nội dung kiến thức Chuyển hóa vật chất và năng lượng” sinh học 11.

- Bài tập thực nghiệm sử dụng trong dạy học và kiểm tra – đánh giá phần

“Chuyển hóa vật chất và năng lượng” sinh học 11.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

2.1.2. Khách thể nghiên cứu

- Quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá kiến thức “Chuyển hoá vật chất và năng lượng” Sinh học 11.

2.2. PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU

- Nội dung chương trình sinh học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng”

sinh học 11.

- Dùng trong rèn luyện và kiểm tra – đánh giá năng lực giải quyết vấn đề.

- Thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Thượng Hiền.

2.3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.3.1. Nghiên cứu về cơ sở lý luận về bài tập thực nghiệm theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

2.3.2. Phân tích nội dung kiến thức, cấu trúc chương trình liên quan đến “Chuyển hoá vật chất và năng lượng” từ đó thiết kế và đề xuất phương án sử dụng bài tập thực nghiệm phù hợp.

2.3.3. Nghiên cứu thực trạng hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua bài tập thực nghiệm trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2.3.4. Đề xuất và xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm cho phần “Chuyển hoá vật chất và năng lượng” Sinh học 11.

2.3.5. Đề xuất và xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thông qua hệ thống bài tập thực nghiệm.

2.3.6. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bài tập thực nghiệm để hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Tổng quan các tài liệu về chủ trương, nghị quyết của Đảng và nhà nước trong công tác giáo dục và đổi mới PPDH, các tài liệu, các bài báo khoa học, công trình nghiên cứu liên quan đến lí luận dạy học.

- Các lý thuyết liên quan đến bài tập thực nghiệm, các bài tập có thể xây dựng thành bài tập thực nghiệm trong dạy học và kiểm tra – đánh giá kiến thức “Chuyển hoá vật chất và năng lượng” Sinh học 11.

- Các tài liệu về kiến thức “Chuyển hoá vật chất và năng lượng” Sinh học 11.

2.4.2. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia

- Trao đổi và xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn về cơ sở, lý luận khoa học, phương pháp nghiên cứu, cách thiết kế và đánh giá hiệu quả áp dụng của hệ thống bài tập thực nghiệm.

- Trao đổi và xin ý kiến của giáo viên và các nhà giáo dục về tình hình áp dụng bài tập thực nghiệm tại trường phổ thông hiện nay.

- Trao đổi trực tiếp và xin ý kiến các giáo viên tại trường thực nghiệm để điều chỉnh, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống các bài tập thực nghiệm tại trường THPT.

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu điều tra thực tiễn Quan sát, phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi, phiếu điều tra để:

- Khảo sát tình hình áp dụng dạy học có áp dụng BTTN cho HS tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và thái độ của HS qua từng tiết học áp dụng BTTN.

2.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm a. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của việc sử dụng bài tập thực nghiệm để rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong dạy học sinh học kiến thức “ Chuyển hoá vật chất và năng lượng” Sinh học 11. Từ đó đưa ra các biện pháp điểu chinh phù hợp.

b. Chuẩn bị thực nghiệm sư phạm

- Gửi giáo án thực nghiệm nhờ GV hướng dẫn và GV phổ thông xem xét, nghiên cứu, góp ý và chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung, mục đích dạy học và năng lực của HS.

- Xin phép nhà trường được đứng giảng tiết thực nghiệm hoặc ngồi cuối lớp để dự xem tiết giảng do GV phổ thông đứng lớp thực nghiệm giúp.

c. Thực nghiệm sư phạm

- Tiến hành thực nghiệm trước trong và sau tại trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, thành phố Đà Nẵng ở một số bài với nhiều dạng bài tập thực nghiệm khác nhau trọng dạy học và kiểm tra đánh giá kiến thức “Chuyển hoá vật chất và năng lượng”

Sinh học 11 để đánh giá kết quả hình thành năng lực giải quyết vấn đề ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

2.4.5. Phương pháp xử lý thông tin

Sử dung thống kê toán học, các sơ đồ, bảng biểu, đồ thị để phân tích và xử lí các kết quả thu được (Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2016).

- Định lượng: Sử dụng một số công cụ toán học để xử lý số liệu tính theo tỉ lệ

% các kết quả điều tra và kết quả thực nghiệm.

- Định tính: Đánh giá, phân tích chất lượng câu trả lời và thái độ tham gia vào bài học để nhận xét mức độ hiệu quả của việc lồng ghép các bài tập thực nghiệm vào quá trình dạy học nhằm rèn luyện khả năng tổng hợp kiến thức và năng lực giải quyết vấn đề của HS.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” sinh học 11. (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)