CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” sinh học 11. (Trang 27 - 30)

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

1.3.CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Để nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã tiến hành quan sát sư phạm, tham khảo giáo án, dự giờ, phiếu điều tra, trao đổi ý kiến với một số giáo viên bộ môn và HS. Qua điều tra cơ bản 14 GV giảng dạy bộ môn Sinh học ở một số trường THPT của thành phố Đà Nẵng, chúng tôi nhận thấy rất 100% GV rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS.

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy phương pháp dạy học nhằm nâng cao năng lực GQVĐ đã có những bước đổi mới tích cực nhằm phát huy năng lực của HS. Các tiết thực hành được chú trọng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của HS. Nguyên nhân được GV đưa ra là do thời lượng dành cho môn học rất hạn hẹp trong khi thực hành thì cần một khoảng thời gian lớn (8 GV chiếm 57,14%); cơ sở vật chất của nhà trường còn chưa đáp ứng, các em phải thực hành theo nhóm nhiều người và chủ yếu chỉ những em giỏi làm nên có nhiều HS yếu hơn khơng được thực hiện thí nghiệm trực tiếp (13 GV chiếm 92,85%), 64,28% GV (9GV) cho rằng thời lượng trên lớp dành cho mơn học khá hạn hẹp nên khó có thể áp dụng thí nghiệm, 21,14% GV nghĩ rằng các kiến thức được truyền tài bằng phương pháp truyền thông sẽ nhanh và tiện hơn so với sử dụng thí nghiệm,… Ngun nhân có thể là vì một số GV đã q quen thuộc với các phương pháp giảng dạy truyền thống như thuyết trình, giảng giải; Bên cạnh đó, các năng lực chuyển đổi giữa lý thuyết và thực hành của của GV còn hạn chế nên đa số các GV khá lúng túng khi khai thác các phương pháp liên quan đến thí nghiệm để phát huy tính tích cực cả HS. Chính vì vậy, chúng ta cần tìm cách có thể khắc phục những bất cập trên, BTTN là một giải pháp rất khả quan khi đặt HS vào điều kiện thí nghiệm ảo. 100% GV đồng ý rất việc áp dụng BTTN là rất cần thiết hoặc cần thiết trong dạy học sinh học.

Bảng 1.2. Kết quả điều tra về phương pháp sử dụng BTTN trong dạy học sinh học ở THPT Khâu sử dụng BTTN Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử sử dụng SL TL % SL TL % SL TL % Sử dụng BTTN trong khâu tìm

hiểu kiến thức mới 1 7,15 5 35,71 8 57,14 Sử dụng BTTN trong khâu

củng cố kiến thức 3 21,43 8 57,14 3 21,43 Sử dụng BTTN trong khâu

kiểm tra đánh giá 0 0,00 3 21,43 11 78,57 Qua bảng 1.4, cho thấy đa số GV sử dụng BTTN ở khâu củng cố và hoàn thiện kiến thức. Cịn khâu tìm hiểu kiến thức mới và kiểm tra đánh giá vẫn cịn khá hạn chế, có đến 57,14% GV khơng sử dụng BTTN trong nghiên cứu bài mới và 78,57% GV không sử dụng BTTN trong kiểm tra đánh giá.

Khi sử dụng BTTN, các GV đã nêu ra các khó khăn sau: 28,57% GV cho rằng việc thiết kế và sử dụng BTTN tốn thời gian; 50% GV nhận xét kỹ năng thực hành của HS còn hạn chế, HS không quen với các BTTN. BTTN dù không yêu cầu HS phải thực hiện trực tiếp thí nghiệm, nhưng vẫn cần có sự hỗ trợ của các cơ sở vật chất khác như máy chiếu, loa, các mơ hình, …64,28% GV chia sẻ rằng, cơ sở vật chất nhà trường hiện không đủ điều kiện để có thể áp dụng nhiều dạng BTTN. Một số ý kiến khác của GV như tỉ lệ áp dụng BTTN kiểm tra đánh giá còn thấp nên cần dành thời gian cho các dạng bài khác, thời lượng tiết học quá sát sao để có thể cho HS tiếp cận nhiều BT.

Bên cạnh đó, chúng tơi cũng tiến hành khảo sát suy nghĩ của GV về khả năng sử dụng BTTN có thể được áp dụng vào những nội dung nào trong chương trình sinh học. 100% GV đồng ý BTTN có thể áp dụng hiệu quả vào các nội dung Chuyển hóa vật chất và năng lượng; Sinh học vi sinh vật. 85,71% GV nghĩ rằng phần Sinh học tế

bào sẽ thích hợp để xây dựng BTTN. 42,86% GV cho rằng BTTN áp dụng vào phần Sinh học cơ thể. 35.71% GV nhận thấy BTTN có thể sẽ phù hợp cho phần Di truyền học. Các GV cũng xác định các kiến thức như Sinh thái học và Tiến hóa thì rất khó để xây dụng thí nghiệm khi chỉ có 7,14% GV được khảo sát cho rằng nội dung phần Sinh thái học có thể xậy dựng BTTN và 0% GV cho rằng nội dung phần Tiến hóa có thể sử dụng BTTN. Qua trên, chúng ta có thể thấy, BTTN có thể áp dụng ở rất nhiều các phần nội dung khác nhau.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ thực tiễn của đề tài cho thấy:

- BTTN có ý nghĩa quan trong trong dạy học Sinh học, đặc biệt là dạy học theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

- BTTN có thể sử dụng ở tất cả các khâu trong dạy học: nghiên cứu kiên thức mới, củng cố - hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá.

- Qua khảo sát thực trạng, việc áp dụng BTTN trong dạy học chưa nhận được nhiều quan tâm từ GV, chưa phát huy được hết tác dụng của nó.

- Phương pháp sử dụng BTTN là một trong những phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính sáng tạp, tự học, năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh và rất phù hợp với nội dung kiến thức Chuyển hóa vật chất và năng lượng, vốn là nội dung có rất nhiều kiến thức liên quan đến thực nghiệm.

Như vậy, thông qua chương I của đề tài, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu, thiết kế, xậy dựng hệ thống BTTN trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng Sinh học 11 là phù hợp cho việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” sinh học 11. (Trang 27 - 30)