CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.3. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.3.3. Quy trình sử dụng BTTN để rèn luyện NL GQVĐ
a. BTTN sử dụng trong dạy học môn Sinh học để phát triển NL GQVĐ
Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất quy trình sử dụng BTTN nhằm rèn luyện NL GQVĐ dùng trong hình thanh, củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức như sau:
Hình 3.2. Quy trình sử dụng BTTN trong dạy học nhằm rèn luyện NL GQVĐ Các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Đặt vấn đề
Ở bước này, GV nêu vấn đề nhằm giúp HS xác định được kiến thức, kỹ năng HS có thể đạt được sau khi giải quyết vấn đề này.
Bước 2: Giao BTTN cho HS
- GV cần xác định sẽ sử dụng BTTN cho khâu nào trong quá trình dạy học: hình thành kiến thức mới; củng cố và hoàn thiện kiến thức; mở rộng và nâng cao kiến thức.
Đặt vấn đề
Giao BTTN cho HS
HS giải BTTN
Thảo luận và thống nhất kết quả
Chính xác hóa kiến thức
Tìm hiểu vấn đề
Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp
Phát hiện vấn đề
Đánh giá giải pháp
- Quyết định BTTN sẽ do từng cá nhân giải quyết hay được làm theo nhóm.
- GV có thể định hướng cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi dẫn dắt.
- GV quy định thời gian HS hoàn thành bài tập.
Bước 3: HS giải BTTN Bước 3A: Phát hiện vấn đề
GV yêu cầu HS tóm tắt lại bài toán. Để làm được điều này, HS cần phải đọc kĩ giả thuyết, yêu cầu của đề bài, phát hiện trọng tâm của BTTN.
Bước 3B: Tìm hiểu vấn đề
HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng liên quan của mình để tư duy, nghiên cứu tìm ra cách giải quyết bài tập. Qua bước này, HS xây dựng được mối liên hệ giữa kiến thức đã biết và kiến thức cần tìm. Ngoài ra, GV có thể hỗ trợ HS để HS khai thác đúng hướng và đưa ra các giải pháp thực hiện.
Bước 3C: Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp
Sau khi đã có các thông tin, kỹ năng cần thiết, HS xây dựng kế hoạch giải quyết bài toán. HS tiến hành lập luận, tính toán để tìm ra lời giải đúng.
Bước 3D: Đánh giá giải pháp
HS kiểm tra lại đỏp ỏn của mỡnh, đỏnh giỏ tớnh hiệu quả, rừ ràng, cú giải phỏp nào thực hiện tốt hơn hay không.
Bước 4: Thảo luận và thống nhất kết quả
Tổ chức thảo luận theo nhóm hoặc cả lớp về cách giải và kết quả, thống nhất về đáp án, lựa chọn cách làm hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, các thắc mắc của từng HS, nhóm sẽ dược giải quyết trước tập thể.
Bước 5: Chính xác hóa kiến thức
GV kết luận về bài toán, giải quyết các vấn đề mà HS còn băn khoăn. Lưu ý, GV nên ưu tiên để HS cùng nhau trả lời các câu hỏi, GV chỉ giải đáp các thắc mắc mà
toàn lớp chưa giải quyết được. Kiểm tra câu trả lời của HS: GV nên thu lại kết quả của các cá nhân hoặc nhóm để kiểm tra, tuyên dương những em làm tốt. Sau khi sử dụng BTTN, GV cần tự đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu để ra của BTTN nhằm điều chỉnh, hoàn thiện BTTN sao cho phù hợp với việc phát huy tính tích cực, phát triển NL GQVĐ của HS.
Ví dụ minh họa
Chúng tôi sử dụng BTTN trong bài “Vai trò của các nguyên tố khoáng” để mở rộng kiến thức nhằm rèn luyện NL GQVĐ, được thiết kế như sau:
Theo N.A. Campell, thủy canh là một hình thức trồng cây trong dung dịch khoáng mà không có đất. Ta có thể điều khiển được các thành phần dinh dưỡng trong dịch thủy canh.
Để xác định triệu chứng thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng khoáng ở cây trồng, người tiến hành thí nghiệm sau: Chuẩn bị 2 bình thủy canh, bình A chứa chứa dịch thủy canh có đầy đủ các nguyên tố khoáng, bình B chứa dịch thủy canh thiếu nguyên tố Nito. Các bình thí nghiệm phải chắn sáng hoàn toàn để ngăn sự phát triển của tảo và phải thông khí oxy cho nước. Rễ cây được ngâm hoàn toàn trong dung dịch thủy canh tiến hành. Quan sát sự phát triển của cây ở 2 bình thủy canh.
1) Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm. Giải thích.
2) Hãy đề xuất thí nghiệm xác định triệu chứng thiếu hụt Photpho ở cây trồng.
3) Hãy xác định phương pháp chẩn đoán thiếu hụt Nito trong đất.
Bước 1: Đặt vấn đề
Giới thiệu BTTN cho HS. Đồng thời giúp HS xác định những kiến thức và năng lực cần đạt được sau khi giải bài tập này:
- Dự doán được hiện tượng thí nghiệm.
- Xác định được phương pháp nghiên cứu triệu chứng thiếu Nito ở cây và phương pháp chẩn đoán thiếu hụt Nito trong đất.
- Biện luận để rút ra phương pháp chúng để nghiên cứu triệu chứng thiếu hụt nguyên tố khoáng trong cây và chẩn đoán sự thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong đất.
Bước 2: Giao BTTN cho HS
- Tiến hành giao BTTN trong phần mở rộng kiến thức.
- Yêu cầu HS làm làm việc theo nhóm (4-5 người/nhóm).
- Hướng dẫn HS giải quyết bài tập bằng hệ thống các câu hỏi dẫn dắt:
+ Giả thuyết cho những dữ kiện gì?
+ Yêu cầu của BTTN là gì?
+ Cây ở bình thủy canh có đầy đủ dinh dưỡng sẽ như thế nào với cây ở bình thiếu Nito?
+ Nếu gặp một cây trồng trên đất có biểu hiện giống như cây trong bình B, ta có thể rút ra được điều gì?
- HS hoàn thành bài tập trong 5 phút.
Bước 3: HS giải BTTN
GV tổ chức cho HS tiến hành nghiên cứu giải quyết BTTN.
Bước 3A: Phát hiện vấn đề: HS tóm tắt lại đề bài, xác định những dữ kiện quan trọng, yêu cầu của bài theo cách mình hiểu.
Bước 3B: Tìm hiểu vấn đề: HS sử dụng giả thuyết để tìm kiếm thông tin đến triệu chứng thiếu hụt Nito ở cây từ đó suy ra phương pháp nghiên cứu triệu chứng thiếu hụt các thành phần dinh dưỡng khoáng. HS so sánh sự khác biệt giữa sử dụng đất và trồng cây với sử dụng dịch thủy canh trồng cây để rút ra cách ứng dụng chẩn đoán sự thiếu hụt nguyên tố dinh dưỡng khoáng ở đất.
Bước 3C: Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp: Lập được kế hoạch và tiến hành giải BTTN.
Bước 3D: Đánh giá giải pháp: Kiểm tra lại kết quả có chính xác và phù hợp với yêu cầu của đề bài hay chưa, có giải pháp nào hiệu quả hơn không. Từ đó hình thành cách giải quyết chung cho những vấn đề tương tự.
Bước 4: Thảo luận và thống nhất kết quả
GV tổ chức cho các nhóm thảo luận trước cả lớp để thống nhất cách giải và đáp của BTTN. Ngoài ra, các cá nhân, các nhóm có thắc mắc về bài tập sẽ trình bày thắc mắc trước tập thể lớp, cả lớp cũng giải quyết các thắc mắc đó. GV có thể đề xuất các vấn đề cho lớp thảo luận.
Bước 5: Chính xác hóa kiến thức
Cả lớp thống nhất kết quả cuối cùng, GV chính xác hóa kiến thức. GV kết luận về bài toán, giải quyết các vấn đề mà HS còn băn khoăn. Lưu ý, GV nên ưu tiên để HS cùng nhau trả lời các câu hỏi, GV chỉ giải đáp các thắc mắc mà toàn lớp chưa giải quyết được. GV nên tuyên dương những HS có những ý kiến hay, đề xuất được những vấn đề thú vị.
Sau khi sử dụng BTTN, GV tự đánh giá hiệu quả nâng cao kiến thức, kỹ năng, năng lực của việc sử dụng BTTN, phương pháp trên có phù hợp để phát huy tính tích cức và phát triển NL GQVĐ ở HS hay không. Từ đó điều chỉnh, hoàn thiện để nâng cao hiệu quả sử dụng BTTN.
b. BTTN dùng trong KTĐG
Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất quy trình sử dụng BTTN nhằm rèn luyện NL GQVĐ dùng trong KTĐG như sau:
Hình 3.3. Quy trình sử dụng BTTN trong KTĐG Các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu KTĐG
Hoạt động KTĐG nhằm các mục đích cơ bản sau:
- Đánh giá phân loại HS
- Cung cấp thông tin phản hồi cho HS về trình độ HS của mình từ đó điều chỉnh hoạt động học sao cho phù hợp.
- Cung cấp thông tin phản hồi cho GV về khả năng của HS, mức độ phù hợp của hoạt động dạy từ đó thực hiện các thay đổi tích cực nhằm nâng cao trình độ của người học.
Bước 1: Xác định mục tiêu KTĐG
Bước 2: Xác định nội dung KTĐG Bước 3: Lựa chọn BTTN phù hợp
Bước 5: Xây dựng rubric cho BTTN
Bước 6: Giao BTTN cho HS
Bước 7: Đánh giá kết quả Bước 4: Đề xuất đáp án
Chớnh vỡ vậy, hoạt động KTĐG phải cú mục tiờu rừ ràng để đỏnh giỏ và nhận xột được trình độ của từng HS một cách khách quan và hiệu quả nhất.
Bước 2: Xác định nội dung KTĐG
KTĐG cần đánh giá được mức độ của HS nên cần có sự phân hóa trong các câu hỏi. Vì thế, GV cần phân tích được đâu sẽ là những nội dung cơ bản và đâu là những nội dung nâng cao nhằm phân biệt HS ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra, dù cùng một nội dung nhưng ở các hình thức khác nhau, mức độ phức tạp sẽ khác nhau, GV cần có sự phân bố, sắp xếp hợp lý để khai thác thông tin phản hồi từ hoạt động KTĐG nhiều nhất có thể.
Bước 3: Lựa chọn BTTN phù hợp với KTĐG
Dựa vào sự phân tích nội dung ở bước trên, GV lựa chọn BTTN phù hợp với hoạt động KTĐG. BTTN phải thỏa mãn về độ khó, phù hợp với việc phân loại HS. Lưu ý, GV không nên đưa các kiến thức quá mới vào BTTN do KTĐG là nhằm kiểm tra lại các kiến thức đã lĩnh hội được của HS.
Bước 4: Đề xuất đáp án
Dựa vào BTTN đã lựa chọn ở bước trên, GV đề xuất bộ đáp án phù hợp.
Bước 5: Xây dựng các tiêu chí đánh giá BTTN
GV xây dựng tiêu chí nhằm đánh giá các mức độ của HS sau khi hoàn thành BTTN. Khi xây dựng tiêu chí, GV cần quan tâm đến các tiêu chí dùng để đánh giá và các mức độ đạt được của HS sao cho phù hợp với mục tiêu đánh giá.
Bước 6: Giao BT cho HS
GV tiến hành giao BT cho HS trong giờ kiểm tra. ở bước này, GV cần đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch. GV thu kết quả làm bài của HS sau khi HS hoàn thành bài làm.
Bước 7: Đánh giá kết quả
Thông qua kết quả của HS, GV nhận xét, đánh giá, phân loại HS. Từ đó, GV có thể nhìn nhận về trình độ chung của tập thể HS và mức độ đạt được của từng cá nhân HS, gián tiếp đánh giá được kết quả giảng dạy của bản thân để hoàn thiện hơn hoạt
động dạy. Kết quả đánh giá cần phải được thông báo đến HS để HS nắm được trình độ của mình.
Ví dụ minh họa
BTTN dùng trong KTĐG kiến thức quang hợp ở thực vật Bước 1: Xác định mục tiêu KTĐG
- Đáng giá kết quả học tập của HS sau khi học xong bài Quang hợp ở thực vật.
- Đánh giá được NL GQVĐ ở HS.
Bước 2: Xác định nội dung KTĐG - Khái niệm và PTTQ của QH.
- Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến quang hợp.
- Ảnh hưởng của quang hợp đến năng suất cây trồng Bước 3: Lựa chọn BTTN phù hợp với KTĐG
Để xác định ảnh hưởng của quang hợp đến năng suất cây trồng bạn An quyết định làm thí nghiệm.
Chọn 2 chậu khoai lang con A và B. Chậu A được để ở ngoài trời có ánh sáng 10h/ngày trong khi chậu B chỉ được để ngoài sáng 4h/ngày. Trong quá trình phát triển, cả 2 chậu đề được chăm sóc, bón phân và tưới nước như nhau. Sau 3 tháng, thu hoạch lấy tất cả củ ở 2 chậu A và B đem đi cân để so sánh khối lượng.
Câu 1: Hãy dự đoán kết quả khi đo tổng khối lượng của củ ở chậu A và chậu B.
Câu 2: Vì sao lại có sự khác nhau giữa sản phẩm của chậu A và chậu B?
Câu 3: Thí nghiệm cây của chậu A khác với cây của chậu B ở điều kiện:
Câu 4: Hãy nêu mối liên hệ giữa ánh sáng năng suất cây trồng.
Câu 5: Để chứng minh nguyên tố khoáng là yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp và năng suất cây trồng. Em sẽ đề xuất thí nghiệm như thế nào?
Bước 4: Đề xuất đáp án
Câu 1: Khối lượng củ ở chậu A lớn hơn so với chậu B.
Câu 2: Vì chậu A có thời gian chiếu sáng nhiều hơn nên thực hiện quang hợp nhiều hơn, tạo nhiều cacbohidrat hơn nên có khối lượng củ lớn hơn.
Câu 3: điều kiện chiếu sáng.
Câu 4: Ánh sáng làm tăng cường độ quang hợp, mà quang hợp quyết định 90-95%
năng suất cây trồng nên ánh sáng có thể làm tăng năng suất cây trồng.
Chậu A
Thời gian chiếu sáng 10 tiếng/ ngày
Chậu B
Thời gian chiếu sáng 4 tiếng/ ngày
Câu 5: Chăm sóc 2 chậu cây trong điều kiện chăm sóc, tưới nước giống nhau. Chậu A được bón thêm các nguyên tố khoáng trong khi chậu B thì không.
Bước 5: Xây dựng tiêu đánh giá BTTN
Tiêu chí Mô tả tiêu chí chất lượng
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
Phân tích tình huống
(A.2)
-Không dự đoán được hiện tượng thí nghiệm.
-Không giải thích được hiện tượng thí nghiệm.
-Dự đoán được hiện tượng thí nghiệm.
-Giải thích được hiện tượng thí nghiệm nhưng còn thiếu sót.
-Dự đoán được hiện tượng thí nghiệm: Tổng khối lượng củ ở chậu A lớn hơn so với chậu B.
-Giải thích được hiện tượng là do sự khác biệt trong thời gian chiếu sáng của 2 cây dẫn đến cây chậu A có năng suất quang hợp mạnh hơn chậu B nên trọng lượng củ của cây chậu A lớn hơn.
Vận dụng vào tình huống mới
(B.2)
-Không
nghiên cứu tìm được cách chứng minh sự ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đối với năng suất cây trồng.
- Nghiên cứu tìm được cách chứng minh sự ảnh hưởng của nguyên tố khoáng lên năng suất cây trồng nhưng còn chưa chính xác.
- Nghiên cứu tìm được cách xác định sự ảnh hưởng của nguyên tố khoáng lên năng suất cây trồng.
Thiết lập không gian
vấn đề (C.1)
-Không thu thập được thông tin liên quan đến vấn đề
-Thu thập nhưng chưa làm rừ được cỏc thông tin liên quan đến vấn đề.
- Thu thập và làm rừ cỏc thụng tin có liên quan đến vấn đề:
+ Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp Cacbohidrat và giải phóng oxi từ khí cacbonic và nước.
+ Quang hợp quyết định 90-95%
năng suất cây trồng.
+ Cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp tăng đến một mức khi cường độ quang hợp giữ nguyên dù cường độ ánh sáng có tăng.
+ Nguyên tố khoáng cũng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Đề xuất giải pháp (C.2)
- Đề xuất và phân tích được giải pháp giải quyết vấn đề.
-Đề xuất và phân tích được giải pháp giải quyết vấn đề nhưng còn thiếu logic.
- Đề xuất, lựa chọn và giải thích được giải pháp phù hợp nhất:
+ Tìm được mối liên hệ giữa ánh sáng, quang hợp và năng suất cây trồng.
+Dự đoán và giải thích hiện thượng thí nghiệm.
+Rút ra kết luận về thí nghiệm.
+Đề xuất thí nghiệm chứng mình nguyên tố khoáng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Phương án đánh giá:
- Mức độ 3: HS trả lời chính xác các yêu cầu của BTTN, lập luận chặt chẽ, logic có tính sáng tạo. Điểm đạt được ở mức độ này là từ 90-100% số điểm của câu hỏi.
- Mức độ 2: HS trả lời đúng được một số yêu cầu của BTTN. Điểm đạt được ở mực độ này là từ 50-80% số điểm của câu hỏi.
- Mức độ 1: HS không trả lời được hoặc trả lời sai các yêu cầu của bài tập. Điểm đạt được ở mức độ này là dưới 50% số điểm của câu hỏi.
Tùy vào mức độ phù hợp ở câu trả lời của HS mà GV cho số điểm tương ứng với các mức độ. Tổng số điểm các câu sẽ là điểm cuối cùng của HS.
Bước 6: Giao BT cho HS
Bài kiểm tra được tiến hành trên lớp trong vòng 10 phút.
Bước 7: Đánh giá kết quả
GV dựa vào rubric tiến hành đánh giá kết quả và phân loại HS. GV tiến hành phản hồi kết quả làm bài cho HS.
3.4. KẾT QUẢ XÂY DỰNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM PHÁT TRIỂN NĂNG