Đánh giá năng lực

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” sinh học 11. (Trang 25 - 27)

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

1.2.3.Đánh giá năng lực

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.3.Đánh giá năng lực

a. Khái niệm

 Đánh giá

Đánh giá là một thuật ngữ rất quen thuộc trong nhiều lĩnh vực. Hiện này, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đánh giá xét trên nhiều góc độ. Theo Jean-Marie De Ketele (1989), đánh giá có nghĩa là “thu thập một tập hợp thơng tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay đã được điều chỉnh trong q trình thu thập thơng tin nhằm đưa ra một quyết định” [13]. Trong giáo dục, đánh giá là một quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thơng tin về đối tượng cần đánh giá (hiểu biết về năng lực của HS, chương trình, nhà trường,…) một cách có hệ thống nhằm mục đích hiểu biết sâu và sử dụng các thông tin này để ra quyết định về học sinh, về chương trình, về nhà trường hay đưa ra các chính sách giáo dục [13].

 Đánh giá năng lực

Đánh giá năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ trong một bối cảnh có ý nghĩa (Leepil, 2011). Đánh giá theo NL là đánh giá khả năng HS áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học được vào trong các tình huống thực tiễn của cuộc sống hằng ngày. Thang đo trong đánh giá NL được quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học, do đó, thay vì phân loại, xếp hạng giữa các người học với nhau, đánh giá NL tập trung vào mục đích đánh giá sự tiến bộ của người học.

b. Nguyên tắc đánh giá năng lực

Khi đánh giá năng lực HS, người đánh giá các đảm bảo các nguyên tắc sau: - Phản ánh được mục tiêu giáo dục: Đảm bảo sự phù hợp của mục tiêu, chương trình, nội dung giảng dạy và hoạt động kiểm tra đánh giá.

- Đánh giá phải đi đôi với phản hồi: Ý nghĩa chính của việc đánh giá là cung cấp thông tin phản hồi nhằm nâng cao hoạt động dạy của GV và hiệu quả học tập của HS. Chính vì vậy, hoạt động đánh giá phải ln luôn chú trọng đến việc khai thác thông tin phản hồi.

- Phải kiểm tra đánh giá được các NL khác nhau của HS: Mỗi cá nhân cần phải sở hữu nhiều loại năng lực khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Vì vậy, GV cần phải sử dụng nhiều hình thức, cơng cụ đánh giá nhằm thu thập được nhiều thông tin về các loại năng lực khác nhau của người học để kịp thời điều chỉnh hoạt động giáo dục.

- Có độ tin cậy: Đối với một cơng cụ đánh giá phải cho ra kết quả tương tự nhau khi đánh giá các đối tượng tương đương nhau. Kết quả đánh giá có tính ổn định, chính xác và thống nhất.

- Có giá trị: Các thơng tin thu thập được phải có tính chính xác và liên quan mật thiết đến đối tượng về lĩnh vực đánh giá.

- Đảm bảo tính khách quan: Nguyên tắc khách quan được thực hiện sao cho kết quả đánh giá ít chịu ảnh hưởng từ các yếu tố chủ quan khác.

- Đảm bảo được tính cơng bằng: Người đánh giá thực hiện hoạt động đánh giá một cách khách quan, minh bạch khơng thiên lệch một cá nhân hoặc một nhóm nào.

- Tính tồn diện: Kết quả đánh giá phải phản ánh đầy đủ sự phát triển của các NL thành phần và các tiêu chí của NL được đo lường.

- Đảm bảo tính giáo dục: Hoạt động đánh giá NL cần đảm bảo đánh giá được sự tiến bộ của HS về NL đó. Từ kết quả đánh giá của mình, HS nhận thấy được khả năng của bản thân và những gì cần cố gắng hơn trong học tập.

- Đảm bảo tính cơng khai: Q trình đánh giá là một q trình cơng khai. Các tiêu chí và các yêu cầu đánh giá cần được công bố rõ ràng, đúng thời điểm.

- Có mối liên hệ với thực tiễn: Cơng cụ đánh giá cần được thực hiện trong các tình huống, bối cảnh thực tế nhằm tạo điều kiện cho người học thể hiện tốt nhất NL trong môi trường thực.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” sinh học 11. (Trang 25 - 27)