1.1. Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng
1.1.3. Các yếu tố tác tác động đến sự phát triển của chuối cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
1.1.3.1. Cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng
Cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng bao gồm cả tài sản vật chất và thông tin cần thiết để vận hành một chuỗi cung ứng. Điều này bao gồm các nhà máy mà ở đó các công ty sản xuất và phân phối các sản phẩm của mình; thiết bị cố định và di động
bên trong các nhà máy đó; bộ phận phân phối vận chuyển sản phẩm trong mạng lưới sản xuất; và hệ thống công nghệ thông tin cần thiết để lập kế hoạch, thực hiện và theo dừi cỏc hoạt động của chuỗi cung ứng.
Cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng là yếu tố lớn nhất trong việc xác định chi phí và kết quả dịch vụ của chuỗi cung ứng. Các công ty như Unilever đã thực hiện các nghiên cứu về chuỗi cung ứng đầu cuối của họ để xác định và xếp hạng các cơ hội giảm chi phí. Nghiên cứu chỉ ra rằng 80% cơ hội để giảm chi phí đến từ việc tái thiết kế lớn các cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng của họ (về số lượng và vị trí) và hệ thống công nghệ thông tin. Chỉ có 20% cơ hội giảm chi phí có thể được thực hiện với các cải tiến quy trình. Do tác động lớn như vậy mà cơ sở hạ tầng chuỗi cung1 ứng được các doanh nghiệp đầu tư hằng năm để cải tiến chất lượng chuỗi cung ứng nhằm tối ưu hóa sản xuất và giảm chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được các khoản chi phí khổng lồ nhờ các cải tiến trong thiết kế cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng nhờ sự phát triển của hệ thống giao thông, hệ thống kho bãi, hệ thống thông tin liên lạc.
Hệ thống giao thông có tác động rất lớn tới giá thành của sản phẩm do để sản phẩm đi được đến tay người tiêu dùng cần sử vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất tới các bên vẫn chuyển dịch vụ và tới tay khách hàng. Ở Việt Nam tác động này còn rất lớn vì chi phí vận tải ở Việt Nam vẫn còn chiếm 30 đến 40% giá thành sản phẩm. Ngoài ra hệ thống2 giao thông phát triển còn là việc kết nối các phương thức vận tải hiệu quả, là cách rất tốt để phát huy nguồn lực về hạ tầng, con người, thị trường nội địa và khu vực, nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng, giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn, rút ngắn thời gian quay vòng vốn và tạo nguồn lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp.
Hệ thống kho bãi là một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi cung ứng là nơi cất giữ hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí các hàng hóa được lưu.
1 Nguồn: https://supplychainminded.com/5-things-you-should-know-about-supply-chain-infrastructure/
2 Nguồn: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phat-trien-nganh-dich-vu-logistics-tai-viet-nam- 306129.html
Quản trị hệ thống kho bãitốt giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối hàng hóa. Nhờ đó kho có thể chủ động tạo ra các lô hàng với quy mô kinh tế trong quá trình sản xuất và phân phối, giảm chi phí bình quân trên một đơn vị, tiết kiệm chi phí lưu thông thông qua việc quản lý tốt hao hụt hàng hóa, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả cơ sở vật chất của kho. Ngoài ra với khi hệ hệ thống kho bãi hiệu quả sẽ giúp duy trì nguồn cung ổn định, sẵn sàng giao bất kỳ lúc nào khách hàng có nhu cầu, cung cấp đến khách hàng dịch vụ tốt hơn do hàng hóa đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng, tình trạng và tạo nên sự khác biệt và tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin liên lạc có thể hỗ trợ những hoạt động tác nghiệp và đồng thời cũng là sự hợp tác giữa các công ty trong chuỗi cung ứng. Bằng việc sử dụng hệ thống mạng dữ liệu tốc độ cao và cơ sở dữ liệu, các công ty có thể chia sẻ dữ liệu để quản lý toàn diện chuỗi cung ứng. Hiệu quả sử dụng hệ thống này là một vấn đề cốt yếu để thành công trong công ty. Ba chức năng cấu tạo nên một hệ thống cho tất cả các hệ thống thông tin hoạt động đó là thu nhập và giao tiếp dữ liệu, lưu trữ và phục hồi dữ liệu, xử lý và báo cáo dữ liệu. Hệ thống thông tin tạo ra nhiều công nghệ bằng một vài sự kết hợp hoạt động của những chức năng trên. Khả năng kết hợp cụ thể là tùy thuộc vào nhu cầu công việc mà hệ thống đó được lập để hoạt động. Hệ thống thông tin được thực hiện nhằm hỗ trợ nhiều khía cạnh khác nhau trong quản trị chuỗi cung ứng.
1.1.3.2. Nguồn nhân lực
Trong các nguồn lực của doanh nghiệp, nguồn nhân lực là yếu tố cần đặt vị trí ưu tiên cần quan tâm. Chuỗi cung ứng là một lĩnh vực chuyên biệt. Bởi vậy, doanh nghiệp cần tìm kiếm những cá nhân có kỹ năng, kiến thức và thái độ phù hợp. Điều này sẽ quyết định phần lớn tới những chiến lược quản trị chuỗi cung ứng có được thực hiện hiệu quả hay không. Một doanh nghiệp dù có nguồn lực tài chính dồi dào, cơ sở hạ tầng hiện đại, công nghệ được áp dụng triệt để nhưng không có nguồn nhân lực chất lượng cao để khai thác và vận hành thì chuỗi cung ứng nói riêng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chúng không thể thành công. Việc có đúng người với đúng kỹ năng là bước đầu tiên tiến tới sự hoàn hảo trong chuỗi cung
ứng. Những thành viên sáng giá sẽ là những người có cái nhìn rộng về các hoạt động kinh doanh cũng như chấp nhận quan điểm có tính quy trình đối với các công việc và hoạt động. Việc quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận kỹ thuật, mua hàng, logistics, nhà cung ứng, khách hàng và tiếp thị để kết nối các hoạt động và các dòng chảy của nguyên liệu. Để làm tốt đòi hỏi cần nguồn nhân lực chất lượng cao phải kết nối các khoảng cách này để đảm bảo sự thông suốt. Các cá nhân có kỹ năng về quản lý chi phí cũng là nhân tố cực kỳ quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng. Khi mà các công ty đang miễn cưỡng tăng giá bán thì quản lý chi phí trở nên đặc biệt quan trọng đối với sự thành công dài hạn.
Để tiếp cận với đúng kỹ năng cần thiết sẽ đòi hỏi một chiến lược nhân sự vững chắc bao gồm cả việc phát triển những nhân viên tài năng từ mảng chuỗi cung ứng, từ những phòng ban và thậm chí là từ các công ty khác, tuyển chọn những sinh viên ưu tú từ các trường đại học. Ngoài ra cần có chương trình đánh giá chi tiết kiến thức và kỹ năng nhân viên thường xuyên để có những chương trình đào tạo và huấn luyện phù hợp. Những nỗ lực này sẽ giúp đạt tới mục tiêu chung: đảm bảo rằng các thành viên tham gia đạt yêu cầu có thể hỗ trợ các đòi hỏi trong chuỗi cung ứng.
1.1.3.3. Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là một công cụ then chốt trong việc quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Hệ thống công nghệ thông tin cho chuỗi cung ứng có thể điểm qua như sau thu thập dữ liệu, lưu trữ và phục hồi, báo cáo và phân tích, tổng hợp và cải tiến. Công nghệ thông tin áp dụng trong tất cả các quy trình từ những khâu mua bán nguyên liệu đầu vào cho đến việc phân phối sản phẩm, thu hồi. Thêm vào đó, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ để cơ cấu lại toàn bộ phân phối thiết lập để đạt được cấp độ dịch vụ cao hơn và hàng tồn kho thấp hơn và chi phí chuỗi cung ứng thấp hơn Nó có thể hiển thị thời gian thực cho phép các nhà quản trị nhanh chóng có các quyết định trong chuỗi cung ứng. Tất cả đều nhằm phục vụ nhu cầu quản trị từ thiết kế chuỗi cung ứng, vận hành, lập báo cáo và đề xuất kế hoạch mới
Ngoài ra, hiện nay, cùng với sự xuất hiện của công nghệ mới, quản trị chuỗi cung ứng trở nên đơn giản về cách xử lý dữ liệu. Vấn đề then chốt trong quản trị chuỗi cung ứng không phải là dữ liệu được thu thập mà là dữ liệu nào nên được chuyển dịch, dữ liệu nào là quan trọng đối với quản trị chuỗi cung ứng và dữ liệu nào có thể được bỏ qua. Đồng thời, cân nhắc tích hợp thương mại điện tử vào hệ thống chuỗi cung ứng một cách hiệu quả để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Nhắc đến công nghệ thông tin áp dụng cho chuỗi cung cứng không thể không kể đến xu hướng máy tính hóa. Trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng, máy tính ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình. Để thực hiện quy trình chuỗi cung ứng cần rất nhiều công việc và nhiều công văn, giấy tờ, chứng từ. Khi sản xuất phát triển, lượng hàng hóa nhiều, phức tạp về chủng loại, rộng về địa bàn và đòi hỏi chặt chẽ về thời gian, lượng chứng từ thì việc xử lý nhanh chóng, chính xác, kịp thời đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của máy vi tính. Nhờ có máy tính, số lượng hồ sơ khổng lồ được ghi lại và xử lí. Nhân lực chuỗi cung ứng cũng được giải phóng khỏi những công việc sự vụ giấy tờ. Nhờ xử lý số liệu nhanh nên các nhà quản trị chuỗi cung ứng có thể đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn. Xu hướng ứng dụng kết nối thông tin mạng với nhà cung cấp và khách hàng tăng nhanh góp phần nâng cao tốc độ và hiệu quả các giao dịch đầu vào và đầu ra. Phần lớn các công ty tập trung đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại trong đã trang bị hệ thống máy tính kết nối hiệu quả. Sức mạnh của mạng internet trong tốc độ truyền tải thông tin và liên kết còn làm thay đổi kỳ vọng của khách hàng với các nhà cung cấp. Nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng ngày càng cao hơn. Trước đòi hỏi mới này, các công ty cần nhanh chóng sử dụng công nghệ không chỉ để kết nối nhu cầu thông tin của khách hàng với khả năng cung cấp của doanh nghiệp một cách tức thời mà còn là một phương tiện kinh doanh hiện đại, nhằm đáp ứng nhanh nhất những yêu cầu của khách hàng một cách chính xác.Như vậy hiện tại, các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng cần có các giải pháp nâng cao trình độ về công nghệ thông tin để có thể đáp ứng được nhu cầu quản trị hiện tại, sử dụng các giải pháp công nghệ, xây dựng phần mềm tương thích, tăng cường hệ thống IT.