Những điểm hạn chế trong quản trị chuỗi cung ứng của HONDA GLOBAL

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH mô HÌNH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG của HONDA GLOBAL và bài học KINH NGHIỆM CHO các DOANH NGHIỆP sản XUẤT ô tô của VIỆT NAM (Trang 82 - 85)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA HONDA GLOBAL

2.3. Đánh giá mô hình quản trị chuỗi cung ứng của HONDA GLOBAL

2.3.3. Những điểm hạn chế trong quản trị chuỗi cung ứng của HONDA GLOBAL

thể giảm tối đa hiện tượng tồn kho, ứ đọng vốn, giảm diện tích kho bãi, tăng chất lượng sản phẩm, giảm phế liệu, sản phẩm lỗi, tăng năng suất nhờ giảm thời gian chờ đợi, linh hoạt trong thay đổi qui trình sản xuất, thay đổi mẫu mã sản phẩm, giảm lao động gián tiếp.

2.3.3. Những điểm hạn chế trong quản trị chuỗi cung ứng của HONDA GLOBAL

Thứ nhất, chuỗi cung ứng gặp khó khăn khi chuỗi cung ứng có tính chất toàn cầu và có sự khác biệt rất lớn giữa các khu vực

Do mạng lưới toàn cầu và tính chất đa dạng của lực lượng lao động, Honda Global đang gặp phải một số vấn đề cần được giải quyết. Do Honda đang hoạt động trên toàn thế giới nên hãng đang gặp khó khăn trong việc quản lý các mô hình chuỗi cung ứng có tính riêng biệt. Hiểu biết và hợp tác hiệu quả giữa lực lượng lao động có sự đa dạng về văn hóa là một trong những rào cản chính của tập đoàn để có thể vận chuỗi cung ứng hiệu quả. Giao tiếp từ những nơi xa nhau không khó nhưng để thực sự hiểu nhau với những người khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ là một vấn đề thực sự mà nếu không được giải quyết đúng cách có thể đưa công ty đến chỗ thua lỗ và mất khả năng bám sát thị trường.

Do việc hướng đến thị trường toàn cầu ngày nay nên việc hiểu và tuân theo các yêu cầu tuân thủ khác nhau trong khu vực, quốc gia và quốc tế có thể là một vấn

đề rất khó khắn đối với tập đoàn. Ở mỗi đất nước hay khu vực luôn có thậm chí hàng trăm, bộ quy tắc và quy định mà hoạt động chuỗi cung ứng của tập đoàn cần tuân thủ. Điều này bao gồm luật an toàn, luật bảo vệ môi trường, các quy tắc và hướng dẫn về tính toàn diện và khả năng tiếp cận, cộng với tải thêm các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật chất lượng mà sản phẩm của Honda Global phải tuân thủ.

Nhân viên từ các nhà thiết kế công nghiệp và kỹ sư đến những người quản lý lưu trữ, vận chuyển và logistics cần phải nhận thức được các quy tắc và quy định có liên quan không chỉ ở địa phương mà trên toàn bộ chuỗi cung ứng. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho việc hoạt động suân sẻ của toàn hệ thống chuỗi cung ứng của tập đoàn.

Chuỗi cung ứng toàn cầu rất phức tạp. Thêm vào đó là các tính năng của ô tô luôn thay đổi và thách thức ngày càng lớn. Một sản phẩm được đưa ra thị trường và khách hàng nhanh chóng gây áp lực cho các tập đoàn để đưa ra các sản phẩm tiếp theo. Sự đổi mới rất quan trọng vì nó cho phép các tập đoàn duy trì tính cạnh tranh trên thị trường, nhưng đó cũng là một thách thức. Để nâng cao sản phẩm, Honda Global phải thiết kế lại mạng lưới cung ứng của họ và đáp ứng nhu cầu thị trường theo cách minh bạch cho khách hàng.

Thứ hai, chuỗi cung ứng của Honda Global chịu nhiều từ tác động bên ngoài

Bản chất toàn cầu của ngành công nghiệp ô tô khiến nó rất nhạy cảm với các yếu tố chính trị, kinh tế, môi trường, thị trường bên ngoài và các yếu tố khác. Thuế quan, các thỏa thuận thương mại và hoạt động chính trị có thể làm thay đổi đáng kể chi phí nhập khẩu và xuất khẩu các bộ phận và xe cộ. Thảm họa môi trường có thể làm gián đoạn các bộ phận lớn của chuỗi cung ứng ô tô. Nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi cùng với việc chuyển sang sử dụng nhiều xe điện hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn đồng nghĩa với việc xu hướng mua đang bị gián đoạn. Điển hình như do đợt Covid 19 vừa qua, Honda Global đã đóng cửa 4 nhà máy sản xuất xe tại Mỹ do dự đoán thị trường sẽ sụt giảm. Honda Global dự báo lợi nhuận hoạt động năm tài chính kết thúc vào tháng ba năm 2021 giảm 68% do bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19 khiến nhu cầu sẽ hơi đi xuống và doanh số bán hàng bị giảm mạnh. Nhà sản xuất ô tô số 3 Nhật Bản dự kiến lợi nhuận sẽ giảm xuống 200 tỷ yên (1,89 tỷ

USD) trong năm tính đến cuối tháng 3 năm 2021, tệ hơn so với ước tính lợi nhuận trung bình đạt 260 tỷ yên từ 19 nhà phân tích được Refinitiv thăm dò ý kiến. Triển vọng của Honda Global được đưa ra sau khi hãng này công bố khoản lỗ hoạt động 113,7 tỷ yên trong quý 4 - 6 do doanh số bán xe yếu.7

Một chiếc xe trung bình có khoảng 30.000 bộ phận riêng lẻ. Mỗi bộ phận đó đều được sản xuất trong nhà hoặc có nguồn gốc từ nhà cung cấp bên thứ ba. Sự chậm trễ chỉ trong một phần của chuỗi cung ứng có thể làm chậm quá trình sản xuất và phân phối các thành phần quan trọng, dẫn đến dây chuyền sản xuất ngừng hoạt động. Khi Honda Global áp dụng mô hình sản xuất JIT, bất kỳ tác động nào đến việc xây dựng và phân phối xe suôn sẻ đồng nghĩa với việc thiếu hụt hàng tồn kho và mất doanh thu.

7 Nguồn: https://www.businesstoday.in/sectors/auto/covid-19-impact-honda-projects-68-dip-in-annual- profits/story/412073.html

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ CHUỖI

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH mô HÌNH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG của HONDA GLOBAL và bài học KINH NGHIỆM CHO các DOANH NGHIỆP sản XUẤT ô tô của VIỆT NAM (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)