1.2. Quy trình quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
1.2.1. Hoạch định ban đầu
Dự báo nguồn cầu tạo nên nền tảng của tất các các quá trình lên kế hoạch cho chuỗi cung ứng. Trong kinh doanh và đặc biệt trong ngành công nghiệp sản xuất, nếu không muốn nói là tất cả, đều được dựa trên dự báo nhu cầu sản xuất trong tương lai. Vì lý do này, các nhà sản xuất luôn xem dự báo nhu cầu sản xuất là một trong những nền tảng quan trọng để thực hiện quy trình sản xuất một cách chính xác, đúng thời điểm và hiệu quả. Sau đây là những thông tin đầu vào đặc trưng thường dùng để dự báo nhu cầu sản xuất:
-Xu hướng mua hàng trong quá khứ: Dữ liệu từ 2-5 năm trước thường sẽ được sử dụng để phân tích hoạt động bán hàng.
-Dự bỏo từ nhà cung cấp: hiểu rừ được xu hướng từ cỏc nhà cung cấp để thích ứng với mọi hoàn cảnh một cách linh hoạt.
-Thay đổi theo mùa: lượng hàng bán ra sẽ nhiều hơn vào một vài thời điểm nhất định trong năm, vì vậy nhà sản xuất cần những thông tin này để đưa ra kế hoạch sản xuất thích hợp. Hơn nữa, những yếu tố khác như vòng đời vật liệu thô cũng nên được bao gồm khi phân tích.
-Áp dụng các quy tắc của doanh nghiệp: Tái kiểm tra và tái xác định những hạn chế của chu trình sản xuất, chẳng hạn như giới hạn dung lượng kho bãi để cân nhắc xem số lượng sản xuất bao nhiêu là thích hợp nhất.
Về phương pháp dự báo lượng cầu, có nhiều phương pháp để dự báo lượng cầu tuy nhiên phần lớn đều thuộc hai phương pháp: phương phaps dự báo định tính và phương pháp dự báo định lượng
Phương pháp dự báo định tính
-Lấy ý kiến ban điều hành doanh nghiệp: Theo phương pháp này, một nhóm nhỏ các nhà quản lý điều hành cấp cao sử dụng tổng hợp các số liệu thống kê phối hợp với các kết quả đánh giá của các cán bộ điều hành marketing, kỹ thuật, tài chính và sản xuất để đưa ra những con số dự báo về nhu cầu sản phẩm trong thời gian tới. Phương pháp này sử dụng được trình độ và kinh nghiệm của những cán bộ trực tiếp liên quan đến hoạt động thực tiễn.
-Lấy ý kiến của lực lượng bán hàng: Mỗi người phụ trách bán hàng sẽ dự đoán số lượng hàng bán được trong tương lai ở khu vực mình phụ trách.
Những dự báo này được thẩm định để đoán chắc là nó hiện thực, sau đó phối hợp các dự đoán của tất cả các khu vực khác để hình thành dự báo của toàn quốc
-Nghiên cứu thị trường người tiêu dùng: Phương pháp này tập trung vào việc lấy ý kiến của khách hàng hiện tại và tiềm năng cho kế hoạch tương lai của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu do phòng nghiên cứu thị trường thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức các cuộc điều tra lấy ý kiến
của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, gửi phiếu điều tra tới gia đình hoặc cơ sở tiêu dùng...
-Phân tích Delphi: Phân tích Delphi là phương pháp bao gồm một nhóm quá trình thực hiện nhằm đảm bảo việc nhất trí cao trong dự báo trên cơ sở tiến hành một cách nghiêm ngặt, năng động, linh hoạt việc nghiên cứu lấy ý kiến của các chuyên gia. Phương pháp này huy động trí tuệ của các chuyên gia ở những vùng địa lý khác nhau để xây dựng dự báo.
Phương pháp dự báo định lượng
Đây là phương pháp sử dụng các số liệu trong quá khứ và các phép tính để đưa ra con số ước lượng cùng sai số cho lượng cầu. Các phương pháp dự báo lượng cầu định lượng bao gồm có: bình quan di động đơn giản, bình quân di động có trong số, san bằng mũ, hoạch định xu hướng, chỉ số mùa vụ, phương pháp dự báo nhân quả.
Với cùng một tập dữ liệu trong quá khứ, tuy nhiên với mỗi phương pháp sẽ cho ra các kết quả dự báo lượng cầu trong tương lai khác nhau, các doanh nghiệp sẽ dựa vào đặc tính của sản phẩm kinh doanh cũng như các dữ liệu có thể thu thập được để tìm ra phương pháp ước lượng tối ưu nhất.
1.2.1.2. Định giá sản phẩm
Định giá sản phẩm là dùng các phương pháp, cách thức, công thức tính giúp doanh nghiệp xác định mức giá cụ thể của sản phẩm. Định giá sản phẩm là công việc rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.
Quyết định giá bán sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố tuy nhiên những nhân tố này có thể chia thành 2 nhóm cơ bản: các nhân tố bên trong doanh nghiệp và các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp bao gồm mục tiêu của doanh nghiệp (mục tiêu theo đuổi lợi nhuận, mục tiêu tiêu diệt đối thủ cạnh tranh,…); chính sách marketing, bán hàng của doanh nghiệp, chi phí sản phẩm,… Các nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm nhu cầu của thị trường, tính cạnh tranh của sản phẩm cùng loại, các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, môi trường kinh doanh, …
Về mặt phương pháp, doanh nghiệp phải xác định được việc định giá sản phẩm phục vụ cho mục đích dài hạn hay ngắn hạn. Các quyết định, định giá bán sản phẩm trong dài hạn thường quan tâm tới tốc độ tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp. Trong khi đó các quyết định, định giá bán sản phẩm trong ngắn hạn, thường giải quyết những tình huống cụ thể nhằm phục vụ chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm theo các cách sau: định giá sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu, nhân công; định giá bán của sản phẩm theo chu kì sống của sản phẩm, …
1.2.1.3. Quản trị lưu kho
Quản trị lưu kho là một công việc vô cung quan trọng đối với việc hoạch định ban đầu nói riêng và quản trị chuỗi cung ứng nói chung. Quản trị lưu kho là việc theo dừi sỏt sao hoạt động của doanh nghiệp cung như dự đoỏn tỡnh hỡnh biến động giá trên thị trường để điều phối lượng hàng tồn kho, đưa ra chính sách lưu trữ phù hợp, giảm thiểu tối đa các rủi ro về hàng tồn kho. Qua đó giúp doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí mà không đánh mất cơ hội bán hàng.
Các hoạt động của quản trị hàng tồn kho bao gồm:
Quản trị hiện vật hàng tồn kho
Hoạt động này tập trung vào vấn đề bảo quản vật chất hàng tốn kho. Theo đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức lưu kho, vị trí lưu kho, … Các phương tiện, thiết bị máy móc (xe nâng, xe cầu…) phục vụ công việc lưu kho cũng được doanh nghiệp cân nhắc mua để nâng cao hiệu quả lưu trữ
Quản trị kế toán của tồn kho
Hoạt động này sẽ sử dụng các phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, thẻ kho để tính toán lượng hàng tồn kho cũng như kiểm soát hàng tồn kho tốt hơn. Đồng thời hoạt động đòi hỏi việc kiểm kê thường xuyên hoặc định kỳ để nắm bắt được số lượng hàng thực tế cũng như tình trạng hàng hóa
Quản trị kinh tế hàng tồn kho
Đây là công việc đảm bảo cân đối giữa việc giảm tối thiểu hàng lưu trữ để tiết kiệm tiền lưu kho cũng như số hàng tồn đọng nhưng vẫn phải có đủ lượng hàng dự trữ để không gián đoạn quá trình sản xuất hay bỏ lỡ các cơ hội bán hàng.
Đối với các mô hình quản trị lưu kho, tuy vào từng điều kiện sản xuất, kho bãi, đặc tính sản phẩm mà mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng một mô hình riêng. Tuy nhiên có một số các mô hình quản trị ưu việt và được sử dụng phổ biển hơn cả bao gồm:
mô hình tối ưu lượng đặt hàng EOQ (Econimic Order Quantity), mô hình đặt hàng theo lô hàng sản xuất POQ (Production Order Quantity), mô hình khấu trừ theo số lượng QDM (Quantity Discount Model), mô hình tồn kho kịp thời JIT (Just in time).