Quản trị phân phối

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH mô HÌNH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG của HONDA GLOBAL và bài học KINH NGHIỆM CHO các DOANH NGHIỆP sản XUẤT ô tô của VIỆT NAM (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA HONDA GLOBAL

2.2. Mô hình quản trị chuỗi cung ứng của HONDA GLOBAL

2.2.5. Quản trị phân phối

2.2.5.1. Hoạch định phân phối

Hoạch định phân phối là một khâu quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo cho dòng chảy hàng hoá thông suốt với tốc độ cao và bền vững, chi phí phân phối được tiết kiệm một cách tối đa và đảm bảo sự hợp tác toàn diện và lâu dài giữa các đối tác chính để phân phối các sản phẩm của Honda Global là các đại lý. Đây là những nơi mà khách hàng có thể tiếp cận các sản phẩm của Honda Global. Đối với một tập đoàn trong ngành ô tô như Honda Global, kênh phân phối sẽ phụ thuộc nhiều vào các đại lý hoặc nhà bán lẻ. Chính các đại lý sẽ nhận phần lớn các giao dịch mua bán là ô tô, phụ tùng, phụ kiện hoặc dịch vụ bảo dưỡng.

Ngay từ khi bước chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Honda Gloal đã tập trung xây dựng các cơ sở phân phối và bán hàng tại đô thị và từ từ len lỏi đến các trung tâm thành phối lớn. Honda Global sẽ tìm các địa điểm để khách hàng dễ dàng tìm kiếm các mặt hàng do chính Honda Global sản xuất. Honda có một mạng lưới bán hàng mạnh mẽ. Trước năm 2006 Honda Global có ba kênh bán hàng. Đó là Honda Verno, Honda Clio và Honda Primo. Honda Verno bán các sản phẩm có tính chất thể thao. Honda Clio bán các sản phẩm truyền thống của Honda và Honda Primo bán Kei car, tức là xe ô tô nhỏ. Cả ba đều ngừng sản xuất vào năm 2006 và các đại lý Honda Car được thành lập. Honda Global bán các phụ kiện chính hãng của công ty thông qua chuỗi bán lẻ Honda Access. Khách hàng cũng có thể mua xe cũ trực tiếp từ Honda thông qua Honda Car Terrace. Để bán xe ô tô Honda đã thành lập Honda Car Terrace vào năm 2012. Honda Car Terrace có mạng lưới bán hàng và phân phối mạnh mẽ tại các thị trường mà công ty hoạt động. Tại Ấn Độ, mạng lưới bao gồm 309 cơ sở đại lý được ủy quyền tại 197 thành phố. Honda Global bán ô tô thông qua mạng lưới 740 đại lý bán lẻ tại Nhật Bản; 1.310 đại lý ở Mỹ, 1.580 đại lý ở Châu Á (không bao gồm Nhật Bản) và 1.150 đại lý ở Châu Âu tính đến năm 2014. Tính đến năm 2017, Honda đã có 6.900 cửa hàng tại Nhật Bản. Honda bán xe máy thông qua các đại lý độc lập ở Mỹ và châu Âu và châu Á với 1.040 đại lý ở Mỹ, 14.070 đại lý ở châu Á và 1.400 đại lý ở châu Âu. Các sản phẩm điện của Honda được bán tại Nhật Bản thông qua khoảng 1.110 đại lý bán lẻ; thông qua 8.000 đại lý địa phương độc lập ở Mỹ và 3.500 đại lý địa phương độc lập ở Châu Á (trừ Nhật Bản); và ở Châu Âu thông qua mạng lưới khoảng 2.850 đại lý địa phương độc lập . Honda Global áp dụng “phong cách Honda” để quản lý đại lý dựa trên 35 nguyên tắc chính: đại lý được toàn quyền quyết định về sản phẩm, Honda Global sẽ cùng phát triển với đại lý như hai đối tác, và cạnh tranh giữa các đại lý là yếu tố quan trọng nhất để phát triển

Honda Global định kỳ đánh giá hoạt động của các đại lý theo những tiêu chuẩn như định mức doanh số đạt được, mức độ lưu kho trung bình, thời gian giao hàng cho khách, cách xử lý hàng hóa thất thoát hoặc hư hỏng, mức hợp tác trong các chương trình quảng cáo và những dịch vụ như sửa chữa, bảo dưỡng mà đại lý

5 M. Sako. (2018). Supplier Development at Honda, Nissan, and Honda Global: Comparative Case Studies of Organizational Capability Enhancemen. Industrial and Corporate, trang 273

cung cấp cho khách hàng để cải thiện hoạt động của các đại lý cũng như hệ thống phân phối.

2.2.5.2. Hoạt động logistics

Logistics là hoạt động quản lý luồng hàng hóa giữa điểm xuất xứ và điểm tiêu thụ, nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Hậu cần của các mặt hàng vật chất thường là sự tích hợp của luồng thông tin, xử lý vật liệu, đóng gói, vận chuyển và lưu kho. Honda Global lập kế hoạch hợp lý để theo đuổi chi phí thấp và hiệu quả cao. Là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng của Honda Global, các hoạt động logistics của Honda Global bao gồm hoạt động hậu cần cho ô tô, xe máy, sản phẩm điện, phụ kiện; mua hàng nguyên vật liệu, quản lý khách hàng; hậu cần cho các phụ tùng thay thế của tất cả các sản phẩm và cuối cùng là hậu cần cho động cơ công nghiệp, phát triển, quản lý hệ thống công nghệ thông tin.

Dịch vụ hậu cần của Honda đã cung cấp giải pháp quản trị chuỗi cung ứng bằng cách lập các trung tâm hậu cần khu vực (Regional Logistics Center - RLC). Ra mắt sau nhiều năm lên kế hoạch, trung tâm hậu cần khu vực RLC xử lý chủ yếu nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản. Nó đã mang lại sự thay đổi đáng kể không chỉ cho Honda Motor tại Nhật Bản, mà còn cho Honda Motor tại các khu vực trên thế giới, đặc biệt là trong việc chuyển từ đóng gói các bộ phận trong bộ dụng cụ cố định sang quy trình đặt hàng từng phần.

Trung tâm hậu cần khu vực RLC hoạt động như một trung tâm phân loại và phân loại các bộ phận nhập khẩu cũng như một số bộ phận ở các nhà cung cấp cho Honda Global. Mỗi trung tâm thường rộng khoảng 200.000 feet vuông (18.500 mét vuông) xử lý khoảng 2.500 bộ phận với khoảng vài trăm nhân viên làm việc theo hai ca chính. Việc quản lý kho của trung tâm không chỉ bởi lao động mà còn được kiểm soát một số hệ thống quản lý kho hàng cho Midwest Express do Honda sở hữu. Ngoài ra cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào, hoạt động logistics của Honda Global bao gồm có hậu cần nội bộ (inbound logistics) và hậu cần bền ngoài (outbound logistics)

Hậu cần nội bộ (Inbound Logistics)

Hậu cần nội bộ cho Honda Global bao gồm hai hoạt động riêng biệt. Đầu tiên là hoạt động vận chuyển các bộ phận từ các nhà cung cấp địa phương đến các nhà máy địa phương; thứ hai là một hoạt động riêng biệt, hậu cần nội bộ toàn cầu, để vận chuyển các bộ phận từ Nhật Bản đến nhà máy trên toàn thế giới.

Các bộ phận được sản xuất bởi các nhà cung cấp và vận chuyển bằng hậu cần nội bộ đến nhà máy lắp ráp. Tại nhà máy lắp ráp, chiếc xe bắt đầu ở xưởng sản xuất thân vỏ, chuyển đến xưởng sơn, sau đó đến lắp ráp và cuối cùng là kiểm tra. Một khi chiếc xe được sản xuất, nó được vận chuyển đến các đại lý. Trên lý thuyết, quá trình này trông rất đơn giản; tuy nhiên, nó rất phức tạp vì một chiếc xe rất lớn và cồng kềnh, nó được lắp ráp từ hàng nghìn bộ phận được sản xuất bởi hàng trăm nhà cung cấp, và có hàng nghìn tổ hợp xe có thể được sản xuất.

Các nhà cung cấp cung cấp hàng nghìn bộ phận và linh kiện để sản xuất và lắp ráp một chiếc xe hoàn thiện. Các bộ phận và linh kiện này được tiếp nhận thông qua mạng lưới hậu cần nội bộ từ hàng trăm nhà cung cấp cấp 1. Nhà cung cấp cấp 1 bao gồm các nhà cung cấp cấp một sản xuất các bộ phận và vận chuyển trực tiếp đến các nhà máy lắp ráp. Bởi vì các nhà cung cấp cũng có các nhà cung cấp và các nhà cung cấp đó có các nhà cung cấp, chuỗi cung ứng chứa một số cấp độ được gọi là cấp 1, cấp 2, cấp 3, v.v. Vì vậy, một chuỗi cung ứng đầu vào rất phức tạp đối với một nhà máy lắp ráp ô tô. Ngoài ra, do các nhà cung cấp nằm ở nhiều khu vực địa lý khác nhau, thời gian để các bộ phận chuyển từ mỗi nhà cung cấp đến nhà máy lắp ráp có thể khác nhau rất nhiều. Các nhà cung cấp trong nước có thể chỉ cách nhà máy lắp ráp một hoặc hai ngày, trong khi các nhà cung cấp ở nước ngoài có thể yêu cầu thời gian vận chuyển vài tuần.

Sau khi các bộ phận được sản xuất bởi các nhà cung cấp, chúng được chuyển đến các nhà máy lắp ráp. Quá trình vận chuyển các bộ phận này từ nhiều nhà cung cấp đến từng nhà máy lắp ráp được gọi là “hậu cần nội bộ”. Tại Honda Global, các bộ phận được phân phối theo hai cách. Các bộ phận ở nước ngoài đến từ Nhật Bản được vận chuyển qua tàu và sau đó bằng xe lửa đến nhà máy lắp ráp. Khi toa xe lửa đến bãi đường sắt của nhà máy lắp ráp, công-te-nơ được dỡ xuống xe tải và chuyển đến bến tàu lắp ráp.

Các bộ phận địa phương sản xuất ở mỗi khu vực được vận chuyển bằng xe tải sử dụng đối tác hậu cần chuyên dụng. Honda Global hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc nhận và vận chuyển các bộ phận từ nhà cung cấp đến nhà máy, bởi vì hoạt động kiểm kê phụ tùng chỉ sử dụng trong thời gian ngắn của Honda Global yêu cầu độ tin cậy cao của dịch vụ hậu cần. Honda Global sắp xếp các nhà cung cấp thành các cụm dựa trên khoảng cách địa lý. Các tuyến đường dành cho xe tải được thiết kế để các phụ tùng và linh kiện được lấy từ nhiều nhà cung cấp và chuyển đến bến tàu trong khu vực. Để nâng cao hiệu quả, cùng một chiếc xe tải sẽ nhận các phụ tùng không chỉ từ nhiều nhà cung cấp mà còn từ mỗi nhà cung cấp dành cho các nhà máy khác nhau của Honda Global.

Khi xe tải đến bến ngang, các bộ phận sẽ được bốc dỡ và sắp xếp cho từng nhà máy lắp ráp. Sau đó, chúng được đưa lên xe tải đưa các bộ phận trực tiếp đến từng nhà máy. Xe tải được bốc dỡ tại nhà máy dựa trên tiến độ sản xuất. Nếu nhà máy hoạt động đúng kế hoạch, các xe tải sẽ chỉ đợi trong bãi nhà máy vài giờ. Sau khi các bộ phận được dỡ xuống, xe tải được chất lại với các thùng chứa rỗng tương ứng có thể trả lại. Những container có thể trả lại này chảy ngược lại qua bến tàu và quay trở lại nhà cung cấp để được tái sử dụng cho chuyến hàng trong tương lai.

Sau khi chiếc xe được lắp ráp và sơn, nó chuyển xuống dây chuyền để lắp ráp cuối cùng. Tại thời điểm đó, hầu hết các bộ phận do nhà cung cấp cung cấp được lắp đặt để tạo thành một chiếc xe hoàn thiện. Mỗi bộ phận được chỉ định một vị trí đường dây để các bộ phận có thể được phân phối từ bến tàu đến địa chỉ hàng dựa trên nhãn mã vạch được nhà cung cấp dán vào hộp đựng bộ phận. Nhưng tại thời điểm đó, quá trình này vẫn chưa hoàn tất vì chiếc xe vẫn cần phải trải qua một số bước kiểm tra chất lượng cùng với kiểm tra cuối cùng. Sau khi hoàn thành khâu kiểm tra cuối cùng, chiếc xe sẽ được xuất xưởng để chuyển đến đại lý.

Hậu cần bên ngoài

Xe ô tô được sản xuất tại nhà máy lắp ráp phải được vận chuyển đến từng đại lý. Quá trình này thường được gọi là “hậu cần bên ngoài”. Tại mỗi nước lại có một phương thức vận chuyển khác nhau và ở Hoa Kỳ ô tô được vận chuyển bằng hai phương thức: xe lửa và xe tải. Với những đại lý ở xa, ô tô sẽ di chuyển bằng đường

sắt và sau đó được chất lên xe tải để giao cho các đại lý. Với những đại lý còn lại ô tô được vận chuyển bằng xe tải đến các đại lý nằm cách nhà máy trong vòng 2-3 ngày lái xe. Ở Châu Âu, hầu hết các phương tiện được vận chuyển bằng xe tải; tuy nhiên, đôi khi phải sử dụng tàu khi có đường thủy lớn phải vượt qua.

Đối với các lô hàng đường sắt, có hai loại toa tàu cấp hai và cấp ba. Cấp hai nghĩa là phương tiện được xếp lên hai tầng trong toa tàu và cấp ba có nghĩa là phương tiện được xếp lên thành ba tầng. Sức chứa của một toa hai tầng là 9 đến 10 xe; toa ba tầng là 14 đến 15 xe. Do đó, các phương tiện được dàn hàng ngang theo sức chứa của toa tàu và điểm đến.

Các phương tiện vận chuyển bằng xe tải được đại lý xác định và đậu ở khu vực dàn xe tải. Công ty vận tải đường bộ có trách nhiệm lựa chọn phương tiện để xếp lên từng xe tải dựa trên kế hoạch tuyến đường của xe tải đó. Các công ty vận tải đường bộ có mục tiêu thực hiện giao hàng là giao tất cả các phương tiện trong vòng hai ngày. Để đảm bảo rằng cả hai công ty vận tải đường bộ và đường sắt đều có đủ năng lực để vận chuyển các phương tiện, nhà máy lắp ráp cần đưa ra dự báo hàng ngày về sản lượng theo điểm đến.

2.2.6. Áp dụng các xu thế của quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH mô HÌNH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG của HONDA GLOBAL và bài học KINH NGHIỆM CHO các DOANH NGHIỆP sản XUẤT ô tô của VIỆT NAM (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)