ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xây dựng bản đồ phân vùng lũ quét tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 54)

Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, một năm cú hai mựa rừ rệt. Mựa núng ẩm mưa nhiều từ thỏng V đến thỏng X. Mựa lạnh khô hanh, ít mưa từ tháng XI đến tháng IV năm sau.

Do ảnh hưởng về mặt địa hình nên khí hậu thời tiết cũng có sự khác nhau, hỡnh thành nờn cỏc tiểu vựng khớ hậu khỏc nhau khỏ rừ nột giữa cỏc vùng trong tỉnh. Vùng trung tâm và phía Nam của tỉnh có lượng mưa cao hơn và nhiệt độ nóng hơn phía Bắc.

2.2.2. Chế độ mưa

Mùa mưa ở Thái Nguyên bắt đầu từ tháng V đến tháng X và mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Tháng có lượng mưa trung bình nhiều nhất là tháng VII, với lượng mưa tháng trung bình nhiều năm đo được ở các trạm từ 250mm - 460mm .

Nói chung, tổng lượng mưa năm trung bình nhiều năm đo được ở các trạm vào khoảng 1500mm - 2000mm, cá biệt ở trạm Điềm Mặc, có năm tổng lượng mưa năm đạt mức 4583,4 mm.

Bảng 2.1: Lượng mưa trung bình nhiều năm các trạm tỉnh Thái Nguyên

Tên Trạm Năm quan trắc XnămTB (mm)

Núi Cốc 1979-1995 2038,6

Kỳ Phú 1968-2012 1855,2

Yên Lãng 1961-1990 1700,0

Minh Tiến 1961-1968, 1971-1990 1470,9

Điềm Mặc 1961-1965, 1967,1970-1989, 1991-2012 1792,9

Đại Từ 1959-1987, 1990-2012 1881,5

Thái Nguyên 1975-2012 1886,0

Vừ Nhai 1961-2012 1590,7 Nghinh Tường 1962-1965, 1968-1969, 1973-1986, 1990-1991 979,2

(Nguồn: Thống kê từ chuỗi số liệu mưa của một số trạm thủy văn tỉnh Thái Nguyên từ năm 1959 – 2012)

2.2.3. Chế độ nhiệt

Nhiệt độ chênh lệch trung bình nhiều năm giữa tháng nóng nhất (tháng VII: 28,50C) với tháng lạnh nhất (tháng I: 14,90C) là 13,60C .

Bảng 2.2: Nhiệt độ các tháng trong năm tỉnh Thái Nguyên (0C)

Tên trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Định Hoá 15,0 16,4 19,6 22,3 26,7 27,8 28,1 27,5 26,3 23,6 19,7 16,4 22,5

Vừ Nhai 14,9 16,3 19,6 23,2 26,5 27,5 27,8 27,3 26,1 23,4 19,6 16,5 22,4 Đại Từ 15,6 16,7 19,9 23,5 27,0 28,1 28,4 27,7 26,6 23,9 2,20 17,1 22,9 Thái Nguyên 15,5 16,8 19,8 23,5 27,1 28,3 28,5 27,9 26,9 24,3 2,60 17,3 23,0

2.2.4. Chế độ ẩm và chế độ gió

Theo số liệu thống kê và tính toán về độ ẩm tương đối của không khí tại các điểm quan trắc cho thấy sự tươ ng phản giữa hai mùa ẩm và khô trong năm khỏ rừ rệt. Thời kỳ mựa mưa từ thỏng V - X, độ ẩm tương đối của khụng khí trung bình trong các tháng cao, từ 84% - 86%. Về mùa khô, từ tháng XI - IV năm sau, do ảnh hưởng của không khí lạnh khô lục địa từ phương Bắc tràn xuống nên độ ẩm giảm đi còn từ 80% - 83%. Sự thiếu hụt của độ ẩm trong không khí trong các tháng mùa khô càng làm tăng khả năng bốc thoát hơi nước và khả năng hạn xảy ra càng nghiêm trọng hơn đối với cây trồng.

Nhìn chung , độ ẩm tương đối là một đại lượng ít biến đổi giữa các vùng. Các vùng núi cao như Định Hoá, Tam Đảo độ ẩm tương đối lớn hơn các vùng thấp.

Gió thịnh hành là gió Đông Nam về mùa hè và gió Đông Bắc về mùa Đông.

2.2.5. Chế độ thủy văn và tài nguyên nước

Những năm gần đây lưu lượng trên các con sông thuộc tỉnh Thái Nguyên thay đổi thất thường, do lượng mưa phân bố không đều giữa các vùng và 80% lượng mưa tập trung vào những tháng VII, VIII, IX (riêng tháng VIII đã chiếm 30% tổng lượng mưa năm) nên thường gây ra các trận lũ quét.

Mùa lũ trên các sông ở Thái Nguyên bắt đầu tương đối đồng nhất về thời gian, xuất hiện vào đầu tháng V và kết thúc vào cuối tháng X, đầu tháng XI. Mỗi năm số trận lũ thường từ 1,5 trận - 2 trận, có năm có tới 4 trận lũ.

Thời gian duy trì mực nước lũ ở cấp báo động 3 bình quân từ 25 ngày - 34 ngày đối với sông Cầu và 7 ngày đối với sông Công. Ở cấp báo động 2 bình quân 30 ngày - 55 ngày ở sông Cầu và 11 ngày ở sông Công. Lượng nước trên các sông mùa lũ thường chiếm khoảng 75% lượng nước cả năm. Trong mùa lũ, lũ lớn thường tập trung vào giữa mùa lũ đối với sông Cầu và vào cuối mùa lũ đối với sông Công.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, mùa cạn của các sông suối kéo dài khoảng 4 tháng (từ tháng XII đến tháng III năm sau). Thời điểm bắt đầu và kết thúc của mùa cạn ít biến đổi giữa các khu vực. Trong các tháng mùa cạn, nước trên các sông suối thường không đáp ứng được nhu cầu dùng nước cho sản xuất và sinh hoạt.

2.2.6. Mạng lưới sông hồ

Thái Nguyên có 2 con sông chính là:

- Sông Cầu có diện tích lưu vực 6.030 km2, bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Bioóc (cao 1.578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy theo hướng Bắc - Đông Nam qua Phú Lương, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, chiều dài sông chảy qua địa phận Thái Nguyên khoảng 110 km.

- Sông Công có diện tích lưu vực 951 km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chảy dọc theo chân núi Tam Đảo, có chiều dài 96 km.

Sông Công chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và nhập lưu với sông Cầu tại Hương Ninh (Huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang), cách chỗ hợp lưu giữa sông Cầu và sông Thương 79,5 km về phía thượng lưu. Lưu vực sông Công có độ cao trung bình 224 m, mật độ sông suối phát triển dày (1,2 km/km2).

Nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất lưu vực sông Cầu nên mô đun dòng chảy năm cũng lớn nhất đạt 26 (l/s.km2).

Ngoài ra còn có một số sông nhỏ khác như:

- Sông Đu bắt nguồn ở độ cao 275m ở xã Yên Trạch huyện Phú Lương chảy theo hướng gần như Bắc - Nam hoặc Tây Bắc - Đông Nam, chảy vào sông Cầu tại Sơn Cẩm (huyện Phú Lương). Sông Đu dài 44,5 km, độ cao trung bình lưu vực 129m, mật độ lưới sông 0,94 km/km2 và diện tích lưu vực là 361 km2.

- Sông Chợ Chu, sông Thần Sa,…

- Thái Nguyên còn xây dựng một hệ thống kênh đào nhân tạo dài 52km ở phía Đông nam của tỉnh với tên gọi là Sông Máng, nối liền sông Cầu với sông Thương để giúp việc giao thông đường thủy và dẫn nước vào đồng ruộng được dễ dàng.

Tổng chiều dài các con sông chảy qua địa phận tỉnh Thái Nguyên khoảng 360km. Lòng sông hẹp, chế độ thuỷ văn thất thường, mùa mưa thường gây lũ lụt, mùa khô mực nước nông cạn, khả năng vận chuyển bằng đường thuỷ kém.

Dòng sông Công được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25km2, chứa khoảng 175 triệu m3 nước, điều hoà dòng chảy và có khả năng tưới cho 12.000ha lúa 2 vụ, màu, cây công nghiệp cho các xã phía Đông Nam huyện Đại Từ, thị xã Sông Công, Phổ Yên.

2.2.7. Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn

Trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên, mạng lưới trạm khí tượng - thuỷ văn bao gồm 27 trạm được lắp đặt quan trắc các yếu tố mưa (X), mực nước (H), lưu lượng (Q) (Bảng 2.3). Trong đó, một số trạm đo mưa chuyên dùng cũng được lắp đặt phục vụ công tác nghiệp vụ.

Bảng 2.3: Mạng lưới trạm khí tượng - thủy văn trên tỉnh Thái Nguyên

STT Tên trạm Vị trí Yếu tố

đo Thời gian quan trắc VĐ Bắc KĐ Đông

1 Định Hóa 21054’ 105038’ KT 1961 - 2012

2 Thái Nguyên 21035’ 105050’ X 1975 - 2012

3 Đại Từ 21038’ 105038’ X 1959 - 2012

4 Vừ Nhai 21042’ 105055’ KT 1961 - 2012

5 Tân Hoa 21054’ 105038’ KT 1961 - 2012

6 Linh Thông 22001’ 105041’ X - nt -

7 Bảo Linh 21056’ 105034’ X - nt -

8 Điềm Mạc 21050’ 105032’ X - nt -

9 Tiến Phong 21028’ 105056’ X - nt -

10 Nghinh Tường 21052’ 106004’ X 1961 - 1990

11 Cúc Đường 21045’ 105057’ X 1966 - 1989

12 Yên Lãng 21041’ 105031’ X 1961 - 1990

13 Minh Tiến 21044’ 105034’ X - nt -

14 Phổ Yên 21027’ 105052’ X -

15 Kỳ Phú 21032’ 105039’ X 1961 - 1990

16 Núi Cốc 21050’ 105033’ X 1979 - 1995

17 Phú Bình 21028’ 105056’ X 1959 - 1990

18 Lữ Vân 21041’ 105030’ X -

19 Cẩm Sơn 21033’ 106000’ X -

20 Toàn Thắng 21042’ 105049’ X -

21 Thác Bưởi 21042’ 105048’ H,Q -

22 Núi Hồng 21043’ 105033’ H,Q -

23 Gia Bẩy 21039’ 105043’ H -

24 Chã 21032’ 105054’ H -

25 Thác Huống 21034’ 105052’ H 1960 - 1981

26 Cầu Mai 21040’ 105055’ H,Q -

27 Giang Tiên 21039’ 105043’ H,Q,X 1961 - 1976 Ghi chú: dấu “-“ : không có thông tin

Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn được thể hiện trong Hình 2.2.

Hình 2.2: Bản đồ mạng lưới trạm Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên

2.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xây dựng bản đồ phân vùng lũ quét tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)