Thảm phủ thực vật

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xây dựng bản đồ phân vùng lũ quét tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 48)

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

2.1.5. Thảm phủ thực vật

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đại bộ phận rừng đã được khai phá và phục hồi.

Phân bố rừng trong tỉnh như sau:

Đất trống đồi núi trọc

Diện tích đất trống đồi núi trọc là 68.590 ha, chiếm 19,36% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, được phân bố ở hầu hết các xã vùng đồi núi của 9 huyện thị.

Rừng trung bình

Diện tích rừng trung bình là 2.270 ha, chiếm 1,9% diện tích đất có rừng. Phõn bố trờn dóy nỳi cao thuộc cỏc xó: Thần Sa (huyện Vừ Nhai), Văn Lăng, Cây Thị, Hợp Tiến (huyện Đồng Hỷ); Cát Nê, Minh Tiến, Phúc Lương, Quân Chu, La Bằng (huyện Đại Từ); Linh Thông (huyện Định Hoá). Đây là loại rừng đã bị khai thác nhưng đã có thời gian phục hồi. Thành phần cây gỗ chủ yếu: Giẻ, Re, Táu muối, Chò chỉ, Vạng trứng, Trường, Lim xẹt, Kháo, Ngát, Bứa, Thôi ba, ….

Rừng nghèo

Diện tích rừng nghèo là 12.750 ha, chiếm 10,69% diện tích đất có rừng.

Phân bố chủ yếu ở các xã: Bảo Linh, Phú Đình, Quy Kỳ (huyện Định Hoá);

Văn Lãng, Tân Long, Văn Hán, Cây Thị, Hợp Tiến (huyện Đồng Hỷ); Mỹ Yên, Phú Xuyên, Văn Yên, Yên Lãng, Cát Nê, Minh Tiến, Phú Lương, Hoàng Nông, Phú Cường, Quân Chu, La Bằng (huyện Đại Từ); Phương Giao, Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thần Sa, Cỳc Đường (huyện Vừ Nhai); Phỳc Thuận và Thành Công (huyện Phổ Yên). Đây là loại rừng đã bị khai thác nhiều lần với cường độ cao, làm cho tầng tán bị phá vỡ. Tầng chính chỉ sót lại những cây gỗ cong queo và những cây có ít giá trị kinh tế. Thành phần cây gỗ chủ yếu: Ràng ràng, Ngát, Vàng Anh, ....

Rừng phục hồi

Diện tích rừng phục hồi là 24.820 ha, chiếm 20,81% diện tích đất có rừng. Phõn bố tập trung ở hầu hết cỏc xó thuộc huyện Vừ Nhai, Định Hoỏ, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ. Rừng phục hồi bao gồm rừng phục hồi chưa có trữ lượng và có trữ lượng. Thành phần các loại cây gồm: Giẻ, Kháo, Hóc Quang, Lành ngạnh, Thầu tấu, Ba soi . . .

Rừng hỗn giao gỗ nứa, gỗ vầu

Diện tích rừng hỗn giao là 8.102 ha, chiếm 6,79% diện tích đất có rừng, phõn bố ở cỏc xó: Thần Sa, Sa Mộc (huyện Vừ Nhai); Điềm Mạ, Trung Lương, Tân Dương, Quy Kỳ, Bộc Nhiêu, Phương Tiến và Phúc Chu (huyện Định Hoá); xã Yên Lạc, Ôn Lương và Phủ Lý (huyện Phú Lương). Rừng hỗn giao mới được phục hồi sau nương rẫy gồm các loại gỗ như Giẻ, Máu chó, Kháo, Bồ đề…. Dưới tầng gỗ là nứa lá nhỏ hoặc vầu, mọc thành bụi hoặc phân tán với mật độ trung bình 5.500 cây/ha, đường kính 3cm - 5cm.

Rừng tre nứa

Diện tích rừng tre nứa là 3.656 ha, chiếm 3,07% diện tích đất có rừng, rừng tre nứa phân bố tập trung ở các xã: Tân Thịnh, Lam Vĩ, Phú Đình, Điềm

Mạc (huyện Định Hoỏ); Sảng Mộc, Cỳc Đường (huyện Vừ Nhai). Ngoài ra còn có một số nhỏ phân bố rải rác ở các xã thuộc huyện Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ. Đường kính các cây này từ 3 - 4cm, mật độ trên 8000 cây/ha.

Rừng gỗ núi đá

Diện tích rừng gỗ núi đá là 27.180 ha, chiếm 22.79% diện tích đất có rừng, phõn bố ở hầu hết cỏc xó thuộc huyện Vừ Nhai; xó Văn Lang, Tõn Long, Quang Sơn, Minh Lập (Đồng Hỷ); Yên Lạc, Phú Đô (Phú Lương); Quy Kỳ, Lim Thông, Phương Tiến, Lam Vĩ (huyện Định Hoá). Thành phần các loài cây gồm: Nghiến, Trai, Sến, Ô rô, Sưa, Nhội, ….

Rừng trồng

Diện tích rừng trồng là 40.480 ha, chiếm 33,94% diện tích đất rừng.

Rừng được trồng ở tất cả các xã có đất đồi núi thuộc các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Loài cây được trồng chủ yếu gồm Bạch đàn, Keo, Mỡ, Thông, Muồng, Tám, Bồ đề, … từ các nguồn vốn thuộc chương trình 327, Pam, 264 và do nhân dân tự trồng.

Phần lớn diện tích rừng đang ở cấp tuổi I và cấp tuổi II, rất ít diện tích rừng được trồng ở cấp tuổi III.

Các loại khác

Lúa và nương rẫy phân bố hầu hết tại tất cả các huyện trong tỉnh, ngoại trừ huyện Vừ Nhai với diện tớch 106.200 ha.

Các loại cây công nghiệp như chè, cao su hay tiêu tập trung ở huyện Đại Từ với diện tích khoảng 19.840 ha.

Diễn biến rừng tự nhiên và rừng trồng tỉnh Thái Nguyên từ năm 2002 - 2005 được thể hiện trong Phụ lục 1.

Biểu đồ độ che phủ rừng toàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 1999 đến 2005 được thể hiện trong Phụ lục 2.

Biểu đồ độ che phủ rừng các huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2005 được thể hiện trong Phụ lục 3.

2.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xây dựng bản đồ phân vùng lũ quét tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)