Quản lý sử dụng đất

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xây dựng bản đồ phân vùng lũ quét tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 101)

4.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU LŨ QUÉT

4.2.2. Các giải pháp phi công trình

4.2.2.3. Quản lý sử dụng đất

Thường phải cân bằng giữa hai mặt đối lập là sử dụng quỹ đất hiệu quả, đồng thời phải hạn chế sự phát triển vùng xung yếu gây nên lũ quét. Đối với các vùng thường xảy ra lũ quét, công tác quản lý sử dụng đất được phối hợp chặt chẽ với cuộc vận động định canh định cư, gồm các hoạt động như phân vùng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất.

Cần thiết phải quy hoạch, quản lý, sử dụng đất một cách hợp lý, nhất là đối với khu đầu nguồn cần bảo tồn rừng tự nhiên, khu trung lưu hạn chế sự phát triển dân cư, kinh tế tập trung, khu thung lũng phát triển tuân theo quy hoạch. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất phải thống nhất cho việc quy hoạch khu dân cư, quy hoạch nông nghiệp, xây dựng,…

Việc quy hoạch sử dụng đất gồm một số nội dung như sau:

1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Để ngăn ngừa và giảm thiểu hậu quả của lũ quét trên lưu vực, phải đứng trên quan điểm sử dụng đất bền vững. Nghĩa là khai thác sử dụng đất phải có hiệu quả kinh tế, song không làm gia tăng lũ lụt, khai thác đất đai chuyển dịch cơ cấu cây, con theo mùa vụ tương ứng với các chu kỳ mưa lũ.

Cần thiết nghiên cứu xây dựng tiêu chí sử dụng đất bền vững cho mỗi lưu vực sông theo các nguyên tắc địa lý tổng hợp. Giải pháp trước mắt cần chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hợp lý phòng tránh lũ đối với vùng ngập úng. Về lâu dài cần chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên toàn lưu vực theo tính chất, chức năng của từng vùng và tiểu vùng. Trên mỗi vùng và tiểu vùng tỷ lệ khôi phục lớp phủ rừng, khai thác đất nông nghiệp, đất trồng cây công nghiệp, đất xây dựng, ... hoàn toàn khác nhau, được phân chia cụ thể như sau:

- Các vùng thượng nguồn lưu vực sông: cần trồng rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp. Đất rừng phải được khôi phục với tỷ lệ diện tích trên 80%. Độ che phủ đất phải đạt trên 90%, nghĩa là diện tích đất nông nghiệp cũng phải chọn các cây công nghiệp dài ngày, cây lâu năm là chính. Diện tích trồng cây ngắn ngày phải xen canh, gối vụ để đảm bảo độ che phủ đất cao.

Mặt khác, phải khôi phục rừng nhiều tầng, đa dạng sinh học thích ứng ở vùng nhiệt đới. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất cho vùng thượng lưu phải ưu tiên bảo vệ rừng phòng hộ, xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn. Đây là khu vực sinh lũ quét, do đó cần được có sự đầu tư của các cấp, các ngành.

- Vùng trung lưu, phần chân dốc, chân sườn núi: đây là vùng tập trung lũ quét, do đó các nguy cơ thoái hóa đất đa dạng hơn, phức tạp hơn ngoài xói mòn, sạt lở, còn có rửa trôi bạc màu, ... Số lượng dân cư khai thác đất nhiều và cũng đa dạng trong phương thức canh tác hơn. Bởi vậy quy hoạch sử dụng đất vùng trung lưu của các lưu vực sông cần phải chi tiết đến các tiểu vùng (tả ngạn, hữu ngạn). Mô hình nông - lâm kết hợp phải được quán triệt theo không gian quy hoạch. Các phần đỉnh chia nước cả hai bên tả ngạn, hữu ngạn phải được phủ rừng nhiều tầng. Diện tích đất nông nghiệp còn lại phải ưu tiên trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Thực hiện tốt chính sách giao đất, giao rừng và áp dụng mô hình vườn ao chuồng. Khai thác đất vùng trung lưu của các lưu vực sông theo quan điểm bền vững phải dựa trên cơ sở hình thành các liên hợp sản xuất nông - lâm - công nghiệp. Canh tác nông nghiệp trên đất dốc vùng đồi núi chỉ giới hạn vùng độ dốc < 150, hạn chế canh tác cây ngắn ngày. Độ dốc 150 - 250có thể bố trí trồng cây công nghiệp dài ngày hoặc trồng rừng đặc dụng. Canh tác trên đất dốc theo quy trình sau: ruộng bậc thang hay trồng cây theo đường đồng mức xen canh nhiều tầng để hạn chế xói mòn rửa trôi đất.

- Vùng hạ lưu, vùng thung lũng: đây là vùng chịu ảnh hưởng của lũ quét, đất phần lớn là đất phù sa được bồi, không được bồi và phù sa cổ. Tình

trạng trồng lúa nước nhiều vụ và dùng nhiều phân bón hóa học đã làm đất thoái hóa độ phì, chai cứng nền đất. Độ thẩm thấu nước của đất giảm. Mặt khác, tạo ra tình trạng thiếu nước căng thẳng trong mùa khô. Chính vì vậy giải pháp trước mắt trên vùng đất trồng lúa là giảm bớt vụ lúa, để xen canh vụ mùa cải thiện đất trồng. Vùng đất phù sa cổ ven đồi núi do phần lớn bị laterit hóa, bạc màu nên ưu tiên trồng cây công nghiệp dài ngày như cây điều hay cây ăn quả lâu năm.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là vấn đề cấp thiết đặt ra trong vùng lũ thường xuyên xảy ra lũ quét. Xây dựng các mô hình nông trại thích hợp ruộng vườn ao chuồng. Đất đai cần được trồng luân canh, xen canh, phá bỏ tầng đế cày tăng độ thấm. Trồng tre hoặc các băng rừng ven đồi để hạn chế dòng sạn sỏi vùi lấp đất canh tác đồng bằng. Đồng thời tăng cường trồng rừng phi lao, keo, … chắn cát bay, cát chảy vùi lấp đất phù sa. Cần tìm các giải pháp khôi phục đất bị vùi lấp sau lũ quét.

2. Biện pháp giảm thiểu xói mòn bề mặt lưu vực

Tác động chủ yếu và nghiêm trọng nhất của con người đối với địa quyển là làm xói mòn. Xói mòn đối với đất trống mạnh hơn so với đất trồng cây, đất trồng cây ngắn ngày xói mòn mạnh hơn so với đất trồng cây dài ngày.

Người ta cũng quan sát thấy xói mòn tăng lên gấp đôi khi rừng bị phá 50%

diện tích. Tốc độ xói mòn cũng tăng vào các thập kỷ của thế kỷ XX thì tốc độ bồi lắng cũng xảy ra như vậy. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, nguồn cung cấp nước trong sông, đặc biệt trong mùa lũ là lượng nước mưa có cường độ cao, kích thước hạt mưa lớn, và khả năng phá hủy bề mặt (do bị phong hóa mạnh) rất lớn. Khi mưa vượt thấm, hình thành dòng chảy tràn trên bề mặt thì các hạt đất bị cuốn theo dòng chảy xuống các lòng sông. Vì vậy dòng chảy bùn cát trên sông có mối quan hệ rất chặt chẽ với sự xói mòn bề mặt lưu vực.

Đối với các lưu vực sông nhỏ, có độ dốc lớn, lũ trên sông hình thành cùng với các trận mưa nên mối quan hệ giữa dòng chảy bùn cát đặc biệt là

dòng chảy bùn cát lớn nhất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố mặt đệm (xói mòn bề mặt). Để giảm thiểu lượng bùn cát trong lòng sông, hay giảm thiểu thiệt hại do lũ quét gây ra, vấn đề bảo vệ lớp thổ nhưỡng chống xói mòn là yếu tố quyết định quan trọng nhất. Biện pháp phòng chống giảm thiểu xói mòn bề mặt được chia làm ba loại:

- Biện pháp cơ giới: việc cày đất theo đường đồng mức là vấn đề quan trọng nhất và tương đối đơn giản, nhưng có hiệu quả. Công việc này làm cải thiện trạng thái vật lý của đất, tạo điều kiện để rễ cây phát triển, tăng tính thấm và làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất.

- Biện pháp kỹ thuật nông - lâm nghiệp: đây là các biện pháp bổ sung chất hữu cơ cho đất (phân bón), trồng cây phủ đất hoặc các biện pháp luân canh, xen canh. Có thể kể đến một số biện pháp như sau: phương pháp làm đất, luân canh bảo vệ đất, trồng các loại cây đệm, bố trí các loại cây trồng, sử dụng phân bón hợp lý, ...

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xây dựng bản đồ phân vùng lũ quét tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)