Tổ hợp khả năng xuất hiện lũ quét

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xây dựng bản đồ phân vùng lũ quét tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 80)

3.3. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ KHẢ NĂNG XẢY RA LŨ QUÉT TỈNH THÁI NGUYÊN

3.3.2. Tổ hợp khả năng xuất hiện lũ quét

Số tổ hợp lý thuyết là tổ hợp chập 4 trong 16 cấp.

Số tổ hợp trên được chia thành 4 cấp và được thể hiện trong Bảng 3.7:

- Cấp I: Khả năng xuất hiện lũ quét rất nhiều - Cấp II: Khả năng xuất hiện lũ quét nhiều - Cấp III: Khả năng xuất hiện lũ quét ít

- Cấp IV: Không có khả năng xuất hiện lũ quét

Bảng 3.7: Phân cấp khả năng xuất hiện lũ quét Cấp Khả năng xuất hiện Loại tổ hợp

I Xuất hiện rất nhiều X1T1I1D1, X1T2I1D1, X1T2I1D2, X1T2I2D1, X1T2I2D2, X1T1I2D1

II Xuất hiện nhiều

X1T1I3D1, X1T1I4D1,X1T1I4D3, X1T1I4D2, X1T1I4D4, X1T3I1D1, X1T3I2D2, X1T3I2D1, X1T3I2D2, X1T3I2D2, X2T1I1D1, X1T1I1D2, X1T1I2D2, X1T1I3D3, X1T3I3D3, X1T3I4D3, X1T3I4D2, X1T3I3D3, X2T1I1D3, X2T2I1D3, X2T2I2D1, X2T2I2D2, X2T1I1D2, X2T1I3D2,

X2T1I2D3, X2T2I2D3, X2T1I3D3, X2T2I4D2, X3T1I1D1

III Xuất hiện ít

X3T2I1D1, X3T3I1D1, X3T1I2D1, X3T1I2D2, X3T4I1D3, X3T2I4D3, X3T2I4D4, X3T2I1D2, X3T2I4D3, X3T3I2D2, X3T3I3D3, X3T3I4D3, X3T4I1D2, X3T4I2D2, X2T4I3D3, X3T1I2D3, X3T2I2D2, X3T1I1D1, X3T1I2D1, X3T1I2D2, X3T1I3D3, X3T2I1D1, X3T2I1D3, X3T2I2D2, X3T2I3D2, X3T2I3D3, X3T2I3D4, X3T3I1D1, X3T3I2D2, X3T3I3D3, X3T3 I1D1, X3T4I2D2, X3T4I2D3, X3T3 I3D2, X3T4I1D1, X3T4I1D2, X3T3 I2D1 , X4T1I1D1

IV Không có khả năng xảy ra

X4T1I1D2, X4T1I1D3, X4T1I2D1, X4T1I2D2, X4T1I2D3, X4T1I3D1, X4T2I1D1, X4T2I2D1, X4T2I2D2, X4T2I2D3,X4T2I3D2 , X4T4I4D4, X4T4I4D3, X4T4I3D4, X4T4I2D3, X4T4I4D1, X4T1I4D4, X4T2I4D4, X4T3I4D1, X4T4I1D1, X4T4I4D2, X4T2I4D3

Để thực hiện được việc tổ hợp các yếu tố D, T, I, X1ngaymax của tỉnh Thái Nguyên, có 2 phương án được ứng dụng:

- Đưa toàn bộ dữ liệu số các yếu tố từ dạng vector sang dạng raster rồi tiến hành tổ hợp.

- Đưa tất cả các yếu tố về cùng dạng vector, tổ hợp theo phương pháp chồng xếp các lớp bản đồ (công cụ Intersect của phần mềm ArcView 3.3)

Với nhiều lần thử nghiệm cả 2 phương án, phương án thứ 2 cho phép việc tổ hợp được thuận lợi hơn. Các bước tổ hợp các yếu tố được tiến hành như sau:

Trong mỗi yếu tố D, T, I, X1max với các đối tượng có giá trị khác nhau thì phải nhập giá trị tương ứng với cấp mà đối tượng đó thuộc. Công việc này nếu thực hiện thủ công từng đối tượng một không những tốn rất nhiều thời gian mà còn có thể bỏ sót và nhầm lẫn, do đó, người thực hiện nên nhóm tất cả các đối tượng có cùng giá trị và kết hợp chúng lại thành một đối tượng trên bản đồ, sau đó nhập giá trị tương ứng với cấp mà đối tượng đó nằm trong.

Khối lượng xử lý các đối tượng theo cách trên là rất lớn, đặc biệt là lớp bản đồ độ dốc. Lớp này được xử lý chuyển từ dạng raster (kết quả xây dựng từ DEM tỉnh Thái Nguyên có độ phân giải 30m) sang dạng vector. Theo nguyên tắc, mỗi ô lưới mang giá trị độ dốc khi chuyển sang dạng vector sẽ chuyển thành một vùng (polygon) chứa thuộc tính độ dốc. Nếu không xử lý thì số lượng các polygon được tạo sẽ vô cùng lớn do độ phân giải của DEM tỉnh Thái Nguyên là 30m, có nghĩa là số ô lưới đại diện cho tổng diện tích tỉnh Thái Nguyên sẽ tương ứng với một ma trận gồm 2627 dòng, 2660 cột. Chính vì vậy, việc phân phối lại giá trị các ô lưới theo các cấp trước khi chuyển sang dạng vector được coi là một biện pháp nhằm tăng tốc độ xử lý công việc.

Tuy nhiên, quá trình tổ hợp các yếu tố lại gặp nhiều vấn đề phức tạp khác. Các lớp bản đồ thể hiện các yếu tố được xây dựng trên bản đồ địa hình tỉ lệ lớn, mức độ chi tiết của các đối tượng trên bản đồ là rất cao. Do đó, khi

tiến hành chập các lớp bản đồ các yếu tố thành một lớp tổ hợp duy nhất, số lượng các đối tượng phải xử lý quá lớn. Việc tính toán đã gặp rất nhiều khó khăn do phải thực hiện các thao tác lặp lại nhiều lần sau mỗi lần gặp sự cố.

Do đó, việc xây dựng bản đồ khả năng lũ quét sẽ dựa trên đơn vị hành chính xã. Mỗi lớp bản đồ yếu tố được chia theo đơn vị xã. Ngoài mục đích giảm thiểu khối lượng tính toán cho máy tính, việc tổ hợp theo đơn vị huyện còn có tác dụng khá hữu ích nếu người sử dụng muốn trình bày bản đồ khả năng xảy ra lũ quét tại một khu vực nào đó.

Sau khi tách bộ dữ liệu theo đơn vị các xã, lần lượt tiến hành chập các lớp yếu tố với lớp xã thành một lớp, dựa theo phân cấp khả năng xuất hiện lũ quét đã trình bày ở trên, gán giá trị tương ứng với các cấp cho các đối tượng, sau đó kết hợp chúng lại thành một đối tượng duy nhất, ta được kết quả như Hình 3.9:

Hình 3.9: Bản đồ phân vùng khả năng xảy ra lũ quét tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xây dựng bản đồ phân vùng lũ quét tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)