TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xây dựng bản đồ phân vùng lũ quét tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 58)

Năm 1997, tỉnh Thái Nguyên được tách ra từ tỉnh Bắc Thái bao gồm 9 đơn vị hành chớnh là : Huyện Đại Từ , Định Húa , Vừ Nhai , Đồng Hỷ , Phỳ Bình, Phú Lương, Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên và thị xã sông Công.

Theo Niên giám thống kê 2010, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.131.300 người, trong đó nam có 558.900 người chiếm 49,4% và nữ là 572.400 người chiếm 50,6%, tỉ số giới tính nam/nữ là 97,6/100. Tổng dân số đô thị là 293.600 người (25,95%) và tổng dân cư nông thôn là 837.700 người (74,05%). Số con trên mỗi phụ nữ là 1,9 và tỉ lệ tăng dân số là 0,53% bằng một nửa số với tỉ lệ tăng của cả nước là 1,05%.

Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 Trường Đại học, 11 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động.

Thành phần dân cư gồm có dân tộc Kinh (chiếm 75,51%) và các dân tộc thiểu số: Tày (10,69%), Nùng, Sán Dìu, Cao Lan, … Người Kinh sống tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn và vùng trung du; các dân tộc khác sống chủ yếu trên vùng trung du và miền núi của tỉnh.

Thái Nguyên có 79% dân số sống ở nông thôn , 21% dân số sống ở thành phố Thái Nguyên , thị xã s ông Công và 134 xã và thị trấn thuộc các huyện.

2.3.2. Cơ cấu kinh tế 2.3.2.1. Nhận định chung

Kể từ khi tái lập đến nay (năm 1997 tách ra từ tỉnh Bắc Thái), nền kinh tế của tỉnh phát triển và có mức tăng trưởng khá . Năm 1997 tổng GDP tỉnh Thái Nguyên là 2.248,8 tỷ đồng, đến năm 1999 là 2.446 tỷ đồng. GDP bình

quân đầu người năm 1999 là 2,68 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm trong thời kỳ 1991 - 1996 là 11,53%.

Năm 2011, Thái Nguyên vẫn duy trì nhịp độ tăng trưởng GDP ở mức 9,2%, năm 2012 là 8,9%, vượt 0,4 % kế hoạch.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh, kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao. Tổng sản phẩm GDP năm 2012 đạt 29.508 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,97%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,25%; khu vực dịch vụ chiếm 37,77% (năm 2011 có cơ cấu tương ứng: 21,64% - 41,27%

- 37,08%).

Trong tương lai, tỉnh Thái Nguyên quyết tâm phát triển thành một trong các trung tâm kinh tế của vùng trung du miền núi phía Bắc, là cơ sở để thực hiện tăng nguồn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.3.2.2. Các ngành kinh tế 1. Nông nghiệp

Cây công nghiệp và cây ăn quả là thế mạnh của tỉnh, có khả năng phát triển nhằm thay đổi cơ cấu cây trồng và tăng giá trị gia tăng nông nghiệp. Cây công nghiệp ngắn ngày chính gồm cây lạc, đậu tương, cây mía, ... Cây công nghiệp dài ngày chủ yếu là cây chè. Cây ăn quả chủ yếu là vải, mơ, nhãn, cam, quýt, ...

- Cây chè: Chè Thái Nguyên và đặc biệt là chè Tân Cương (vùng phía Tây Thành Phố Thái Nguyên) là đặc sản nổi tiếng từ lâu ở trong nước. Tỉnh Thái Nguyên hiện có 11.993 ha chè, trong đó có 10.982 ha chè kinh doanh cho sản lượng 62.000 tấn chè búp tươi/năm. Cây chè là cây mũi nhọn của tỉnh

Thái Nguyên, là cây tạo ra sản phẩm hàng hoá vừa xuất khẩu vừa nội tiêu và tiêu dùng hàng ngày.

- Cây lạc: Diện tích lạc tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam tỉnh.

Hiện nay diện tích lạc mới đạt 5.681 ha, nếu có thị trường tiêu thụ tốt kích thích sản xuất thì có thể tăng diện tích lạc lên gấp đôi so với hiện nay.

- Cây đậu tương: Hiện nay cây đậu tương đạt hơn 2.000 ha với sản lượng khoảng 2.600 tấn. Tiềm năng mở rộng diện tích cây đậu tương còn rất lớn vì ở khu vực phía Bắc tỉnh còn nhiều diện tích ruộng bỏ hoang 1 vụ và đất đồi có khả năng nông nghiệp vẫn chưa được sử dụng. Việc xây dựng cơ sở chế biến đậu tương là cần thiết và là điều kiện thuận lợi để cây đậu tương trở thành sản phẩm hàng hoá lâu dài.

- Cây ăn quả: Hiện nay diện tích cây ăn quả của tỉnh có khoảng 15.500ha cây ăn quả, các loại với các loại cây chính như vải, mơ, nhãn, cam, quýt. Để gia tăng giá trị của cây ăn quả và để cây ăn quả trở thành hàng hóa có thị truờng tiêu thụ ổn định, cần xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến hoa quả với công nghệ cao.

Chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên chiếm tỷ trọng 29,4% trong giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 4,57%.

Nhìn chung vấn đề quan trọng để phát triển ngành nông nghiệp dựa trên tiềm năng hiện có là phải đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhất là khâu chế biến sản phẩm nông nghiệp thành sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.

2. Lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên là 205.816 ha; trong đó diện tích đất có rừng là 153.800 ha với 103.500 ha rừng tự nhiên và 50.300 ha rừng trồng. Diện tích rừng trồng hiện nay phần nhiều đã đến tuổi khai thác, cần có công nghệ chế biến sản phẩm có giá trị cao đối với khối lượng gỗ có thể khai thác ở rừng trồng.

Bảng 2.4: Tổng giá trị sản xuất Lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Giá trị 75,0 111 92,2 88,3 81,0 83,4 94,0 97,4 98,6 99,0

(Nguồn: Tổng cục Thống Kê) 3. Công nghiệp

Ngành công nghiệp Thái Nguyên , được hình thành từ những năm đầu của thập niên 60, trải qua khoảng 4 thập kỷ thăng trầm do hậu quả của chiến tranh, do sự thay đổi về cơ chế quản lý, …, đến nay nền công nghiệp của Tỉnh đã có một cơ cấu tương đối hoàn chỉnh với sự có mặt của hầu hết các ngành công nghiệp như: năng lượng, luyện kim, cơ khí, hóa chất ….

Năm 2011 công nghiệp đóng góp khoảng 30 - 34% vào GDP của tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 13.200 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2010, trong đó, doanh nghiệp nhà nước đạt 7.890 tỷ đồng, tăng 16,2%; khu vực ngoài nhà nước đạt 4.645 tỷ đồng, tăng 12,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 665,4 tỷ đồng, giảm 4,2%.

Trong năm 2012, sản xuất công nghiệp có biến động tăng, giảm thất thường, chủ yếu do tác động của thị trường thép và phôi thép thế giới, thị trường xây dựng trong nước đã ảnh hưởng đến nhịp độ sản xuất và tiêu thụ thép, ước tính sản lượng thép sản xuất đạt 755 ngàn tấn, giảm 8,3% so với năm 2011, sản lượng thép giảm cũng ảnh hưởng đến các ngành phục vụ sản xuất thép, ...; tuy nhiên do bổ sung năng lực sản xuất của sản xuất xi măng, may mặc; nhóm sản xuất dụng cụ, phụ tùng vẫn duy trì được mức tăng trưởng, ... nên đã góp phần cho mức tăng trưởng của ngành công nghiệp đạt chỉ số sản xuất cả năm 2012 ước tính tăng 7,3%, cao hơn chỉ số sản xuất công nghiệp của cả nước.

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 13.733 tỷ đồng, bằng 89,2% kế hoạch cả năm, tăng 7,2% so với năm 2011; Trong đó công nghiệp Trung ương đạt 8.756 tỷ đồng, bằng 88,4% kế hoạch; công nghiệp địa phương đạt 4.977 tỷ

đồng, bằng 90,6% kế hoạch. Tính theo giá so sánh năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 đạt 29.756 triệu đồng; trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước 16.223 tỷ đồng; khu vực ngoài nhà nước 11.397 tỷ đồng và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 2.136 tỷ đồng.

Năm 2012 sản lượng thép giảm 8,3% so với năm 2011 và bằng 75,5%

kế hoạch; khai thác than giảm 19% và bằng 81,3% kế hoạch; gạch xây dựng giảm 18%; sản xuất điện giảm 11,3%. Bên cạnh sản xuất giảm sút của các doanh nghiệp hiện có thì năng lực tăng thêm từ các dự án sản xuất quy mô lớn trên địa bàn lại chưa đi vào hoạt động như: dự án Nhà máy cán thép Thái Trung, công suất 500 nghìn tấn/năm; dự án may Shinwon Hàn Quốc nhưng hiện tại mới đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh dưới 100 tỷ đồng. Cùng với đó là các dự án như: dây chuyền sản xuất phụ tùng ô tô tại xã Trung Thành (Phổ Yên); các dự án sản xuất gạch tuynel; dự án nhà máy luyện gang; các mỏ chì, kẽm và than...

2.4. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LŨ QUÉT TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xây dựng bản đồ phân vùng lũ quét tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)