Phân tích kết quả

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xây dựng bản đồ phân vùng lũ quét tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 83)

3.3. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ KHẢ NĂNG XẢY RA LŨ QUÉT TỈNH THÁI NGUYÊN

3.3.3. Phân tích kết quả

Kết quả xây dựng bản đồ như trong Hình 3.9 cho thấy tại một số xã thuộc huyện Đại Từ là nơi khả năng xảy ra lũ quét rất nhiều, đặc biệt tại các xã Văn Yên, Khôi Kỳ, Mỹ Yên, Vạn Thọ. Các xã Tiên Phong, Nga My của huyện Phổ Yên và một phần xã Hồng Tiến của huyện Phổ Yên là nơi không có khả năng xảy ra lũ quét.

Tất cả các xã thuộc huyện Đại Từ nêu trên nằm sát chân dãy núi Tam Đảo và đều rất gần các con suối. Điều này được lý giải như sau: các điểm có mức độ xảy ra lũ quét thường xuyên có nền thổ nhưỡng dạng đất vàng trên nền đá macma axit, loại đất được xếp vào cấp I trong phân cấp độ thấm của đất. Hơn nữa, khu vực núi thuộc dãy Tam Đảo có độ dốc rất lớn (trên 450) và thảm phủ tại đây chỉ là các loại rừng nghèo xen kẽ với diện tích một số cây tre nứa. Yếu tố rất quan trọng khác đó là lượng mưa một ngày lớn nhất tại đây (Kỳ Phỳ) là lớn nhất trong cả tỉnh với mức 496 mm. Rừ ràng với cơ sở dữ liệu ban đầu, việc tổ hợp đã cho kết quả hợp lý.

Một khu vực kéo dài dọc theo dãy Tam Đảo được xác định thuộc nhóm xuất hiện lũ quét nhiều và có một vài điểm thuộc nhóm không xuất hiện. Khu vực này có chung một nền thổ nhưỡng, cùng trong một dải thảm phủ cũng như độ dốc cao ở dãy Tam Đảo với các điểm ở cấp thường xuyên xảy ra lũ quét vừa xác định ở trên. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở chỗ, lượng mưa một ngày lớn nhất tại dải này thấp hơn tại Kỳ Phú. Mức độ xảy ra lũ quét càng giảm khi càng xa Kỳ Phú (từ cấp III chuyển dần sang hai bên xuống cấp IV rồi cấp V - cấp không thể xảy ra lũ quét), điều này rất hợp lý khi ta xem xét bản đồ đẳng trị mưa một ngày lớn nhất tỉnh Thỏi Nguyờn (xem Hỡnh 3.8), rừ ràng, càng xa tõm mưa Kỳ Phú, lượng mưa một ngày lớn nhất càng giảm (X1ngaymax giảm từ cấp I xuống dần đến cấp IV).

Tại một khu vực nhỏ thuộc xã Phú Xuyên (huyện Đại Từ), mặc dù lượng mưa ngày lớn nhất tại đây chỉ khoảng 275mm đến 300 mm, nghĩa là

thuộc cấp IV (XIV) nhưng vẫn được xác định là khu vực có khả năng xảy ra lũ quét. Trên thực tế, hai khu vực nhỏ được xác định là có khả năng xảy ra lũ quét đều nằm ở dưới chân hai sườn dốc độ dốc trên 350(cấp I2), hơn nữa, nền thổ nhưỡng tại đây là đất vàng trên nền đá macma axit - loại đất được xếp vào cấp D1. Một điều kiện quan trọng khác đó là thảm phủ, tại khu vực này chỉ có các cây bụi mọc xen kẽ với một khoảng nhỏ rừng non chưa có trữ lượng.

Với các điều kiện tương tự về địa hình, độ dốc, thảm phủ và lượng mưa, ta có thể xác định được một số khu vực khác cũng có khả năng xảy ra lũ quét nhiều như: Phú Đô, Minh Lập, Văn Hán (Đồng Hỷ), Đông Đạt (Phú Lương), Phúc Thuận (Phổ Yên), Quân Chu (Đại Từ), Phú Đình, Sơn Phú (Định Hóa).... (xem Hình 3.9).

Kết quả dự báo khả năng lũ quét xảy ra tại tỉnh Thái Nguyên là tương đối phù hợp với kết quả điều tra về lũ quét như sau:

- Trận lũ quét xảy ra ở xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên ngày 21 tháng 10 năm 1969. Lưu vực suối Quân Cây có cửa ra ở kinh độ 105044’ Đông, vĩ độ 21026’ Bắc thuộc xã Phúc Thuận huyện Phổ Yên, gồm 2 nhánh, tổng cộng lưu vực có diện tích là 8 km2, độ dốc lòng suối là 1,9%. Lưu vực nằm ở phía Đông sườn Tam Đảo, có độ dốc địa hình lớn, xấp xỉ khoảng 250. Cửa ra có vùng bằng phẳng thích hợp cho dân cư sinh sống cũng như trồng trọt. Gần phía cửa ra có nơi nghẽn dòng nên khó tiêu thoát dòng chảy khi có lũ. Ngày 16 đến ngày 19 tháng 10 năm 1969, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp phía Tây kèm theo không khí lạnh yếu dưới dạng đường đứt, gió Nam, Đông Nam thổi về làm tăng độ ẩm lên 60 - 65% (trước đó chỉ 35%). Chiều 20/10 lác đác có mưa rào nhẹ. Khoảng nửa đêm trời mưa to và rất to xảy ra trong thời gian khoảng 1h 45 phút, thời gian đỉnh lũ kéo dài khoảng 15 - 20 phút. Trận lũ quét đã làm 26 người thiệt mạng, 22 gian nhà bị phá huỷ, hơn 20 mẫu lúa và hơn 10 mẫu hoa màu bị mất trắng. Theo thống kê đã có nhiều trận lũ quét xảy ra ở đây như các năm 1956, 1957, 1961, 1964.

- Trận lũ quét và lụt lớn ngày 4 và 5 tháng 7 năm 2001 tại Phố Du, thượng lưu sông Công, Thái Nguyên với đỉnh lũ đo được tại cầu Gia Bảy là 28,2m, cao nhất từ 42 năm trở lại đây đã làm ngập lụt 8 trên tổng số 9 huyện, thành phố, thị xã của Thái Nguyên, thiệt hại ước tính khoảng 165 tỷ đồng và làm 23 người chết.

Trong số 9 huyện, thành phố, thị xã của Thái Nguyên thì có tới 6 đơn vị đã từng chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ quét: huyện Đại Từ 9 lần, huyện Định Hoá 6 lần, huyện Đồng Hỷ 5 lần, huyện Phổ Yên 4 lần, huyện Phú Lương 3 lần, và huyện Vừ Nhai 6 lần. Ngoài trận lũ quột ngày 4 - 5/7/2001 làm ngập lụt 8 trên tổng số 9 huyện, thành phố, thị xã nêu ở trên, Thái Nguyên đã từng trải qua một trận lũ quét ngày 15/8/1996 làm ngập lụt toàn bộ tỉnh.

Các phân tích ở trên đây được thực hiện trên bản đồ số (xử lý trên máy tính), do đó có thể xác định chính xác các tính chất của từng đối tượng.

3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG

Nhìn chung, các thông tin thể hiện trên bản đồ được xem là hợp lý với bộ dữ liệu và tài liệu (thổ nhưỡng, thảm phủ, địa hình, mưa) phục vụ xây dựng bản đồ khả năng xảy ra lũ quét tỉnh Thái Nguyên. Do đó, nếu được xây dựng trên bộ dữ liệu chuẩn xác thì khả năng ứng dụng của bản đồ này vào thực tế tại các khu vực quan tâm là rất cao.

CHƯƠNG 4

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU LŨ QUÉT

4.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHềNG

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xây dựng bản đồ phân vùng lũ quét tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)