CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHềNG TRÁNH VÀ GIẢM THIỂU LŨ QUÉT

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xây dựng bản đồ phân vùng lũ quét tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 87)

4.1.1. Cơ chế hình thành và vận động của lũ quét

Mưa lớn, cường độ lớn làm hình thành dòng nước mặt lớn và đặc biệt lớn tràn ngập trên mặt lưu vực nhỏ vùng núi dốc có độ che phủ rừng ít, bị khai thác mạnh mẽ.

Nước lũ mặt lớn gây xói mòn, rửa trôi, sạt, trượt, sụt lở mạnh mặt lưu vực, cuốn theo các vật chất rắn, dòng lũ khi đó căn bản thay đổi về chất, trở thành dòng chất lỏng - rắn, hay dòng lũ bùn - nước - rác có tổng lượng lớn hơn hẳn tổng lượng dòng nước lũ sinh ra nó.

Dòng lũ bùn - nước - rác tập trung hầu như đồng thời, rất nhanh từ các sườn dốc cao (thường có độ dốc trên 200 - 300 ) vào lòng dẫn ở dạng lũ quét rồi thoát một phần nước - bùn - rác ra sông chính. Do có nhiều chướng ngại vật nên trong quá trình chuyển động thường phổ biến hiện tượng tắc ứ tạm thời, sau đó do quá sức tải (tương tự như vỡ đập) càng làm lũ quét ác liệt hơn, dòng lũ quét tàn phá mọi vật cản trên đường chuyển động, tạo ra dòng dẫn mới tàn phá vùng thung lũng, bãi sông nơi mà nó đi qua.

Sau lũ quét sinh ra hiện tượng bồi lắng bùn cát, đất đá, rác ở các vùng trũng, thấp dọc dòng dẫn (cũ và mới tạo thành trong dòng lũ quét) ở dạng các bãi lầy, bãi bùn, cát, đá phủ trên đồng ruộng vườn tược và khu dân cư kinh tế.

4.1.2. Phân vùng khu vực hình thành tập trung và chịu lũ quét

Ở thượng nguồn lưu vực sông, độ dốc lớn thường chiếm 2/3 diện tích lưu vực, ở đây hình thành quá trình dòng chảy mặt, xói mòn, rửa trôi mặt đất xảy ra mạnh nhất, quá trình hình thành lũ xảy ra đồng thời nhưng chưa mạnh mẽ. Đây là khu vực chủ yếu sinh ra lũ quét.

Ở trung du lưu vực, phần chân dốc, chân các sườn núi, nơi còn xảy ra mạnh mẽ quá trình xói sâu, sạt lở, trượt đất đá, cuốn trôi cây cối, ... đây là nơi có độ dốc lòng dẫn còn rất lớn, hợp lưu của nhiều dòng lũ trước khi đổ vào thung lũng. Đây là khu vực tập trung dòng lũ quét.

Ở các vùng thung lũng, xảy ra mạnh mẽ nhất quá trình “quét”, trong đó hiện tượng xói sâu, trượt lở còn xảy ra ở cường độ cao trên đoạn đầu của thung lũng, hiện tượng quét, bồi lấp xảy ra mạnh mẽ nhất ở đoạn cuối của thung lũng trước khi lũ quét thoát ra được dòng chính. Đây là khu vực chịu lũ quét.

4.1.3. Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp phòng tránh lũ quét

Ở khu vực sinh ra lũ quét, biện pháp hợp lý nhất là phải nhằm vào hạn chế các nguyên nhân gây ra lũ (giảm lượng mưa hiệu quả, củng cố điều kiện mặt đệm, cản trở điều tiết dòng chảy bằng rừng, sử dụng đất hợp lý, …), vào cơ chế hình thành (tăng tổn thất giảm dòng chảy mặt, tăng dòng ngầm và sát mặt, giảm xói mòn rửa trôi trên bề mặt lưu vực) và hướng một phần vào quá trình tập trung nước lũ ngay từ đầu nguồn (có thể bằng các đập kiểm soát - checkdam).

Ở khu vực tập trung dòng lũ quét, cần dùng những biện pháp công trình nhằm chia sẻ, hạn chế sự tập trung nhanh, mạnh đồng thời của dòng lũ, tránh xảy ra hiện tượng tắc ứ sau vỡ dây chuyền.

Ở khu vực chịu lũ quét, biện pháp cần dùng là phải tiêu thoát dòng lũ nhanh, giảm diện quét, giảm bồi lấp, chủ động phòng tránh giảm thiệt hại nhờ giảm sức tàn phá của dòng lũ khi phân chia, chậm lũ, trữ lũ tạm thời, giảm lượng lũ, bẫy lũ, …

Ngoài những biện pháp công trình, thì còn có thể sử dụng các biện pháp phi công trình như lập bản đồ phân vùng xảy ra lũ quét, quản lý sử dụng đất, các giải pháp về chính sách, sơ tán dân khỏi vùng lũ quét, tuyên truyền về tác hại của lũ quét và các biện pháp phòng tránh nhằm phòng ngừa và giảm

thiểu tác hại khi lũ quét xảy ra. Các biện pháp phi công trình là hết sức cần thiết và đạt hiệu quả cao nếu được sử dụng hợp lý.

Như vậy ở bất cứ miền nào, các biện pháp công trình và phi công trình cũng phải được phối hợp hài hòa với nhau mới phát huy tốt nhất hiệu quả phòng tránh. Biện pháp bao trùm là quản lý tổng hợp lưu vực phòng tránh lũ quét. Đây là những điểm chung nhất, có tính nguyên tắc trong lựa chọn các biện pháp phòng tránh.

Khi xem xét các biện pháp phòng tránh lũ quét, cần dựa trên những nguyên nhân chính hình thành lũ quét trên lưu vực, cơ chế hình thành và vận động của lũ quét.

Điều kiện mặt đệm thuận lợi cho rửa trôi, xói mòn, sạt, trượt, sụt lở, … trong mưa lớn, lũ lớn. Những điều kiện thường hội tụ ở các lưu vực nhỏ miền núi, mạng lưới sông suối dày đặc, độ dốc lớn, dòng sông ngắn, thung lũng hẹp lại bị khai thác mạnh, lớp phủ rừng nhỏ, sự phát triển quá mức các khu dân cư, đô thị các công trình trên sông, ven sông gây cản trở dòng chảy, … Đặc biệt vào đầu mùa mưa hoặc lưu vực sau một thời gian dài hạn hán, ít mưa đất bị phong hóa mạnh thì các điều kiện thuận lợi cho xói mòn rửa trôi cũng thể hiện rừ hơn. Đõy là nguyờn nhõn quan trọng nhất gõy ra lũ quột khi cú mưa lớn. Nếu không hội tụ đủ các điều kiện mặt đệm đã nêu trên thì dù có mưa lớn chưa chắc đã thấy xảy ra lũ quét. Một trong những hướng biện pháp là nhằm vào hạn chế, loại trừ sự hội tụ các điều kiện trên. Trước hết là các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất, bảo vệ rừng, phát triển rừng bảo vệ đất đai, khai thác lưu vực hợp lý, bố trí các khu dân cư, đô thị đến các loại công trình trên lưu vực, trên sông hợp lý, tăng hiệu quả tiêu thoát lũ ở vùng hạ lưu thung lũng sông, … chính con người đóng vai trò chính tác động vào loại nguyên nhân này của lũ quét.

Hình thế thời tiết gây mưa lớn, cường độ lớn ở lưu vực có điều kiện mặt đệm thuận lợi là điều kiện cần để gây ra lũ quét. Những trận mưa lớn đầu

mùa, mưa lớn sau một thời gian dài khô hạn có nhiều khả năng đẩy các nguy cơ lũ quét thành hiện thực hơn cả. Đối với nguyên nhân này việc tác động trên quy mô nhỏ ở trình độ kĩ thuật hiện nay là rất khó khăn. Tuy nhiên, ở những điều kiện tiên tiến, việc tác động để giảm cường độ mưa, giảm lượng mưa, cảnh báo, dự báo mưa trên phạm vi nhỏ hẹp vài trăm cây số vuông, … có tác dụng nhất định nhằm giảm, hạn chế lũ quét, hạn chế thiệt hại nhờ phòng tránh chủ động. Các biện pháp cải thiện mặt đệm có khả năng nhất định tác động trực tiếp đến lượng mưa.

Do cơ chế hình thành và vận động của lũ quét đã thay đổi căn bản so với lũ nước thông thường: Cơ chế hình thành nước lũ quét theo phương thức thấm là chính (dòng mặt chiếm tuyệt đại bộ phận) đã thay thế cơ chế dòng chảy bão hòa trước đó. Vì thế dòng mặt lớn, xói mòn và rửa trôi mạnh hơn.

Tại hạ lưu, lũ tàn phá vùng này theo hai kiểu: quét và bồi lấp. Tổn thất nước trong quá trình hình thành lũ quét là không đáng kể làm tổng lượng lũ, đỉnh lũ gia tăng. Dòng chất lỏng - rắn thường chuyển động trượt theo sườn dốc với lưu tốc đặc biệt lớn (nhất là có tắc ứ tạm thời sau đó vỡ), gây tiếng động mạnh khi tập trung dũng lũ. Lũ cú sức tàn phỏ ghờ gớm, hủy hoại rừ rệt bề mặt lưu vực.

Cần có những biện pháp là thay đổi cơ chế hình thành và vận động của dòng lũ. Trước hết là các biện pháp nhằm làm cho cơ chế dòng vượt thấm chuyển một phần sang cơ chế bão hòa tăng tổn thất nước, giảm tổng lượng lũ nước (trồng rừng, canh tác hợp lý, … sau đó là làm giảm xói mòn, rửa trôi, điều tiết dòng chảy, cản trở sự tập trung nhanh và đồng thời nước lũ về hạ lưu, giảm động năng, lượng vật rắn trong lũ (công trình hồ chứa, đập kiểm soát bùn cát, bẫy bùn đá, …) chia cắt lũ, trữ chậm lũ, hạn chế diện quét, diện bồi lấp và cuối cựng là hạn chế, giảm tỏc hại của lũ quột. Rừ ràng việc ỏp dụng và phối hợp biện pháp phi công trình và công trình trong lâm nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thủy lợi, … là rất cần thiết.

4.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU LŨ QUÉT

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xây dựng bản đồ phân vùng lũ quét tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)