Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xây dựng bản đồ phân vùng lũ quét tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 96)

4.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU LŨ QUÉT

4.2.2. Các giải pháp phi công trình

4.2.2.1. Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn

Để tăng cường lớp phủ thực vật trên lưu vực nhằm giảm thiểu cường độ lũ cần áp dụng các biện pháp:

- Khoanh nuôi phục hồi rừng có thể tái sinh: Trong điều kiện khí hậu nhiệt ẩm của nước ta, cây tái sinh mạnh là biện pháp khả thi có mức đầu tư thấp nhất, phù hợp với những nơi địa hình phức tạp, xa dân và không đủ kinh phí trồng rừng. Đó là các chỏm đồi, đỉnh núi, nơi đầu nguồn các sông suối, ...

Khoanh vùng nuôi phục hồi rừng dựa vào khả năng tái sinh rừng và cần tổ chức bảo vệ, nghiêm cấm chặt phá, đốt rừng một cách nghiêm ngặt. Khi rừng khép tán cần có biện pháp nuôi dưỡng để rừng phát triển nhiều tầng.

- Trồng rừng nơi đất trống đồi núi trọc với mục đích phòng lũ (rừng phòng hộ).

Để thực hiện tốt được các biện pháp trồng rừng, cải tạo, phục hồi rừng cần phối hợp với công tác quy hoạch rừng, phân chia cấp rừng nhằm mục đích phòng chống lũ quét.

Hỡnh 4.3: Trồng rừng phũng hộ tại huyện Vừ Nhai, tỉnh Thỏi Nguyờn 2. Chăm sóc rừng

Chăm sóc tốt rừng trồng nhằm nâng cấp điều tiết của rừng. Rừng trồng bao gồm bạch đàn, keo lá tràm, thông hai lá, phi lao, ..., phân bố tập trung ở vùng gò đồi. Các kiểu thảm này có cấp là ít xung yếu. Khi rừng khép tán tầng cỏ mọc khá dày, tầng mùn xuất hiện và đất được cải thiện độ xốp, tầng dày.

Bảo vệ tốt các khu này, khai thác không ồ ạt, sau khai thác nơi đất dày trồng rừng với các cây gỗ giống bản địa sẽ dần tạo được khu rừng nhiều tầng tán.

Chú trọng trồng rừng, xây dựng mô hình sản xuất kết hợp nông - lâm - chăn nuôi phối hợp trên diện tích trảng cây bụi cỏ, nương rẫy trong lưu vực.

Mức độ điều tiết nước của chúng kém, thuộc cấp xung yếu về mặt phòng hộ trong lưu vực.

Để nâng cao hiệu suất điều tiết nước của trảng cây bụi, cỏ cần có các biện pháp sau:

- Trên các đất mỏng, sỏi sạn hay đất dốc tiến hành trồng rừng. Đặc biệt, khu vực đầu nguồn các sông đều phải ưu tiên cho trồng rừng dù đất còn dày hay độ dốc nhỏ.

- Xây dựng các mô hình sản xuất kết hợp nông - lâm - chăn nuôi theo kiểu vườn rừng hay vườn - ao - chuồng với diện tích một vài ha trở lên cho một hộ gia đình. Cần có các đầu tư về khoa học - kỹ thuật, các giống dài ngày tạo thu nhập cũng như độ che phủ ổn định như cây ăn quả, công nghiệp lâu năm, cây gỗ...

3. Phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn

Quy hoạch hệ thống rừng phòng hộ: Quy hoạch hệ thống rừng phòng hộ là quy hoạch tổng hợp, mọi ngành có liên quan đến việc khai thác rừng đều phải có biện pháp kỹ thuật để chống xói mòn.

Xây dựng và phát triển rừng phòng hộ: thực chất là xây dựng kinh tế xã hội khu rừng với phương châm kinh doanh toàn diện nhằm phát huy hệ sinh thái nông lâm, tạo ra nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích, thu hút nhân dân bảo vệ nuôi trồng rừng. Thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm".

4. Bảo vệ rừng

Để bảo vệ tốt rừng cần làm những việc như sau:

- Quản lý tốt không cho dân khai thác trắng làm nương rẫy.

- Khai thác chọn lọc các cây gỗ lớn. Đây là các cây ưu thế trong rừng nguyên sinh ở địa phương, có kích thước lớn, gỗ có giá trị. Việc khai thác chọn không phá vỡ nhiều cấu trúc của rừng. Các cây lớn bị chặt hạ nhưng tầng cây nhỡ, tầng cỏ, lớp đất và thảm mục vẫn nguyên vẹn, bảo vệ đất và điều tiết tốt dòng chảy.

Bảo vệ nhằm phục hồi tốt các khu rừng nghèo, rừng non nâng cao khả năng điều tiết dòng chảy của chúng. Rừng nghèo phân bố xung quanh các khu rừng giàu và trung bình. Nếu bảo vệ tốt, chúng dần tái sinh, sinh trưởng thành rừng có cấu trúc tốt, có trữ lượng trung bình, rừng giàu với cấp không xung yếu.

Muốn bảo vệ được khu rừng thì cần vừa bảo vệ bên trong khu rừng đó, và cần có chính sách, chế độ cho người bảo vệ. Lấy quản lý bảo vệ diện tích rừng hiện còn, khoanh nuôi, phục hồi rừng làm nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.

Từng bước có trọng điểm, tiến hành trồng rừng nơi đầu nguồn xung yếu, nhất là vùng sinh ra lũ quét, với phương châm lợi dụng tổng hợp hệ sinh thái nông lâm, vừa đảm bảo mục tiêu chủ yếu lâu dài (là phòng hộ), đồng thời đảm bảo nâng cao dần mức thu nhập của người nông dân và cán bộ trong vùng. Kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó nhân dân làm là chính, nhà nước hỗ trợ về mặt kỹ thuật và phần nào về vật tư, thiết bị, và gắn với đời sống nhân dân với rừng, xây dựng và phát triển vốn rừng, gắn với xây dựng xã hội và kinh tế rừng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xây dựng bản đồ phân vùng lũ quét tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)