3.3. Đánh giá kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của 2 dự
3.3.3. Xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
*/. Dự án khu đô thị mới phường Xuân Hoà (dự án 1):
Việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án được thực hiện theo quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính; Quyết
định số 5198/2004/QĐ-UBND ngày 31/12/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định giá đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 302/2004/QĐ-UBND ngày 03/12/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành bảng đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tất cả 293 hộ có đất trong khu vực quy hoạch thực hiện dự án đều đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ được thể hiện bảng dưới đây:
Bảng 3.5: Đối tượng và điều kiện bồi thường, hỗ trợ (dự án 1) STT Điều kiện bồi thường, hỗ trợ Đối tượng bồi thường
Số hộ (hộ) Diện tích (m2)
1 Số hộ gia đình được bồi thường 149 253.296,90
2 Số hộ gia đình được hỗ trợ 44 13.593,90
Tổng 293 266.890,80
(Nguồn: UBND phường Xuân Hoà)
*/. Dự án hồ chứa nước Lập Đinh (dự án 2):
Đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án được thực hiện theo quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 10/11/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, đơn giá bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Quyết định số: 18/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Tất cả 126 hộ có đất trong khu vực quy hoạch thực hiện dự án đều đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ (trong đó 01 hộ thu hồi cả đất ở), được thể hiện bảng dưới đây:
Bảng 3.6: Đối tượng và điều kiện bồi thường, hỗ trợ (dự án 2) STT Điều kiện bồi thường, hỗ trợ Đối tượng bồi thường
Số hộ (hộ) Diện tích (m2)
1 Số hộ gia đình được bồi thường 107 431.137,20
2 Số hộ gia đình được hỗ trợ 19 33.332,40
Tổng 126 464.469,60
(Nguồn: Ban giải phóng mặt bằng thị xã Phúc Yên)
*/. Đối tượng được hưởng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của 2 dự án gồm:
- Các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất để giao đất cho 2 dự án (người bị thu hồi đất) và có đủ điều kiện để được bồi thường đất, tài sản thì được bồi thường theo quy định, trường hợp sau khi bị thu hồi mà không còn chỗ ở thì được bố trí cấp 1 xuất đất tái định cư theo quy định.
- Người được bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi phải là người sử dụng hợp pháp tài sản đó, phù hợp với quy định của pháp luật.
*/. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của 2 dự án:
- Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xem xét để hỗ trợ.
- Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoạc bằng nhà, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thực hiện thanh toán bằng tiền theo quy định sau:
Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ lớn hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch;
Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tái định cư thì người tái định cư phải nộp phần chênh lệch.
- Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách Nhà nước.
- Nhà nước điều tiết một phần lợi ích từ việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các khoản hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi. Các khoản hỗ
trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:
Hỗ trợ di chuyển chỗ ở, hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở;
Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp;
Hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất vườn, ao không được công nhận là đất ở;
*/. Điều kiện để được bồi thường thiệt hại về đất của 2 dự án:
Người bị Nhà nước thu hồi đất có một trong các điều kiện sau đây thì được bồi thường:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Có quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Có giấy tờ chuyển nhượng QSD đất theo quy định của pháp luật đất đai.
- Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở phải thuộc sở hữu nhà nước.
- Bản án có hiệu lực của Tòa án nhân dân hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
- Trường hợp không có giấy tờ quy định tại các điều kiện trên, người bị thu hồi được bồi thường thiệt hại về đất phải có các giấy tờ chứng minh được đất bị thu hồi là đất đã sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 thuộc các trường hợp sau:
+ Đất được sử dụng trước ngày 18/12/1980 được UBND phường, xã, thị trấn xác nhận;
+ Được cơ quan nhà nước giao đất sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người được giao đất vẫn đang tiếp tục sử dụng đến khi bị thu hồi;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất sử dụng
trước ngày 15/10/1993;
+ Người khai hoang đất để sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối trước ngày 15/10/1993 và liên tục sử dụng đến khi bị thu hồi mà không có tranh chấp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước.
*/. Điều kiện để được bồi thường về tài sản trên đất của 2 dự án:
- Chủ sử dụng đất là người có tài sản trên đất hợp pháp khi Nhà nước thu hồi mà bị thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại theo giá trị của tài sản hiện có.
- Chủ sở hữu tài sản có tài sản trên đất không hợp pháp: Tùy theo từng trường hợp cụ thể được UBND tỉnh, thành phố tực thuộc Trung ương xem xét quyết định bồi thường hoặc hỗ trợ.
- Bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất:
+ Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình.
+ Đối với nhà, công trình xây dựng khác được bồi thường theo mức sau:
Mức bồi thường nhà, công trình =
Giá trị hiện có của nhà, công trình bị
thiệt hại
+
Một khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện
có của nhà, công trình Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mức bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ xây dựng ban hành; nếu công trình không còn sử dụng thì không được bồi thường;
Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, mà phần còn lại không còn sử dụng được thì được bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình; Trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.
- Bồi thường đối với cây trồng vật nuôi:
Những cây trồng, vật nuôi có trên đất bị thu hồi được nhận bồi thường.
*/. Các điều kiện không được bồi thường tài sản trên đất.
- Người bị thu hồi đất không có một trong các điều kiện theo quy định được bồi thường về đất ở tại thời điểm của pháp luật quy định hoặc vi phạm về sử dụng đất. Các trường hợp cụ thể do Hội đồng bồi thường báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.
- Nhà, công trình gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng thì không được bồi thường.
*/. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi tại 2 dự án:
- Hỗ trợ về di chuyển:
Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở được hỗ trợ để thực hiện di chuyển. Người bị thu hồi đất ở mà không còn chỗ ở khác thì trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở.
- Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất:
Căn cứ theo Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 1382009 hướng dẫn về việc hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
Tại Điều 28 Nghị định 197 quy định: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 12 tháng. Mức hỗ trợ bằng tiền cho 1 nhân khẩu/01 tháng tương đương 30kg gạo tính theo thời giá trung bình tại địa phương. Nghị định này quy định để áp dụng hỗ trợ đối với dự án 1;
Tại Điều 20 Nghị định 69 quy định: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (kể cả đất vườn, ao và đất nông nghiệp xen kẹp trong khu dân cư):
Thu hồi trên 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và
trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 12 tháng;
Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng;
Mức hỗ trợ bằng tiền cho 1 nhân khẩu/01 tháng tương đương 30kg gạo tính theo thời giá trung bình tại địa phương. Nghị định này quy định để áp dụng hỗ trợ đối với dự án 2.
Để áp dụng theo quy định hướng dẫn tại Nghị định về việc hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất theo nhân khẩu, ở địa phương Vĩnh Phúc gặp phải một số khó khăn đó là: Việc giao đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64 và Nghị định 02 của Chính phủ: giao theo nhân khẩu. Đến nay nhân khẩu của mỗi hộ gia đình có đất bị thu hồi đều có sự biến động tăng, giảm; do vậy rất khó trong việc tính toán để áp dụng hỗ trợ. Tuy nhiên địa phương Vĩnh Phúc đã áp dụng và vận dụng linh hoạt trong việc hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất với mức hỗ trợ được quy bằng tiền và nhân với số m2 đất nông nghiệp bị thu hồi nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người có đất bị thu hồi.
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm:
Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm, Vĩnh Phúc không áp dụng hỗ trợ theo số lao động của từng hộ gia đình mà áp dụng mức hỗ trợ quy bằng tiền nhân với số m2 đất nông nghiệp bị thu hồi. Mức hỗ trợ này hiện nay Vĩnh Phúc đang hỗ trợ thấp hơn so với khu vực lân cận (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội): Vĩnh Phúc áp dụng hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm gấp 2 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Còn ở huyện Mê Linh hỗ trợ gấp 5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi.
- Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường (hỗ trợ công cải tạo đất).
- Hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà không có chỗ ở nào khác.
Ngoài các hỗ trợ như nêu ở trên, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn hỗ trợ cho các gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi một số chính sách hỗ trợ khác như: hỗ trợ 108kg thóc/360m2 đất nông nghiệp bị thu hồi/1 năm; hỗ trợ giao đất dịch vụ để ở hoặc để sản xuất kinh doanh với mức hỗ trợ là: 12m2/360m2 đất nông nghiệp bị thu hồi; thưởng giải phóng mặt bằng nhanh 2.000đ/1m2.
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp các hộ được cấp đất dịch vụ, tái định cư của 2 dự án
STT Tên dự án Số hộ đủ tiêu chuẩn được cấp đất
Đất dịch vụ Đất tái định cư
1 Dự án khu đô thị mới Xuân Hoà 149 0
2 Dự án hồ chứa nước Lập Đinh 0 1
(Nguồn: UBND phường Xuân Hoà, xã Ngọc Thanh)
3.3.4. Đánh giá việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi