3.1. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.2. Về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội [22, 24]
Cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả tỉnh, thị xã Phúc Yên đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội theo báo cáo phát triển kinh tế xã hội năm 2012 của thị xã Phúc Yên cho thấy:
*/. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Năm 2012 tổng giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 119 tỷ đồng, đạt 94.4% kế hoạch và giảm 1,41% so với năm 2011, trên địa bàn thị xã có 28 hợp tác xã (tăng 02 HTX so với cuối năm 2011), trong đó có 06 hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (chiếm 22%) và 22 hợp tác xã phi nông nghiệp (chiếm 78%). Các HTX vẫn duy trì ổn định, một số HTX hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
*/. Sản xuất Công nghiệp - Xây dựng + Về công nghiệp:
Năm 2012 Sản xuất công nghiệp cơ bản vẫn duy trì tốc độ phát triển ở tất cả các ngành và khu vực nhà nước và ngoài nhà nước (trừ 2 Công ty Toyota và Honda Việt Nam sản xuất, tiêu thụ giảm mạnh so với năm 2011). Do sự suy giảm về kinh tế, nhu cầu tiêu dùng xã hội giảm, mặt khác một số chính sách thuế, phí thay đổi… nên kéo theo giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm;
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 36.445 tỷ đồng, bằng 83% kế hoạch, giảm 4,5% so với năm 2011. Trong đó: Công nghiệp trong nước đạt 1.176 tỷ đồng, tăng 0,8%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 35.269 tỷ đồng, giảm 4,9% so với năm 2011.
+ Về xây dựng:
Năm 2012, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn thị xã ước đạt 1.500 tỷ đồng. Riêng tổng nguồn xây dựng cơ bản năm 2012 từ ngân sách Nhà nước được phân bổ cho Thị xã Phúc Yên 260 tỷ đồng, chủ yếu cho các công trình trọng điểm, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, công trình xây dựng nông thôn mới, giải phóng mặt bằng các trường học. Trong đó: thực hiện quyết toán được 17 công trình, tổng giá trị công trình 48.023.357.740 đồng, tổng giá trị giảm trừ 1.563.802 đồng, 14 công trình đang thẩm định và 40 công trình đang kiểm toán độc lập.
Ước giá trị sản xuất ngành Xây dựng năm 2012 đạt 252 tỷ đồng, bằng 85%
kế hoạch, giảm 4,1% so với năm 2011.
*/. Hoạt động các ngành dịch vụ
Năm 2012, hầu hết các ngành dịch vụ có sự tăng trưởng cao về giá trị sản xuất so với năm 2011 như: dịch vụ kinh doanh khách sạn, nhà hàng, thông tin liên lạc, y tế và dịch vụ cứu trợ xã hội... chỉ riêng hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, thuế xuất nhập khẩu hàng hoá giảm.
+ Thương mại, giá cả:
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2012 ước đạt 3.116 tỷ đồng, đạt 116,4% kế hoạch và tăng 28% so năm 2011. Giá cả hàng hoá trên thị trường có biến động tăng, bình quân 10 tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng tăng 12,91% so cùng kỳ năm 2011.
+ Dịch vụ vận tải:
Hoạt động kinh doanh vận tải tuy gặp nhiều khó khăn do chi phí xăng dầu, lương, chi phí bảo hiểm... liên tục tăng cao. Tổng cộng chi phí đầu vào của vận tải tăng trên 20%. Tuy nhiên, hệ thống giao thông công cộng (xe buýt), các hãng taxi, các doanh nghiệp vận tải hoạt động khá hiệu quả đáp ứng nhu cầu vận chuyển cho sản xuất kinh doanh và nhu cầu đi lại của nhân dân. Năm 2012 doanh thu vận tải ước đạt 286 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2011.
+ Kinh doanh du lịch:
Doanh thu du lịch năm 2012 ước đạt 390 tỷ đồng, bằng 90% kế hoạch và bằng 100% so với năm 2011. Số lượt khách đến Phúc Yên ước đạt 190 ngàn lượt khách tăng 5,57% so với năm 2011.
+ Các dịch vụ bưu chính, viễn thông:
Cơ bản đáp ứng được yêu cầu về dịch vụ viễn thông, Internet, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn tăng cường đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao chất lượng phục vụ. Năm 2012 ước phát triển mới 1.900 thuê bao Internet, tăng 108% so với năm 2011, nâng tổng thuê bao đạt 1.000 thuê bao bằng 50% kế hoạch và bằng 103% so với cùng kỳ.
+ Dịch vụ tín dụng, ngân hàng:
Do tác động của cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Lĩnh vực cho vay cần ưu tiên như cho vay nông nghiệp, nông thôn một số khách hàng vay chưa đủ điều kiện để ngân hàng xem xét cho vay, cầu tín dụng ở mức thấp, phương án sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả hoặc không đủ tài sản bảo đảm, tình hình tài chính không minh bạch, nợ xấu phát sinh, khả năng trả nợ gốc và lãi của các doanh nghiệp và hộ dân suy giảm, đã hạn chế khả năng hấp thụ vốn nên tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 đạt thấp (tăng 3,1% so với cuối năm 2011). Nợ xấu có xu hướng gia tăng, ước năm 2012 tỷ lệ nợ xấu chiếm 5,6% tổng dư nợ.
*/. Dân số và nguồn lực lao động
Theo số liệu niên giám thống kê năm 2012 của thị xã Phúc Yên, tổng dân số của thị xã là 99.954 người tăng 10.614 người so với năm 2009. Mật độ dân số đạt 832 người/km2; là thị xã có dân số trẻ nên số người trong độ tuổi lao động có 60.038/99.954 người chiếm tỷ lệ 60,07% tạo ra cho thị xã có nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, được thể hiện bảng 3.1
Bảng 3.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số của các xã, phường trên địa bàn thị xã Phúc Yên (tính đến ngày 31/12/ 2012) STT Đơn vị hành chính Diện tích
(Km2)
Dân số (Người)
Trong độ tuổi LĐ
Mật độ dân số (Người/1km2)
1 Phường Trưng Trắc 0,87 8.710 5.243 10.011
2 Phường Hùng Vương 1,83 8.171 4.854 4.465
3 Phường Trưng Nhị 1,85 8.142 4.984 4.401
4 Phường Phúc Thắng 6,04 12.301 7.355 2.037
5 Phường Xuân Hoà 4,24 16.518 9.769 3.896
6 Phường Đồng Xuân 3,40 5.435 3.274 1.599
7 Xã Ngọc Thanh 77,31 12.230 7.367 158
8 Xã Cao Minh 11,59 11.090 6.703 957
9 Xã Nam Viêm 5,90 7.074 4.292 1.199
10 Xã Tiền Châu 7,11 10.238 6.197 1.446
Toàn thị xã Phúc Yên 120,14 99.954 60.038 832
(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê thị xã Phúc Yên năm 2012)
*/. Văn hoá, giáo dục, y tế + Về văn hoá:
Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá được tăng cường, xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở theo tinh thần Nghị quyết 08 của HĐND
tỉnh đã có tiến bộ, năm 2012 toàn thị xã đã xây mới và tận dụng được 91/114 nhà văn hoá thôn, làng, tổ dân phố đạt 80%, có 9/10 nhà văn hoá xã, phường đạt 90%
(tăng 11 nhà văn hoá so với năm 2007 đạt chỉ tiêu đề ra song có 1 số xã vượt điển hình là xã Ngọc Thanh và 1 số xã lại thiếu không đạt như xã Nam Viêm, xã Cao Minh, phường Phúc Thắng).
+ Về giáo dục:
Hệ thống, mạng lưới trường lớp từ mầm non đến phổ thông cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao và có chất lượng. Cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập tiếp tục được quan tâm đầu tư. Tính đến cuối năm học 2011 - 2012, tỷ lệ kiên cố hóa bậc học mầm non đạt 78%, bậc tiểu học đạt 93%, bậc THCS đạt 98%, bậc THPT đạt 100% và Giáo dục thường xuyên là 100%. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Mầm non đạt 84,6%; Tiểu học đạt 60% trong đó có 1 trường đạt chuẩn mức độ 2 chiếm tỷ lệ 6,7%; Trung học cơ sở 45,5%. Được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập mẫu giáo 5 tuổi (tháng 8/2012).
+ Về y tế:
Năm 2012 các biện pháp phòng, chống dịch bệnh được triển khai đồng bộ, kiên quyết không để dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tiếp tục được quan tâm, đặc biệt là với đối tượng người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách xã hội, người có công. Tỷ lệ cán bộ y tế đạt 16,9 bác sỹ/vạn dân. Chất lượng các dịch vụ y tế được cải thiện; một số dịch vụ y tế kỹ thuật cao được triển khai.
*/. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường + Những lợi thế chủ yếu:
- Thị xã Phúc Yên có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội vì nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đặc biệt là liền kề với thủ đô Hà Nội nên có những thuận lợi cơ bản để thu hút đầu tư từ bên ngoài cũng như thuận lợi trong phát triển kết cấu hạ tầng. Thủ đô Hà Nội đã được mở rộng, sẽ phát triển mạnh về phía Bắc (hình thành khu đô thị mới Bắc Thăng Long, khu công nghiệp Thăng Long, Sóc Sơn...). Vì vậy thị xã Phúc Yên có điều kiện phát triển các ngành sản xuất bổ trợ, các loại hình dịch vụ cho thủ đô. Mặt khác là một trong những đầu mối giao thông quan trọng nên có điều kiện thuận tiện giao thương với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại với bên ngoài.
- Quỹ đất sản xuất nông nghiệp còn khá rồi rào (3.573,48 ha, chiếm 29,75%
diện tích tự nhiên) nên có nhiều thuận lợi cho việc chuyển sang sử dụng vào mục đích
sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, thuận lợi cho phát triển hạ tầng và xây dựng các công trình công nghiệp... đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày càng tăng của thị xã trong thời kỳ tới; hơn nữa vì giáp với thủ đô Hà Nội nên tài nguyên đất của thị xã sẽ ngày càng trở nên quý giá. Đây sẽ là nguồn tài nguyên có có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.
- Thị xã là nơi đào tạo nguồn lực lao động lành nghề cho chất lượng cao không chỉ cho thị xã, cho tỉnh mà cho cả vùng.
- Đất rừng có 4.613,12 ha (chiếm 38,40% diện tích tự nhiên), đây là tài nguyên quý không chỉ cho phát triển lâm nghiệp mà còn có ý nghĩa phòng hộ, bảo vệ môi trường và là điều kiện thuận lợi kết hợp phát triển du lịch sinh thái cũng như các dịch vụ du lịch khác.
+ Những khó khăn, hạn chế:
- Kinh tế trên địa bàn phát triển chưa bền vững, phụ thuộc nhiều vào kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tốc độ phát triển chưa đồng đều giữa các ngành và các thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn nhiều bất hợp lý.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa chuyển đổi mạnh, sản phẩm nông nghiệp chưa thực sự trở thành hàng hóa. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp xuống cấp, chưa đồng bộ, ruộng đất phân tán, manh mún, việc chuyển đổi dồn ghép ruộng đất còn gặp nhiều khó khăn, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn còn hạn chế.
- Công nghiệp nội địa đạt thấp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề chưa phát triển, triển khai còn chậm và gặp nhiều khó khăn.
- Thương mại và dịch vụ phát triển chậm, quy mô nhỏ bé so với tiềm năng và thế mạnh của thị xã.
- Giao đất dịch vụ; tiến độ giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, vướng mắc mà một trong những nguyên nhân đó là chính sách bồi thường và giải phóng mặt bằng chưa thỏa nguyện ý dân vì còn có sự chênh lệch lớn giữa khu vực liền kề Hà Nội (Mê Linh và Sóc Sơn) dẫn đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được khắc phục có hiệu quả; còn để tình trạng tồn đọng rác thải, ảnh hưởng xấu tới môi trường và gây bức xúc trong nhân
dân. Một số vỉa hè, lòng đường còn bị lấn chiếm làm nơi bán hàng kinh doanh, gây mất cảnh quan đô thị nhưng chưa được xử lý kịp thời.
- Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác văn hóa thể thao tuy đã được đầu tư nhưng còn hạn chế.
- Cải cách thủ tục hành chính còn chậm và chưa đồng bộ; việc triển khai thực hiện Đề án bộ phận một cửa liên thông hiện đại còn chậm.
3.2. Tình hình về quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Phúc Yên