Tình hình quản lý và sử dụng đất đai [21]

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số dự án khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc” (Trang 41 - 44)

2. Mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu

3.2.2.Tình hình quản lý và sử dụng đất đai [21]

*/. Thực trạng phát triển đô thị:

Thị xã Phúc Yên là đô thị loại III, khu vực nội thị có 6 phường với tổng diện tích là 1.823,43 ha, chiếm 15,18% diện tích tự nhiên của thị xã; dân số đô thị trung bình năm 2010 là 55.224 người (chiếm 58,64% dân số trung bình của thị xã), mật độ dân số 3.028 người/km2, cao gấp 3,86 lần mật độ dân số chung của toàn tỉnh.

Thị xã Phúc Yên đang trong quá trình xây dựng, phát triển từ đô thị loại III lên thành phố nên hạ tầng cơ sở đang được đầu tư quy hoạch. Thị xã đã cùng tỉnh

triển khai các công trình có tính chiến lược, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đô thị như: Dự án BOT - quốc lộ 2 đã hoàn thành; đường Nguyễn Tất Thành, đường xuyên Á đang được thi công... Một số dự án đang được hoàn thiện như: cầu vượt đường sắt Phúc Yên - Xuân Hòa, nghĩa trang nhân dân, nhà tang lễ, bãi đỗ xe, đường Hoàng Quốc Việt, đường từ quốc lộ 2 vào UBND xã Tiền Châu; thoát nước khu du lịch Đại Lải, khu trung tâm phường Xuân Hòa...

Các khu đô thị đang triển khai như khu đô thị Đồng Sơn, khu đô thị Hùng Vương – Tiền Châu... đã giải phóng xong mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Thị xã nhìn chung đã có quy hoạch cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, cơ sở trường học, bệnh viện, trụ sở các cơ quan đoàn thể được xây dựng kiên cố; nguồn cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông, các thiết chế văn hóa thể thao cơ bản đáp ứng được nhu cầu.

Thị xã nhìn chung đã có quy hoạch cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, cơ sở trường học, bệnh viện, trụ sở các cơ quan đoàn thể được xây dựng kiên cố; nguồn cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông, các thiết chế văn hóa thể thao cơ bản đáp ứng được nhu cầu.

*/. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn:

Hệ thống đường giao thông nông thôn đã được cứng hóa 80%; nhiều khu dân cư có quy mô và mật độ dân số lớn, có nhiều công trình xây dựng và nhà ở kiên cố, hoạt động kinh tế xã hội mang tính đô thị hoá; đến nay đã có 100% số xã có điện lưới quốc gia, đường ô tô vào tới trung tâm và phần lớn các thôn, cơ sở trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc của các xã đã được đầu tư nâng cấp. Đã hoàn thiện 91/114 nhà văn hóa thôn, làng và 9/10 nhà văn hóa xã, phường.

*/. Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn sử dụng đất:

Phát triển kinh tế - xã hội của thị xã đặt trong quan hệ tổng thể với phát triển kinh tế - xã hội cả nước, vùng Bắc Bộ, tỉnh Vĩnh Phúc và vùng Thủ đô Hà Nội. Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững (bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường; đồng thời đảm bảo hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài) làm cơ sở để nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư.

Đẩy mạnh phát triển theo hướng mở cửa và hội nhập quốc tế trên cơ sở chú trọng khai thác thị trường trong nước, nâng cao nội lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế thị trường quốc tế cũng như ngay chính trên thị trường trong nước.

Phát triển kinh tế với bước đi hợp lý theo hướng đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời từng bước phát triển khu vực dịch vụ để hướng tới một nền kinh tế có cơ cấu hiệu quả và bền vững vào những năm 2020 - 2030. Công nghiệp hóa gắn liền với đô thị hóa một cách có kiểm soát, trật tự và bền vững.

Phát triển kinh tế gắn liền với ổn định xã hội, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh. Giảm tối đa chênh lệch mức sống giữa các khu vực dân cư; đảm bảo mọi người dân được tiếp cận thuận tiện với các dịch vụ xã hội. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững không những đối với phạm vi lãnh thổ thị xã mà còn cả khu vực có liên quan, hướng tới hình thành một thành phố xanh, sạch về môi trường vào cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XXI.

Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, bảo vệ chính trị, giữ gìn trật tự, an ninh xã hội.

*/. Quan điểm sử dụng đất:

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc và của thị xã Phúc Yên đến năm 2020 và xa hơn. Đồng thời xác định thị xã Phúc Yên là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ của tỉnh Vĩnh Phúc và là đô thị vệ tinh của Hà Nội.

Với vị trí quan trọng cùng với các đặc trưng về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, thực trạng và xu hướng biến động sử dụng đất và việc đánh giá các nguồn lực, lợi thế cũng như các dự báo về chiến lược phát triển toàn diện của thị xã đến năm 2020, thì việc khai thác sử dụng đất nói riêng và tổ chức lãnh thổ nói chung phải trên cơ sở tầm nhìn tổng thể và đặt trong mối quan hệ của ba nhân tố: Kinh tế, xã hội và môi trường.

Đồng thời việc quản lý, khai thác sử dụng đất đai của thị xã Phúc Yên cần dựa trên các quan điểm cụ thể sau:

Khai thác khoa học, hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả quỹ đất đai. Quỹ đất để sử dụng vào các mục đích của thị xã không thể tăng thêm, vì vậy việc khai thác triệt để quỹ đất tự nhiên và sử dụng đất tiết kiệm, đúng mục đích, phù hợp với nhu cầu, có hiệu quả và bền vững mang ý nghĩa thiết thực quan trọng trong quá trình sử dụng.

*/. Khai thác sử dụng đất gắn liền với việc bảo vệ môi trường:

Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Môi trường đất được cải thiện hay phá huỷ một phần là do chính tác động của con người. Do đó trong quá trình khai thác đất đai không thể tách rời việc sử dụng đất với bảo vệ môi trường đất để đảm bảo tính bền vững, ổn định lâu dài.

- Kết hợp hài hòa giữa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội với khôi phục môi trường sinh thái, tái tạo tài nguyên, đa dạng sinh học bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số dự án khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc” (Trang 41 - 44)