Tình hinh về công tác thu hồi đất ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số dự án khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc” (Trang 27 - 87)

2. Mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu

1.3.3. Tình hinh về công tác thu hồi đất ở tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc có sức tăng trưởng kinh tế nổi bật, nền công nghiệp phát triển ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao đặc biệt là trong mấy năm gần đây. Với 3 mục tiêu hình thành một đô thị có nội lực, tiềm lực và sự liên kết cạnh tranh cao, xây dựng một thành phố xanh, sạch, đẹp, hiện đại, xây dựng một thành phố an toàn, tiện nghi, một không gian sống chất lượng cao định hướng tầm nhìn 2050 tỉnh Vĩnh Phúc là "nơi tất cả những người sống, làm việc, tới thăm đều cảm thấy hạnh phúc" nhằm đưa tỉnh trở thành một đô thị thịnh vượng bền vững tiêu biểu của Việt Nam trong tương lai. Tỉnh Vĩnh Phúc là một trọng điểm trong các trọng điểm kinh tế Bắc Bộ và có ảnh hưởng vô cùng to lớn tới sự phát triển cua thủ đô Hà Nội góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp và thương mại. Tỉnh Vĩnh Phúc là trọng điểm hạt nhân trong hành lang công nghiệp nối Trung Quốc với miền Bắc Việt Nam đóng vai trò thúc đẩy công nghiệp nông thôn hàng hoá phát triển hơn nữa, tỉnh Vĩnh Phúc hướng tới liên kết các đô thị lân cận, hình thành hệ thống đô thị lấy trung tâm là Phúc Yên, Vĩnh Yên, hình thành cấu trúc đô thị tập trung liên kết đa cực thông qua con đường huyết mạch "đường Xuyên Á".

Việc quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch đô thị theo hướng mở đã tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững của tỉnh. Vì vậy, công tác giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ được đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, Vĩnh Phúc đã giải phóng mặt bằng được hơn 4.000 ha đất để giao cho gần 700 dự án không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Hàng năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở ban ngành, thành phố, thị xã, huyện, xã, phường xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm túc thực hiện quyết định thu hồi đất của Chủ tịch UBND tỉnh, việc lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng được thực hiện theo đúng trình tự, đúng chế độ chính sách. Trong đó quan tâm xem xét đến quyền lợi chính đáng của các hộ dân có đất bị thu hồi, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở nên việc bàn giao mặt bằng diễn ra nhanh, đúng tiến độ cho các dự án.

Tuy nhiên, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn cũng còn những tồn tại: Việc các nhà thầu thi công chậm, dẫn đến tình trạng nhiều hộ dân có

đất bị thu hồi đã tái lấn chiếm, ngăn cản thi công, gây áp lực để đòi thêm tiền đền bù. Điển hình, tại xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên có 323 hộ dân có đất bị thu hồi phục vụ cho dự án đường xuyên Á (Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh) là công trình trọng điểm quốc gia, đoạn đi qua Vĩnh Phúc; 100% số hộ dân đã nhận tiền đền bù, nhưng đến tháng 5 năm 2011, hàng trăm người kéo ra khu vực thi công để ngăn cản, trồng cây trên mặt đường đang thi công, ảnh hưởng đến quá trình thu hút đầu tư của địa phương. Nhiều dự án đã được triển khai từ nhiều năm nay, những vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn chưa được giải quyết triệt để như: Cụm kinh tế xã hội Tân Tiến ở huyện Vĩnh Tường; Khu công nghiệp Bá Hiến ở huện Bình Xuyên, Khu đô thị Hùng Vương - Tiền Châu... Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do các chính sách về bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, chuyển đổi nghề, tái định cư, đất dịch vụ... chưa đồng bộ, chưa có chính sách ổn định, bền vững đối với người bị thu hồi đất tạo nên tâm lý bất an khi thu hồi đất trong nhân dân.

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tỉnh Vĩnh Phúc đang xây dựng, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ nông dân trong việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp quỹ 1 là 108kg thóc/1 sào (360m2)/1 năm theo Nghị quyết số 20/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh; tiếp tục hoàn thiện chính sách giao đất dịch vụ cho người có đất bị thu hồi bằng cách ban hành các văn bản để hướng dẫn các địa phương thực hiện như: quyết định số 2502/2004/QĐ-UB ngày 22/7/2004, quyết định số 25/2006/QĐ-UBND ngày 04/4/2006, quyết định số 11/2008/QĐ-UBND ngày 04/02/2008, quyết định số 14/2009/QĐ-UB ngày 26/02/2009, quyết định số 60/209/QĐ-UBND ngày 11/11/2009, quyết định số 06/2012/QĐ-UBND ngày 23/3/2013. Có thể nói đây là chính sách đầu tiên trong cả nước, được vận dụng linh hoạt để hỗ trợ cho người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi với mức hỗ trợ là 12m2/ 1 sào Bắc Bộ bị thu hồi; đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp; chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp nông thôn và nông thôn đảm bảo an ninh xã hội, ổn định và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của chính quyền các cấp. Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, từng bước làm chuyển biến nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai làm cho người sử dụng đất cũng như người quản lý đất đai thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình quản lý và sử dụng đất theo đúng pháp luật.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Các hộ dân chịu ảnh hưởng của việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của 2 dự án:

- Dự án xây dựng khu đô thị mới phường Xuân Hoà, thị xã Phúc Yên. - Dự án hồ chứa nước Lập Đinh tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên.

Các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu khái quát 2 dự án và tập trung điều tra, khảo sát, đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường về đất ở, hỗ trợ, tái định cư của dự án tại thị xã Phúc Yên:

+ Dự án xây dựng khu đô thị mới phường Xuân Hoà: - Tổng diện tích đất thu hồi: 326.000,0m2.

- Tổng số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất: 293 hộ. + Dự án hồ chứa nước Lập Đinh:

- Tổng diện tích đất thu hồi: 649.400,0m2.

- Tổng số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất: 126 hộ.

2.2. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu

Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 6 năm 2012 đến hết tháng 7 năm 2013. Địa điểm: Trên địa bàn phường Xuân Hoà và xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

2.3. Nội dung nghiên cứu

+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Phúc Yên.

+ Tình hình về quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Phúc Yên.

+ Đánh giá kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của 2 dự án: Dự án xây dựng khu đô thị mới phường Xuân Hoà; Dự án hồ chứa nước Lập Đinh trên

địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc:

+ Tìm hiểu ý kiến của người dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện 2 dự án nghiên cứu:

+ Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp khắc phục đẩy nhanh tiến độ trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của 2 dự án nghiên cứu

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Nghiên cứu Luật Đất đai, các văn bản chính sách có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Chính phủ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thu thập các tài liệu có liên quan đến việc nghiên cứu đề tài từ các cơ quan gồm Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban giải phóng mặt bằng thị Phúc Yên, UBND xã Ngọc Thanh, UBND phường Xuân Hoà, Chủ đầu tư 2 dự án phục vụ cho mục đích đánh giá của đề tài nghiên cứu.

2.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

- Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Phúc Yên.

- Điều tra tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở 2 dự án: Dự án hồ chứa nước Lập Đinh và dự án xây dựng khu đô thị mới phường Xuân Hoà.

- Điều tra giá đất: điều tra giá đất thị trường tại thời điểm thực hiện 2 dự án thông qua thông tin của cơ quan quản lý đất đai, trên mạng Internet và trực tiếp phỏng vấn người dân để có số liệu so sánh với giá đất áp dụng để lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất theo khung giá do UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định.

- Điều tra về các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình trong diện được bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản gắn liền với đất bằng các câu hỏi để thu thập các thông tin về giá đất, về giá bồi thường đất và tài sản trên đất.

Về tiêu chí chọn các hộ điều tra: điều tra 150 hộ trên tổng số 419 hộ có đất thu hồi của 2 dự án. Việc lựa chọn các hộ bao gồm: hộ có điều kiện kinh tế khá giả, trung bình và khó khăn. Những người dân được điều tra bao gồm cả nam và nữ ở các lứa tuổi khác nhau. Về việc làm bao gồm cả các hộ thuần nông và các hộ có nghề nghiệp khác, công chức, viên chức, buôn bán dịch vụ...

2.4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia

Tham khảo ý kiến của Lãnh đạo UBND thị xã Phúc Yên, phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban giải phóng mặt bằng, địa chính phường Xuân Hòa, địa chính xã Ngọc Thanh, lãnh đạo và cán bộ tham gia thực thi nhiệm vụ của 2 dự án hồ chứa nước Lập Đinh và khu đô thị mới phường Xuân Hòa.

2.4.4. Phương pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu sẵn có

- Tham khảo các tài liệu về đánh giá kết quả công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Tham khảo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.4.5. Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh và xử lý số liệu

- Tổng hợp, thống kê: sử dụng để thống kê các số liệu về giá đất bồi thường, nhà và tài sản trên đất, số liệu về hỗ trợ và nhà tái định cư phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

- Phân tích, so sánh và đánh giá tổng hợp để đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và đề xuất các giải pháp có tính khoa học và phù hợp với thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nâng cao đời sống của người dân có đất bị thu hồi đất cả trong hiện tại và tương lai.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Về điều kiện tự nhiên [23]

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Phúc Yên nằm ở phía Đông của tỉnh Vĩnh Phúc, có tổng diện tích tự nhiên 12.013,05 ha; chiếm 9,72% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Thị xã có vị trí địa lý từ 105022’ đến 105041’ độ vĩ Bắc, từ 21022’ đến 21035’ độ kinh Đông và có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; - Phía Đông giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội; - Phía Nam giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội; - Phía Tây giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thị xã có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 phường (Xuân Hòa, Đồng Xuân, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hùng Vương, Phúc Thắng) và 4 xã (Cao Minh, Nam Viêm, Tiền Châu, Ngọc Thanh); thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng, là một trong những đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, thể dục thể thao, là trung tâm kinh tế công nghiệp - dịch vụ quan trọng của tỉnh và là một đầu mối giao thông của vùng phía Bắc và quốc gia. Trong xu thế phát triển hiện nay, thì vị trí của thị xã có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập:

- Về giao thông: Với vị trí gần như cửa ngõ phía Đông Bắc của vùng và của tỉnh nên thị xã Phúc Yên có điều kiện thuận lợi thông thương với các địa phương trong và ngoài tỉnh nhờ các trục giao thông quan trọng như: đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường bộ (quốc lộ 2, quốc lộ 23...) và đặc biệt là thị xã nằm cách không xa với sân bay quốc tế Nội Bài (8 km), cách thành phố Hà Nội 30 km.

- Về mở rộng thị trường: Với vị trí giao thông thuận lợi như trên, thị xã Phúc Yên đã trở thành một trong những mắt xích quan trọng của tỉnh Vĩnh Phúc, có thị trường rộng lớn để cung cấp và tiêu thụ hàng hoá do có hệ thống giao thông thuận tiện tới cảng Hải Phòng thông qua đường quốc lộ 5, cảng Cái Lân - Quảng Ninh (thông qua quốc lộ 18). Kết hợp với hệ thống đường bộ đi các tỉnh Phú Thọ, Hà Giang; đường sắt đi các tỉnh phía Bắc trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và tuyến đường xuyên Á (Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội – Quảng Ninh) do đó thị trường không chỉ mở rộng đến các tỉnh trong nước mà còn mở rộng thị trường với Trung Quốc và các nước ASEAN.

- Về liên kết vùng trong nước: Thị xã Phúc Yên có lợi thế về địa lý tiếp giáp với Hà Nội và là đô thị vệ tinh của Hà Nội, trong những năm qua trên địa bàn thị xã đã hình thành các khu công nghiệp trong hệ thống vành đai công nghiệp các tỉnh phía Bắc, là nơi có khu du lịch nghỉ dưỡng mang tầm quốc gia (hồ Đại Lải) và là nơi đào tạo nguồn nhân lực không chỉ cho các tỉnh phía Bắc mà cho cả nước. Vì vậy sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thị xã Phúc Yên nói riêng gắn liền với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với Hà Nội trong mối quan hệ về phát triển công nghiệp (gần các khu công nghiệp của Hà Nội), tốc

độ đô thị hóa, sức ép về lao động, giải quyết việc làm, đất đai và những mối quan hệ về du lịch, dịch vụ, các vấn đề về xã hội...

Như vậy, vị trí địa lý của thị xã Phúc Yên không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, tiếp cận nhanh với các tiến bộ khoa học kỹ thuật và giao lưu dễ dàng với các địa phương khác mà còn là mắt xích có vai trò rất quan trọng của tỉnh Vĩnh Phúc và đối với cả vùng Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số dự án khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc” (Trang 27 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w