vực này trước kia sống chủ yếu trong các nhà tạm, cũ nát, hàng năm thu nhập chỉ đủ hoặc thiếu, cả đời luôn mong muốn xây được ngôi nhà kiên cố. Vì vậy khi có được tiền bồi thường họ nghĩ ngay đến việc xây nhà mới, mua sắm đồ dùng trong gia đình như mua xe máy, ti vi, tủ lạnh, bàn ghế... và họ đi làm thuê để kiếm sống.
16% số hộ cho rằng gia đình có thu nhập kém đi. Nguyên nhân các hộ này là các hộ nghèo của xã, những người già hết khả năng lao động. Số tiền họ nhận được đem gửi tiết kiệm trong khi đó lãi suất ngân hàng trong thời gian này quy định mức gửi quá thấp.
3.4.4. Tài sản sở hữu của các hộ trước và sau khi thu hồi đất của các hộ dân được phỏng vấn, điều tra được phỏng vấn, điều tra
Như chúng ta đã biết việc thu hồi đất không chỉ ảnh hưởng đến việc làm của người dân có đất bị thu hồi, mà còn ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến thu nhập, cũng như đời sống vật chất và tinh thần của gia đình họ. Từ tiền được bồi thường các hộ có điều kiện mua sắm một số tài sản thiết yếu phục vụ cho đời sống hành ngày của các hộ như phương tiện đi lại, vận chuyển ôtô, xe máy, tivi, tủ lạnh, máy giặt...điều này nhận thấy sự thay đổi trong đời sống của các hộ. Họ được tiếp cận sử dụng các phương tiện thông tin mới, hiện đại đáp ứng nhu cầu cuộc sống và tăng cường dân trí được thể hiện tại bảng 3.13
Bảng 3.13: Tài sản sở hữu của các hộ trước và sau khi thu hồi đất
STT Chỉ tiêu điều tra Trước thu hồi đất năm 2004
Sau thu hồi đất năm 2012
Tăng (+), giảm(-) (số lượng)
I. Dự án 1: Điều tra tại 100 hộ gia đình
1 Số ô tô 0 2 2
2 Số xe máy 45 138 + 93
3 Số tivi 96 119 + 23
4 Số tủ lạnh 15 106 + 91
5 Số máy giặt 11 26 + 15
6 Số máy điều hoà 1 10 + 9
7 Số máy vi tính 1 29 + 28
II. Dự án 2: Điều tra tại 50 hộ gia đình
Trước thu hồi đất năm 2009
Sau thu hồi đất năm 2012 Tăng (+), giảm(-) (số lượng) 1 Số ô tô 0 1 + 1 2 Số xe máy 47 85 + 38 3 Số tivi 44 63 + 19 4 Số tủ lạnh 9 32 + 23 5 Số máy giặt 0 7 + 7 6 Số máy vi tính 0 2 + 2
(Nguồn: Điều tra, phỏng vấn các hộ dân)
Sau khi thu hồi đất tài sản của các hộ có đất bị thu hồi tại 2 dự án tăng nhanh . Phần lớn các tài sản này được mua bằng tiền được bồi thường ngoài ra còn được mua từ nguồn lương, từ cho thuê nhà trọ, từ nguồn tích luỹ của gia đình có được, trong đó nhiều nhất là xe máy, tủ lạnh, ti vi.
3.4.5. Đánh giá về tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất
Trong các dự án phát triển, thiệt hại do thu hồi đất không chỉ tác động trực tiếp lên người có đất bị thu hồi mà còn tác động lên những người khác. Hạ tầng bị hư hại, giảm công năng; ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường trong khu dân cư. Vì vậy cần tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng như đường đi, kênh mương, hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt, hệ thống chuyển tải điện, thông tin liên lạc; hệ thống hạ tầng xã hội như trường học, trạm xá, chợ, sân chơi...
Việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng có hai ý nghĩa: Một là sự bồi thường những thiệt hại cho cộng đồng nói chung, bao hàm cả người có đất bị thu hồi và những người khác. Mặt khác, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng có tác dụng thúc đẩy kinh tế, văn hoá phát triển, gián tiếp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người có đất bị thu hồi.
Quá trình điều tra, phỏng vấn các hộ dân ở cả 2 dự án về tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội ở khu vực bị thu hồi nói riêng và nhận xét đánh giá trên địa bàn xã, phường nói chung 100% các hộ gia đình cho rằng thời gian gần đây các cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội không chỉ ở các khu vực có đất bị thu hồi mới được cải thiện mà trên toàn thị xã Phúc Yên đều được xây dựng mới, toàn bộ đường giao thông trong tổ dân phố, thôn xóm được xây dựng bê tông hoá, công trình phúc lợi như điện chiếu sáng, nhà văn hoá tổ dân phố ngày càng được đầu tư khang trang sạch sẽ, văn minh, hiện đại hơn, kênh mương nội đồng được bê tông cứng, đồng thời bộ mặt nông thôn được thay đổi đáng kể. Điều này có thể khẳng định các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm đến quyền lợi của người dân địa phương, tạo điều kiện để người dân tiếp cận một cách tối ưu cả về kỹ thuật và dịch vụ.
3.4.6. Đánh giá về cảnh quan và môi trường tại 2 dự án thực hiện
Do thời gian có hạn cho nên tôi không thể tiến hành nghiên cứu sâu hơn về vấn đề môi trường nhưng qua điều tra thực tế, và phỏng vấn trực tiếp cán bộ địa chính của địa phương nơi 2 dự án thực hiện cho biết:
*./. Đối với dự án khu đô thị mới phường Xuân Hoà:
Cảnh quan tốt hơn do được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, các công trình hạ tầng có những thay đổi, hệ thống cây xanh cũng được cải thiện và đầu tư trồng cây trong khu vực dự án.
*./. Đối với dự án hồ chứa nước Lập Đinh:
Cảnh quan đang có sự thay đổi vì dự án đang trong thời gian xây dựng. Còn về môi trường chắc chắn sau này sẽ tốt hơn vì hồ nước là nơi điều hoà nhiệt độ, độ ẩm, không khí cải thiện môi trường tốt cho sức khoẻ người dân. Đây là nơi có môi trường sinh thái tốt nhất của khu vực thu hút nhiều dự án đầu tư đặc biệt là các khu nghỉ dưỡng.
3.5. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của 2 dự án nghiên cứu nói riêng và trên địa bàn thị thường, hỗ trợ, tái định cư của 2 dự án nghiên cứu nói riêng và trên địa bàn thị xã Phúc Yên nói chung
*./. Thuận lợi
- Công tác giải phòng mặt bằng luôn được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Thị uỷ, UBND thị xã Phúc Yên. Hàng năm UBND thị xã đã chỉ đạo các ban, ngành, UBND các xã, phường xây dựng Nghị quyết chuyên đề, kế hoạch triển khai thực hiện, chương trình cùng hành động đối với công tác giải phóng mặt bằng.
- Sự phối hợp tích cực của các phòng, ban liên quan, UBND các xã, phường của hệ thống chính trị thị xã Phúc Yên và chủ đầu tư trong việc kê khai, kiểm đếm, giải thích cho người sử dụng đất bị thu hồi đất hiểu biết các chế độ chính sách, quyền được hưởng và nghĩa vụ phải thực hiện sau khi Nhà nước thu hồi đất trong quá trình thực hiện dự án.
*./. Khó khăn
+ Đối với dự án khu đô thị mới phường Xuân Hoà (dự án 1):
Qua nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy dự án được phê duyệt và triển khai thực hiện từ năm 2004 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Do một số khó khăn sau:
- Việc thực hiện công tác lập hồ sơ phục vụ cho công tác bồi thường của các đơn vị đo vẽ bản đồ còn nhiều thiếu sót, sai lệch về diện tích, hình thể thửa đất không đúng với hiện trạng đã đến tình trạng khi Hội đồng bồi thường của thị xã kiểm kê, kiểm đếm phải bổ sung, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án;
- Chế độ, chính sách bồi thường, hỗ trợ của tỉnh có sự chênh lệch khá lớn về đơn giá bồi thường so với khu vực giáp ranh huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (mức giá bồi thường đất nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc thấp hơn 4 lần so với huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội); bồi thường đất nông nghiệp theo hạng đất (hạng 1,2,3,4,5...) dẫn đến nhân dân không đồng ý với mức bồi thường đất theo hạng đất. Vì người dân cho rằng hạng đất là do Nhà nước đưa ra để tính thu, nộp sản lượng, sản phẩm thuế hàng năm. Trong thời gian qua tỉnh Vĩnh Phúc miễn thu thuế nông nghiệp cho các hộ dân trên địa bàn. Do vậy khi bồi thường đất nông nghiệp người dân đề nghị được bồi thường theo mức giá cao nhất (đất hạng 1);
- Do ảnh hưởng hệ luỵ của một số dự án giải phóng mặt bằng từ những năm trước như việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ chưa kịp thời (cấp đất dịch vụ, hỗ
trợ 108kg thóc/1 sào), chưa có đất tái định cư cấp cho dân đồng thời với việc thu hồi đất, hệ thống tiêu thoát nước chưa được khắc phục để đảm bảo điều kiện canh tác cho diện tích còn lại sau khi dự án thu hồi đất...người dân đề nghị phải giải quyết quyền lợi của những dự án trước mới đồng ý cho thu hồi đất của dự án sau;
- Công tác bồi thường chưa dứt điểm, hiện nay vẫn còn có 3 công dân có đơn khiếu nại về nguồn gốc và mục đích sử dụng đất đề nghị được bồi thường theo giấy tờ của gia đình với mục đích sử dụng đất là đất thổ cư.
+ Đối với dự án hồ chứa nước Lập Đinh (dự án 2):
- Việc thực hiện công tác lập hồ sơ phục vụ cho công tác bồi thường của các đơn vị đo vẽ bản đồ còn nhiều thiếu sót, sai lệch về diện tích, hình thể thửa đất không đúng với hiện trạng đã đến tình trạng khi Hội đồng bồi thường của thị xã kiểm kê, kiểm đếm phải bổ sung, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án;
- Giá đất thổ cư theo bảng giá của UBND tỉnh quy định thấp so với giá trên thị trường (giá bồi thường đất thổ cư theo quy định bảng giá đất của tỉnh là 400.000đ/1m2 trong đó giá thị trường là 1.000.000đ/1m2). Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự chậm tiến độ trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng vì người dân có đất bị thu hồi cho dự án không đồng ý phương án bồi thường, không nhận tiền và bàn giao mặt bằng chậm;
- Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm đang áp dụng và thực hiện trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc là thấp, với mức hỗ trợ được tính gấp 2 lần giá bồi thường đất nông nghiệp, trong khi đó Hà Nội tính gấp 5 lần giá đất nông nghiệp. Dẫn đến người dân có sự so sánh và chậm nhận tiền bồi thường;
- Công tác quản lý hồ sơ địa chính đối với cấp chính quyền cơ sở chưa được hệ thống, chặt chẽ. Việc chỉnh lý biến động chưa được cập nhật thường xuyên dẫn đến trong công tác thu hồi, kiểm đếm phát sinh tranh chấp về chủ sử dụng đất.
3.5.2. Đề xuất một số giải pháp trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của 2 dự án nghiên cứu nói riêng và trên địa bàn thị xã Nhà nước thu hồi đất của 2 dự án nghiên cứu nói riêng và trên địa bàn thị xã Phúc Yên nói chung
Qua kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước về công tác, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu
đề tài này, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người dân và hướng tới mục tiêu thực sự mang lại một cuộc sống tốt hơn cho người nông dân có đất bị thu hồi – đối tượng được coi là chịu tác động lớn trong quá trình phát triển công nghiệp hoá – hiện đại hoá:
*/. Một số giải pháp riêng đối với 2 dự án nghiên cứu:
+ Đối với dự án khu đô thị mới phường Xuân Hoà:
- Lựa chọn đúng trong việc thu hút đầu tư, lựa chọn các nhà đầu tư có đủ năng lực có ý nghĩa rất quan trọng đến vấn đề bồi thường, vấn đề tạo công ăn việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất.
- UBND thị xã Phúc Yên phối kết hợp cùng với nhà đầu tư xem xét về nguồn gốc sử dụng đất báo cáo UBND tỉnh vận dụng linh hoạt và có tính đến các yếu tố khác như trượt giá trong kinh tế thị trường để giải quyết dứt điểm đối với 3 hộ có đơn khiếu nại đến nay vẫn chưa nhận tiền bồi thường.
- UBND thị xã Phúc Yên chỉ đạo UBND phường Xuân Hoà tiến hành rà soát, phân loại theo nhóm để cấp đất dịch vụ, đất tái định cư cho nhân dân có đất bị thu hồi. Đặc biệt đối với việc giao đất dịch vụ: Hộ nào không đủ tiêu chuẩn giao một ô đất dịch vụ theo quy hoạch phân lô chi tiết đã được phê duyệt thì hướng dẫn công dân xen ghép theo sự thoả thuận và tự nguyện giữa các hộ với nhau. Đảm bảo sự công bằng và tránh để xảy ra khiếu kiện, tranh chấp sau này.
+ Đối với dự án hồ chứa nước Lập Đinh:
- Hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể chủ động hướng dẫn người dân sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ một cách có hiệu quả, cần tìm ra hướng đi mới và mạnh dạn đầu tư cho phát triển sản xuất mô hình kinh tế, trang trại tập trung, năng động sáng tạo học hỏi kinh nghiệm của những hộ nông dân khác để phát huy khả năng vốn có tiềm tàng của địa phương và của chính người dân. Khuyến khích việc nuôi trồng thủy sản kết hợp với du lịch sinh thái. Hiện nay trên địa bàn xã Ngọc Thanh có một số mô hình trang trại tập trung như: Mô hình trồng hoa ly, giống được nhập từ nước Hà Lan và nước Pháp; mô hình chăn nuôi dê; mô hình chăn nuôi lợn mán, nhím, chăn nuôi dế mèn…
- Tích cực tuyên truyền, vận động 2 hộ gia đình bà Nguyễn Thị Biên và ông Tạ Văn Tuấn nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo hiện trạng sử dụng đất của 2 gia đình hiện đang sử dụng.
*/. Một số giải pháp chung nhằm áp dụng chiến lược lâu dài: + Đối với cơ quan quản lý Nhà nước:
Một là, giá đất do Nhà nước quy định đảm bảo nguyên tắc: Sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; Các thửa đất liền kề nhau, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau (đối với thị xã Phúc Yên rói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung nên bồi thường cho nhân dân có đất nông nghiệp bị thu hồi theo đất hạng 1); đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, có điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau (Điều56); giá bồi thường cho người có đất bị thu hồi được tính theo giá đất do Nhà nước quy định theo các nguyên tắc trên tạo nên tính nhất quán về mặt giá trị.
Hai là, người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi; UBND thị xã Phúc Yên lập và trình UBND tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi mà phải di