3.5. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái
3.5.2. Đề xuất một số giải pháp trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Phúc Yên nói chung
Qua kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước về công tác, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu
đề tài này, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người dân và hướng tới mục tiêu thực sự mang lại một cuộc sống tốt hơn cho người nông dân có đất bị thu hồi – đối tượng được coi là chịu tác động lớn trong quá trình phát triển công nghiệp hoá – hiện đại hoá:
*/. Một số giải pháp riêng đối với 2 dự án nghiên cứu:
+ Đối với dự án khu đô thị mới phường Xuân Hoà:
- Lựa chọn đúng trong việc thu hút đầu tư, lựa chọn các nhà đầu tư có đủ năng lực có ý nghĩa rất quan trọng đến vấn đề bồi thường, vấn đề tạo công ăn việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất.
- UBND thị xã Phúc Yên phối kết hợp cùng với nhà đầu tư xem xét về nguồn gốc sử dụng đất báo cáo UBND tỉnh vận dụng linh hoạt và có tính đến các yếu tố khác như trượt giá trong kinh tế thị trường để giải quyết dứt điểm đối với 3 hộ có đơn khiếu nại đến nay vẫn chưa nhận tiền bồi thường.
- UBND thị xã Phúc Yên chỉ đạo UBND phường Xuân Hoà tiến hành rà soát, phân loại theo nhóm để cấp đất dịch vụ, đất tái định cư cho nhân dân có đất bị thu hồi. Đặc biệt đối với việc giao đất dịch vụ: Hộ nào không đủ tiêu chuẩn giao một ô đất dịch vụ theo quy hoạch phân lô chi tiết đã được phê duyệt thì hướng dẫn công dân xen ghép theo sự thoả thuận và tự nguyện giữa các hộ với nhau. Đảm bảo sự công bằng và tránh để xảy ra khiếu kiện, tranh chấp sau này.
+ Đối với dự án hồ chứa nước Lập Đinh:
- Hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể chủ động hướng dẫn người dân sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ một cách có hiệu quả, cần tìm ra hướng đi mới và mạnh dạn đầu tư cho phát triển sản xuất mô hình kinh tế, trang trại tập trung, năng động sáng tạo học hỏi kinh nghiệm của những hộ nông dân khác để phát huy khả năng vốn có tiềm tàng của địa phương và của chính người dân. Khuyến khích việc nuôi trồng thủy sản kết hợp với du lịch sinh thái. Hiện nay trên địa bàn xã Ngọc Thanh có một số mô hình trang trại tập trung như: Mô hình trồng hoa ly, giống được nhập từ nước Hà Lan và nước Pháp; mô hình chăn nuôi dê; mô hình chăn nuôi lợn mán, nhím, chăn nuôi dế mèn…
- Tích cực tuyên truyền, vận động 2 hộ gia đình bà Nguyễn Thị Biên và ông Tạ Văn Tuấn nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo hiện trạng sử dụng đất của 2 gia đình hiện đang sử dụng.
*/. Một số giải pháp chung nhằm áp dụng chiến lược lâu dài:
+ Đối với cơ quan quản lý Nhà nước:
Một là, giá đất do Nhà nước quy định đảm bảo nguyên tắc: Sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; Các thửa đất liền kề nhau, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau (đối với thị xã Phúc Yên rói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung nên bồi thường cho nhân dân có đất nông nghiệp bị thu hồi theo đất hạng 1); đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, có điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau (Điều56); giá bồi thường cho người có đất bị thu hồi được tính theo giá đất do Nhà nước quy định theo các nguyên tắc trên tạo nên tính nhất quán về mặt giá trị.
Hai là, người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi; UBND thị xã Phúc Yên lập và trình UBND tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở.
Ba là, đối với các dự án phục vụ cho mục đích công nghiệp, đô thị thì phải có sự thoả thuận giữa Doanh nghiệp với người dân tạo sự đồng thuận giữa Nhà nước và nhân dân.
Bốn là, phải sử dụng đội ngũ cán bộ công chức trong việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải là người có trình độ, hiểu biết về các điều Luật hiện hành để có thể giải thích trực tiếp cho nhân dân hiểu trong quỏ trỡnh đi kờ khai kiểm đếm, lập phương ỏn bồi thường. Xỏc định rừ nguồn gốc từng thửa đất để có phương án bồi thường, hỗ trợ thoả đáng cho nhân dân.
Ngoài ra phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác giải phóng mặt bằng để vận động thuyết phục nhân dân sớm bàn giao mặt bằng.
Năm là, phải liên tục quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao hiểu biết về phỏp luật cho người dõn. Để từ đú người dõn cú thể nắm rừ được cỏc chế độ, chính sách khi được hưởng quyền lợi, nghĩa vụ trong việc Nhà nước thu hồi đất cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của các dự án được đầu tư trên địa bàn nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Sáu là, trong quá trình thực hiện quy hoạch đất, phê duyệt các dự án phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư nơi có đất bị thu hồi. Thực hiện dân chủ với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Nghĩa là người dân phải được biết kế hoạch tổ chức thực hiện của dự án. Việc bố trí khu tái định cư và đất dịch vụ cấp cho dân bị mất đất phải được nghiên cứu ngay trong quá trình lập dự án đầu tư: Đối với khu tái định cư và đất dịch vụ tập trung phải có quy hoạch chi tiết được duyệt, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xong; đối với cấp đất tái định cư, đất dịch vụ phân tán lấy từ các lô đất đã quy hoạch chi tiết đất ở được duyệt. UBND thị xã Phúc Yên cần ưu tiên các lô đất có vị trí thuận lợi để phục vụ tái định cư cho các hộ dân phải di chuyển chỗ ở ổn định cuộc sống, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh đúng với nghĩa của từ “cấp đất dịch vụ”, đây cũng là điều kiện quan trọng giúp giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của dự án đối với người dân bị thu hồi đất của dự án.
Bảy là, xây dựng chiến lược lâu dài về tạo việc làm cho lao động mất đất nông nghiệp. Cụ thể hóa chiến lược, xây dựng cho từng thời kỳ, từng lĩnh vực khoa học công nghệ, vốn, đào tạo, quản lý lao động, phân bố và sử dụng hợp lý lao động đúng trình độ, đúng tay nghề… Việc thực hiện đúng các chế độ như chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã giúp cho địa phương xây dựng cơ sở vật chất, phát triển kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định đời sống sản xuất cho người có đất bị thu hồi.
+ Đối với người dân có đất bị thu hồi:
- Chủ động đi học nghề và cho con em mình đi học nghề để tìm cho mình một công việc mới ổn định đời sống, phát triển kinh tế gia đình.
- Khuyến khích người nông dân còn đất dồn điền đổi thửa hoặc chuyển nhượng đất nông nghiệp từ hộ có ít đất nông nghiệp sang một số hộ có chuyên canh sản xuất nông nghiệp, chuyển dần theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghiệp.
- Phát triển kinh tế trang trại vừa và nhỏ theo mô hình tập trung, hợp tác giữa các nhóm hộ để cùng phát triển sản xuất, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao hơn, tạo công ăn việc làm, lao động tại chỗ để giải quyết lao động dôi dư không có khả năng xin việc trong các công ty. Khuyến khích việc nuôi trồng thủy sản kết hợp với du lịch sinh thái. Hiện nay trên địa bàn xã Ngọc Thanh có một số mô hình trang trại tập trung như: mô hình trồng hoa ly, giống được nhập từ nước Hà Lan và nước Pháp; mô hình chăn nuôi dê; mô hình chăn nuôi lợn mán, nhím, chăn nuôi dế mèn…
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu đề tài: ”Đánh giá kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số dự án khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” tôi rút ra một số kết luận và kiến nghị sau: