CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC
2.3. Thực trạng thị trường cổ phiếu của doanh nghiệp vừa và nhở ở Việt
2.3.1. Thực trạng thị trường tự do
TTCK tập trung của Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động từ 20/7/2000.
Song, các chứng khoán đã xuất hiện từ cuối những năm thập kỷ 90 trên cơ sở các
văn bản pháp luật về phát hành trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu Kho bạc và CPH DNNN. Sự ra đời của Luật công ty (sau đó được thay thế bởi Luật doanh nghiệp) và Luật các tổ chức tín dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của hàng loạt các công ty cổ phần. Ngoài những cổ phiếu được giao dịch trên thị trường tập trung, một số lớn cổ phiếu của các công ty cổ phần khác mà chủ yếu là các DNV&N đang được tự do chuyển nhượng trên thị trường, ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước, chưa có một thị trường chính thức cho nó. Thị trường đó hoạt động ngầm, giao dịch những cổ phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết dưới cái tên là thị trường tự do. Ngày nay người ta biết đến nhiều thị trường dưới tên gọi “cà phê chứng khoán”, “Index house” hoặc giao dịch qua mạng Internet.
Hiện nay hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán trên thị trường tự do đang diễn ra rất sôi động và phức tạp, không có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, hoạt động của thị trường mang tính rủi ro lớn, nhà đầu tư không được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trên thị trường. Lý do cơ bản của thực trạng này là vì cho tới nay vẫn chưa có một khung pháp lý đầy đủ quy định việc phát hành chứng khoán chưa niêm yết. Trong khi đó, trên thực tế hiện nay nhiều công ty đã có đủ điều kiện niêm yết nhưng chưa muốn niêm yết trên TTGDCK và nhiều công ty chưa đủ điều kiện niêm yết đã tiến hành huy động vốn bằng tự phát hành chứng khoán. Do vậy, việc quản lý phát hành chứng khoán đối với các công ty niêm yết là rất khó khăn. Mảng thị trường tự do đang hoạt động rất sôi động đã gây ra nhiều khó khăn cho thị trường và rủi ro cho cả phía nhà đầu tư cũng như nhà phát hành.
Thực trạng phát hành của các doanh nghiệp cổ phần hiện nay đang là vấn đề gây bức xúc lớn cho thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng. Theo quy định hiện nay, các công ty chỉ cần đăng ký vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh. Còn trên thực tế, công ty huy động vốn đến đâu là thuộc quyền tự chủ của công ty, do đó khó có thể đánh giá được tổng số vốn thực tế đã huy động của các công ty này. Mặt khác, việc phát hành cổ phiếu của các công ty cổ phần hiện nay là không kiểm soát được vì Luật doanh nghiệp quy định rất thoáng: ctyCP có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo các quy định của pháp luật về chứng
khoán, song văn bản cao nhất hiện nay điều chỉnh hoạt động của TTCK là Nghị định 144 mới chỉ điều chỉnh việc phát hành ra công chúng để niêm yết trên TTGDCK, do đó các công ty phát hành chứng khoán không niêm yết thì không phải tuân thủ Nghị định này, không phải xin phép, không phải báo cáo kết quả phát hành, và không phải chịu sự giám sát của cơ quan nào.
Ví dụ trường hợp phát hành cổ phiếu để tăng vốn của công ty Dịch vụ giải trí Hà Nội (Haseco). Haseco tiến hành phát hành thêm 1,5 triệu cổ phiếu với giá 16.000 đồng/cổ phiếu. Trong đợt huy động đó công ty đã huy động được hơn 20 tỷ đồng và không một nhà đầu tư nào biết số vốn đó được sử dụng như thế nào. Đồng thời trong mấy năm qua, Haseco không hề chia cổ tức, thậm chí không báo cáo kết quả kinh doanh cho các cổ đông, chỉ đến khi có quá nhiều thắc mắc thì công ty chỉ viết một văn bản xin lỗi cổ đông mà thôi, khiến cho nhà đầu tư tỏ ra chán nản chỉ biết coi số tiền đầu tư đó đã bị mất.
Ngoài ra, hiện nay còn có xu hướng là việc các công ty TNHH chuyển đổi thành ctyCP bằng cách bán cổ phiếu ra công chúng. Hai công ty TNHH là Lệ Hoa và Phú Phong cũng đã nhờ Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN tại Tp.HCM phát hành cổ phiếu ra công chúng để vừa chuyển đổi hình thức, vừa tăng vốn đầu tư.
Việc các công ty chuyển đổi thành ctyCP và bán cổ phiếu ra ngoài là một hoạt động xã hội hoá kinh doanh. Điều đó cho thấy môi trường kinh doanh nước ta thực sự có thay đổi, song, cũng như việc phát hành của CtyCP như đề cập trên hiện nay, chúng ta chưa quản lý được hoạt động phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp này.
Có thể thấy rằng, với cách thức phát hành tự do không có sự quản lý của Nhà nước sẽ gây ra nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý cũng như không đảm bảo được quyền lợi của các nhà đầu tư, trên khía cạnh nào đó, điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động của TTCK chính thức.
Bên cạnh mảng phát hành, các hoạt động giao dịch trên thị trường tự do cũng có rất nhiều vấn đề cần nói tới. Hiện nay, chứng khoán của các công ty chưa niêm yết và giao dịch trên TTGDCK Tp.HCM thì được mua bán chuyển nhượng
trên thị trường tự do. Đây là thị trường chưa được tổ chức, hình thức hoạt động của thị trường tự do thông thường là qua các nhà môi giới tự do, chưa được cấp phép hành nghề của cơ quan quản lý. Hầu hết chứng khoán của hàng ngàn DNNN đã CPH và ctyCP thành lập mới, trong đó chủ yếu là các DNV&N đã và đang được lưu hành trên thị trường tự do. Hoạt động giao dịch tự do sẽ gây ra rất nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư. Do đó, chúng ta cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn niêm yết vào TTGDCK Hà Nội nhằm thu hẹp quy mô thị trường tự do, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích cho các nhà đầu tư.
2.3.2. Thực trạng đấu giá và giao dịch cổ phiếu của doanh nghiệp vừa và