CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC
2.2. Đánh giá khả năng tham gia thị trường chứng khoán của các doanh
Hệ thống DNV&N có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia, ngay cả đối với cả các quốc gia có trình độ phát triển cao. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các quốc gia đều quan tâm tới việc hỗ trợ các DNV&N nhằm huy động tối đa các nguồn lực phát triển kinh tế, tăng sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Đối với Việt Nam, vai trò của hệ thống các DNV&N lại càng được khẳng định. Chiếm khoảng 88% trong tổng số các doanh nghiệp hiện có trên cả nước, là nơi tạo việc làm chủ yếu cho gần 85%
lực lượng lao động ở cả nông thôn và thành thị. Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay, do nhiều nguyên nhân, DNV&N chưa phát triền mạnh, chưa khai thác, thu hút được hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Do vậy, tình trạng thiếu vốn là khó khăn lớn
nhất đối với hệ thống các doanh nghiệp, do hầu hết các khoản vay đều là ngắn hạn với lãi suất cao và khó tìm được nguồn vốn trung và dài hạn.
Nhiệm vụ phát triển kinh tế nói chung cũng như phát triển DNV&N nói riêng đòi hỏi cần có sự quan tâm hơn nữa và kiện toàn hệ thống pháp lý để phát triển hệ thống doanh nghiệp này. TTCK sẽ là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế nói chung trong đó có các DNV&N. Để có được những chính sách phát triển phù hợp, UBCKNN đã thực hiện một dự án “Điều tra, đánh giá các điều kiện tham gia TTCK của các DNV&N” trên quy mô toàn quốc, tập trung vào một số tỉnh, thành phố lớn và các địa bàn kinh tế quan trọng. Khu vực phía Bắc chọn Hà Nội làm trọng điểm, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc để chọn mẫu so sánh. Khu vực phía Nam chọn TP. HCM làm trọng điểm, Đà Nẵng để chọn mẫu so sánh. Đối tượng điều tra là các DNNN CPH, DNNN đang CPH và CtyCP có vốn từ 5 tỷ đồng trở lên – đây là các đối tượng vận động đăng ký giao dịch trên TTGDCK Hà Nội, và các đối tượng khác là các doanh nghiệp cổ phần có vốn dưới 5 tỷ đồng nhưng có khả năng tăng vốn trên 5 tỷ đồng trong tương lai gần. Số lượng điều tra toàn dự án là 477 doanh nghiệp. Kết quả điều tra cụ thể như sau:
Về tình hình doanh nghiệp khi chuyển thành CtyCP
Trong tổng số 477 doanh nghiệp được điều tra, có tới 214 là CtyCP (chiếm 47,87%), tiếp đến 170 là DNNN CPH (chiếm 38,03%), phần còn lại là DNNN đang CPH ( chiếm 14,1%).
Về tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Theo kết quả điều tra, có 53,7% doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp hoạt động còn rất yếu do nhiều nguyên nhân như công nghệ, thiết bị lạc hậu, trình độ quản lý và kinh doanh hạn chế, khả năng tài chính eo hẹp và những rào cản khác. Vì vậy có 11,8% doanh nghiệp kinh doanh không có lãi và 20 doanh nghiệp không trả được nợ và lãi vay đúng hạn, chiếm 4,4%. Tình trạng này làm cho các doanh nghiệp phải chịu sức ép lớn về các khoản chi phí trả lãi và dẫn đến sự mất cân đối trong cơ cấu vốn. Từ những điều này cho
thấy, số các DNV&N hiện nay làm ăn có lãi vẫn thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn.
Trong tổng số các doanh nghiệp được điều tra chỉ có 46,3% doanh nghiệp có báo cáo tài chính năm 2003, đều là những công ty làm ăn có lãi và 20,3% doanh nghiệp không có báo cáo tài chính, là những doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ và ít cổ động. Việc không có báo cáo tài chính đã gây khó khăn cho các cổ đông trong việc kiểm tra tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cũng như doanh nghiệp không thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính.
Nguồn vốn huy động hiện nay của doanh nghiệp
Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay huy động vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vay từ ngân hàng (chiếm 74,9%).
Nguồn vốn huy động bằng phát hành cổ phiếu còn rất hạn chế, chỉ chiếm 42,2% số doanh nghiệp được điều tra, chủ yếu là các CtyCP nhà nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp trên còn huy động vốn vay từ công nhân viên (40,9%). Bên cạnh những nguồn vốn trên, một sô doanh nghiệp cũng huy động các nguồn khác, chiếm 40%
(mua bán chịu, sử dụng vốn của đối tác...). Nguồn vốn này cũng đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu nguồn vốn này chiếm tỷ lệ quá lớn sẽ dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thanh toán, dẫn đến nợ nần, chiếm dụng vốn của nhau... Số doanh nghiệp huy động của nguồn Ngân sách Nhà nước trong tổng số doanh nghiệp điều tra chỉ có 56 doanh nghiệp (chiếm 12,5%), chứng tỏ Nhà nước vẫn là một nguồn tài trợ trong hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. Đáng lưu ý, trong số doanh nghiệp được hỏi có 3 doanh nghiệp phát hành trái phiếu ( chiếm 0,6%) và 11 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (chiếm 2,4%).
Qua đó cho thấy, việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn chưa phải là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp khi có nhu câu huy động vốn kinh doanh, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp huy động vốn dưới hình thức này còn rất hạn chế do các doanh nghiệp chưa thực sự có uy tín trên thị trường, chưa thu hút được đông đảo các nhà đầu tư.
Doanh nghiệp có ý định tham gia đăng ký giao dịch trên TTGDCK Hà Nội Trong tổng số 477 doanh nghiệp được hỏi có 217 doanh nghiệp (48,6%) có ý định tham gia đăng ký giao dịch trên TTGDCK Hà Nội; 230 doanh nghiệp không có ý định tham gia đăng ký giao dịch. Trong số các doanh nghiệp dự kiến tham gia đăng ký giao dịch có 12 doanh nghiệp dự kiến đăng ký giao dịch năm 2005; 34 doanh nghiệp năm 2006 và 97 doanh nghiệp năm 2007; 19 doanh nghiệp năm 2008; 1 doanh nghiệp năm 2009; 21 doanh nghiệp năm 2010; 1 doanh nghiệp năm 2015; 9 doanh nghiệp khụng xỏc định rừ thời gian đăng ký giao dịch.
Tuy nhiên, sau khi xem xét và đánh giá các điều kiện niêm yết của các doanh nghiệp trên, số doanh nghiệp đủ điều kiện đăng ký giao dịch trên TTGDCK Hà Nội chỉ có 194 doanh nghiệp.
Mục đích đăng ký giao dịch trên TTGDCK Hà Nội của doanh nghiệp Khi được hỏi mục đích đăng ký giao dịch chứng khoán trên TTGDCK Hà Nội, 66,8% doanh nghiệp trả lời để nâng cao uy tín và quảng bá thương hiệu của công ty; 60,2% doanh nghiệp nhằm huy động vốn mở rộng sản xuất và 49,4% để tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của công ty. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhằm các mục đích khác như huy động vốn để mua sắm đổi mới công nghệ (44,2%), thu hút vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ không cao (26,1%). Có tới 31,3% doanh nghiệp không cho rằng đăng ký giao dịch để thu hút đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, trong đó cũng có 18,8% doanh nghiệp không có mục đích huy động vốn để mua sắm đổi mới công nghệ; 13,6% doanh nghiệp có mục đích để cổ phếu được giao dịch dễ dàng; còn lại là không có mục đích niêm yết khác từ 8,2%
đến 2,2%.
Từ kết quả trên có thể thấy, hiện nay các DNV&N CPH đều hoạt động khó khăn do vốn ít, một số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng. Vì vậy, khi điều tra, các doanh nghiệp đều cho rằng mục đích đăng ký giao dịch để tăng thêm uy tín và quảng bá thương hiệu của công ty và huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, còn lại các mục đích khác chiếm tỷ lệ không cao. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp hiện nay chưa thấy hết được mục đích của việc đăng ký giao dịch trên
TTCK, hầu hết các doanh nghiệp được điều tra đang lâm vào tình trạng kho khăn, tỷ lệ lãi ròng thấp, một số doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng nên chưa có ý định cũng như chưa đáp ứng đủ các điều kiện đăng ký giao dịch trên TTCK (điều kiện về vốn...).
Những thuận lợi và khó khăn khi doanh nghiệp tham gia đăng ký giao dịch Những lợi thế có được khi tham gia đăng ký giao dịch của doanh nghiệp:
Kết quả điều tra cho thấy, các doanh nghiệp đều nhận thấy những lợi thế khi tham gia đăng ký giao dịch cổ phiếu trên TTCK. Có 73,6% doanh nghiệp cho rằng lợi thế về tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tiếp đến 70,4% cho rằng khi tham gia đăng ký giao dịch các thành viên Hội đồng quản trị của công ty sẽ năng động hơn trong quản lý kinh doanh và 48,7% công ty sẽ nhận được sự tư vấn thích hợp về việc niêm yết. Ngoài ra, những lợi thế khác như: tên tuổi, hình ảnh công ty tăng lên trong công chúng, tính thanh khoản của chứng khoán tăng... chiếm tỷ lệ 75%. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là mặc dù theo các văn bản hiện hành, doanh nghiệp được ưu đãi nhiều khi được niêm yết trên TTCK và còn có thể được hưởng ưu đãi nhiều hơn nữa về thuế nhưng các doanh nghiệp đánh giá cho lợi thế này so với các lợi thế khác không cao, chỉ có 29.5% số doanh nghiệp.
Những yếu tố có thể gây e ngại cho việc đăng ký giao dịch của doanh nghiệp:
Kết quả điều tra cho thấy, số doanh nghiệp e ngại tham gia đăng ký giao dịch chứng khoán vì các lý do sau: 66,2% doanh nghiệp e ngại vì các thành viên hội đồng quản trị chưa trang bị đủ kiến thức về TTCK; 48,3% doanh nghiệp ngại đáp ứng các thủ tục đăng ký giao dịch trên TTGDCK Hà Nội; 38% doanh nghiệp e ngại không muốn công khai báo cáo tài chính. Số doanh nghiệp e ngại về các tiêu chí khác như: có 35,7% ngại kiểm toán và 31,7% ngại chuẩn bị hồ sơ xin đăng ký giao dịch và chi phí quá lớn.
Các doanh nghiệp có tâm lý rât khác nhau khi đối diện với các lý do e ngại vì quan niệm và hiểu biết về TTCK của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Các
doanh nghiệp rất dè dặt, luôn giữ thái độ trông chờ xem các doanh nghiệp đăng ký giao dịch trước hoạt động như thế nào để có thể tham gia hoặc không tham gia.
Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ khi tham gia đăng ký giao dịch:
Có đến 77,82% doanh nghiệp cần sự hỗ trợ về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về chứng khoán và TTCK; 70,7% hỗ trợ về thủ tục phát hành chứng khoán;
67,3% hỗ trợ tư vấn đấu giá chứng khoán qua TTGDCK Hà Nội và 65,7% cần hỗ trợ phương án huy động vốn và đăng ký giao dịch trên TTGDCK. Số doanh nghiệp không cần sự hỗ trợ chiếm tỷ lệ rất thấp.
Như vậy, có thể thấy khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp dự kiến tham gia đăng ký giao dịch là chưa được qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ TTCK, cũng như thiếu các dịch vụ về tư vấn pháp lý liên quan đến việc tham gia TTCK. Trong vấn đề này, một lần nữa cho thấy vai trò quan trọng của công tác thông tin tuyên truyền và phổ cập kiến thức về chứng khoán và TTCK đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như đối với cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp nói riêng.
Như vậy với 477 doanh nghiệp được điều tra trên có thể chưa đại diện chính xác được cho tổng số các doanh nghiệp CPH và các CtyCP trên cả nước. Tuy nhiên phần nào đã phản ánh được tình hình hoạt động của các DNNN CPH, đang CPH và các CtyCP. Đồng thời có thể đánh giá được về cơ bản sự hiểu biết và khả năng, nhu cầu tham gia đăng ký giao dịch của các doanh nghiệp này. Nhu cầu tham gia của các DNV&N trên TTGDCK Hà Nội có thể nói là khá lớn, tuy nhiên thực tế hiện nay có diễn ra theo đúng nhu cầu đó hay không? phần tiếp theo sẽ cho ra một bức tranh về thực trạng TTCK của các DNV&N ở Việt Nam.
2.3. Thực trạng thị trường cổ phiếu của doanh nghiệp vừa và nhở ở Việt