Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam doc (Trang 61 - 67)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC

2.4. Đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán của doanh nghiệp vừa và

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trên là do một số yếu tố, nguyên nhân sau:

Thứ nhất, môi trường vĩ mô chưa thực sự tạo thuận lợi cho TTCK phát triển như: lãi suất biến động liên tục theo hướng ngày càng gia tăng, lạm phát cao, thị

trường vàng và thị trường bất động sản không ổn định, thị trường tài chính nước ta còn chưa phát triển mạnh, khiến cho nhà đầu tư thiếu cơ sở khi phân tích đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả, đồng thời các tổ chức phát hành khi tiến hành huy động vốn trên TTCK không xác định được chính xác chi phí vốn cho mình, gây khó khăn cho việc lập kế hoạch và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có một số yếu tố khác như môi trường đầu tư khá nhiểu rủi ro, môi trường cạnh tranh còn nhiều bất cập, tiến trình CPH diễn ra còn chậm vẫn còn tình trạng CPH khép kín, đặc biệt là các doanh nghiệp hiện nay rất e ngại vấn đề phải công bố thông tin.

Thứ hai, sở dĩ quy mô thị trường tự do hiện nay còn quá lớn là vì do đặc thù của các doanh nghiệp ở Việt Nam hầu hết là các DNV&N, mà khối các doanh nghiệp này hầu như không đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết trên thị trường tập trung. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp rất ngại lên sàn do vấn đề chính là phải công bố thông tin, đặc biệt là hiện nay khi mà Nghị định 144 mới chỉ quy định việc phát hành chứng khoán ra công chúng của các doanh nghiệp niêm yết, còn các doanh nghiệp khác không phải chịu điều tiết bởi Nghị định này. Trong khi đó, TTGDCK Hà Nội (thị trường có quản lý) mới đi vào hoạt động được chưa lâu, quy mô của thị trường còn rất nhỏ, chưa thu hút được đông đảo các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNV&N tham gia thị trường

Thứ ba, khung pháp lý cho hoạt động của TTCK còn chưa hoàn chỉnh, các quy định còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn nhau, chưa có sự thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, với các Nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn cụ thể thi hành luật chứng khoán.

Đơn cử một số trường hợp sau: Về đăng ký thành lập doanh nghiệp, thì theo quy định tại Nghị định 144/CP các tổ chức muốn hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán phải được UBCKNN cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán. Sau đó tổ chức đó phải tiến hành đăng ký kinh doanh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên tại thời điểm UBCKNN cấp giấy phép kinh doanh thì tổ chức đó chưa phải là

một công ty (theo Luật doanh nghiệp). Theo quy chế tại điều 6 quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán thì sau khi được UBCKNN chấp thuận về mặt nguyên tắc việc cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán, công ty chứng khoán xin phép kinh doanh chứng khoán phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Sau khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh, UBCKNN sẽ chính thức cấp giấy phép đăng ký kinh doanh chứng khoán. Khoản 2 điều 17 Luật doanh nghiệp quy định “Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành nghề đó kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Như vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, sau đó mới tiến hành xin phép kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Trên thực tế đã có sự không thống nhất giữa Luật doanh nghiệp và Nghị định 144.Hoặc về vấn đề quản trị doanh nghiệp và thông lệ quốc tế: Qua nghiên cứu có thể thấy rằng các quy định về quản trị công ty trong Luật Doanh nghiệp có nhiều điểm không phù hợp với quản trị các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK nói riêng và với các thông lệ tốt nhất trong quản trị công ty nói chung. Ví dụ về Chủ tịch Hội đồng quản trị: Tại điều 85 khoản 1 Luật Doanh nghiệp quy định cho phép cùng một người lại có thể cùng đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị. Thực tế đây là một thông lệ rất phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề quản trị Công ty mà Luật Doanh nghiệp đưa ra là chưa hoàn toàn phự hợp, khụng tỏch bạch rừ ràng trong tổ chức, quản lý cụng ty, gây ra tình trạng tập quyền, không đạt được hiệu quả quản lý kinh doanh. Theo hướng dẫn về thông lệ tốt nhất về quản trị công ty, ngày 19/11/2002 Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ đã ban hành quyết định số 07/2002/QĐ-VPCP về việc ban hành Mẫu điều lệ áp dụng cho các công ty niêm yết. Khoản 1, điều 21 Điều lệ

Mẫu quy định: “...Trừ khi Đại hội đồng cổ đông quyết định khác, Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ không kiêm Tổng giám đốc của công ty. Nếu các cổ đông chấp thuận rằng, Chủ tịch đồng thời có thể là Tổng giám đốc điều hành, quyết định này cần phải được khẳng định lại hàng năm vào kỳ Đại hội đồng cổ đông thường niên”. Vì vậy, để thống nhất mặt bằng pháp lý về quản trị công ty thì nội dung này cần phải được bổ sung vào Luật Doanh nghiệp.

Ngay cả đối với Luật kế toán thì pháp luật về chứng khoán cũng còn nhiều mâu thuẫn. Luật kế toán chưa có quy định về việc bắt buộc tất cả các loại hình doanh nghiệp phải thực hiện chế độ báo cáo tài chính chung. Trên thực tế hiện nay, rất nhiều những doanh nghiệp hoạt động không tuân thủ hoặc chưa tuân thủ một cách đầy đủ các tiêu chuẩn, chuẩn mực về kế toán, kiểm toán. Trong khi đó, một số doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động chứng khoán phải tuân thủ chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính hết sức nghiêm ngặt và chặt chẽ. Điều này tạo ra sự không bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Pháp luật về chứng khoán trong mối quan hệ với Luật hành chính và Luật hình sự cú rất nhiều điểm chưa rừ ràng. Cụ thể như sau: một điểm đặc thự trong cỏc hành vi phạm tội liên quan đến lĩnh vực giao dịch chứng khoán là rất khó hoặc không thể xác định được người bị hại. Nói một cách khác, người bị hại ở đây không phải là một cá nhân cụ thể mà là số đông người đầu tư nói chung. Ví dụ hành vi thao túng thị trường (là hành vi của một số nhà đầu tư câu kết cùng mua vào hoặc bán ra một loại chứng khoán để làm cho giá cả chứng khoán tăng hoặc giảm một cách giả tạo nhằm mục đích trục lợi), hoặc hành vi giao dịch nội gián (là hành vi mua hoặc bán chứng khoán trên cơ sở nắm được thông tin có liên quan đến giá cả của chứng khoán từ những nguồn tin không được phép công bố)... sẽ làm tổn hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của một số đông công chúng đầu tư. Tuy nhiên, Bộ Luật hình sự Việt Nam hiện nay chưa có bất kỳ một tội danh nào quy định trực tiếp cho các hoạt

động trên TTCK. Do đây là một lĩnh vực kinh tế có nhiều đặc thù, nên trong thời gian tới, cần phải có những chế tài hình sự cụ thể áp dụng cho các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Việc quy định mới các tội danh này có thể được thực hiện theo hai hướng: (1) Bổ sung các tội danh liên quan đến lĩnh vực chứng khoán và TTCK vào Bộ Luật hình sự hiện hành, (2) Quy định các chế tài hình sự trong văn bản pháp luật chuyên ngành như Luật công ty và Luật về chứng khoán. Hướng thứ hai này là trường hợp phổ biến của các nước trên thế giới. Phương án thứ hai theo tôi là có lợi hơn cả. Thứ nhất, hoạt động của TTCK chỉ là một trong số những chuyên ngành hẹp của hoạt động kinh tế. Nếu đặt vấn đề sửa đổi bổ sung tất cả các tội danh cần được điều chỉnh bởi pháp luật hình sự của tất cả các chuyên ngành vào khuôn khổ của Bộ Luật hình sự hiện nay thì sẽ dẫn đến tình trạng: (1) không bao giờ quy định được đầy đủ các loại tội danh và (2) việc sửa đổi Bộ Luật hình sự sẽ diễn ra liên miên kéo dài vì các hoạt động kinh tế có bản chất là rất linh hoạt, dễ thay đổi.

Như vậy, thực tiễn đã chỉ ra sự chưa phù hợp, thống nhất giữa các quy định của pháp luật chứng khoán và các văn bản pháp luật khác. Hệ thống pháp luật chứng khoán Việt Nam chưa bao quát đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế, điều này đã gây ra cho các chủ thể tham gia thị trường rất nhiều khó khăn. Để TTCK hoạt động có hiệu quả thì hệ thống các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật chứng khoán nói riêng phải được sửa đổi, bổ sung.

Thứ tư, tính chủ động, hiệu quả trong công tác quản lý giám sát thị trường còn chưa cao . Công tác giám sát thị trường còn thủ công cho nên gặp phải rất nhiều khó khăn do hệ thống giám sát chưa được hiện đại hoá, công nghệ hoá để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, các tiêu chí giám sát thị trường cũng chưa được xây dựng một cách đầy đủ, có hệ thống nên cũng gây không ít khó khăn cho công tác thanh tra giám sát thị trường. Đồng thời, công tác thanh tra giám sát định kỳ chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nên chưa phục vụ một cách tích cực cho việc xây dựng cơ chế chính sách đối với

TTCK. Đội ngũ cán bộ làm công tác giám sát còn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh tra, giám sát TTCK. Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương với cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán trong việc xây dựng chính sách quản lý thị trường.

Thứ năm, hiểu biết về TTCK của công chúng đầu tư và doanh nghiệp còn rất hạn chế. Với một thị trường mới có như ở Việt Nam thì công tác thông tin tuyên truyền như hiện nay là chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, có một lý do khiến các nhà đầu tư có tổ chức ít tham gia thị trường là vì chưa có cơ chế khuyến khích ưu đãi về thuế, phí. Các văn bản còn hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài như tỷ lệ nắm giữ, hạn chế về lĩnh vực tham gia...

Thứ sáu, năng lực của các trung gian tài chính trên thị trường còn yếu, việc cung ứng các dịch vụ chứng khoán còn đơn điệu, chưa có nhiều dịch vụ hấp dẫn các nhà đầu tư. Các công ty chứng khoán vốn nhỏ, trình độ cán bộ còn chưa sâu, kinh nghiệm chưa nhiều, cỏc chuẩn mực kinh doanh cũn chưa rừ ràng

Thứ bảy, thị trường chưa hình thành các tổ chức định mức tín nhiệm. Việc thiếu vắng các tổ chức này trên thị trường đã khiến cho các chủ thể trên thị trường không có nhiều căn cứ để đánh giá rủi ro, không có cơ sở tham chiếu cho các tổ chức phát hành và các nhà đầu tư.

Như vậy, chương 2 tập trung phân tích khả năng tham gia TTCK của các DNV&N hiện nay, trực trạng giao dịch cổ phiếu trên TTCK của các DNV&N này, đồng thời đánh giá được những kết quả có được, những hạn chế và tìm ra đâu là nguyên nhân của những nó. Việc đánh giá những điều kiện đó là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp phát triển TTCK cho các DNV&N ở nước ta, từ đó thúc đẩy sự phát triển chung của TTCK.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM

3.1. Căn cứ để phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiêp

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam doc (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)