CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC
3.2. Một số giải pháp phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp
3.2.2. Thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký giao dịch trên
Cung và cầu là hai yếu tố cơ bản nhất của bất kỳ một thị trường nào, TTCK cho các DNV&N cũng không nằm ngoài đặc điểm đó. Để thị trường phát triển thì một trong những giải pháp quan trọng là phải tăng cung cho thị trường, tăng số lượng và chất lượng hàng hoá cho thị trường, vậy thì làm thế nào để có thể lôi kéo được các DNV&N tham gia niêm yết trên thị trường đang là vấn đề rất đáng được quan tâm, sau đây là một số giải pháp nhằm kích cung cho thị trường:
3.2.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác CPH DNNN, thực hiện gắn CPH với việc đấu giá và đăng ký giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội.
Nhìn tổng quát, cổ phiếu của các công ty nhà nước thực hiện CPH là một nguồn hàng chủ yếu cho TTCK còn non trẻ ở nước ta hiện nay. Thực tế trong số 34 CtyCP niêm yết trên TTGDCK tp. HCM thì có 29 CtyCP được hình thành từ CPH DNNN. Dự kiến giai đoạn 2006-2010 sẽ CPH khoảng 1.700 doanh nghiệp (trong gần 2.700 DNNN có đến nay). Vì vậy, thực hiện gắn kết quá trình CPH DNNN với TTCK là giải pháp quan trọng thúc đẩy thị trường phát triển.
Hiện nay tiến trình CPH DNNN mặc dù đã và đang được các Bộ, ngành quan tâm tuy nhiên tiến trình CPH diễn ra đang còn chậm và không thực sự hiệu quả, ít được đấu giá công khai, minh bạch nên nhiều khi giá cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp, đồng thời số cổ phiếu này sau đó trôi nổi trên thị trường chợ đen gây nhiều khó khăn cho việc quản lý và rủi ro cho người nắm giữ chúng.
Trong giai đoạn hiện nay, để hoàn thiện công tác CPH và khắc phục những tình trạng yếu kém trên, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế CPH DNNN quy định tại Nghị định 187/2004/NĐ-CP theo hướng:
- Mở rộng lĩnh vực và tỷ lệ góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của doanh nghiệp, các Bộ, các địa phương, các tổng công ty và các định chế trung gian trong việc gắn CPH với TTCK… Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ cơ chế CPH công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 thành viên, 2 thành viên.
-Tiếp tục rà soát các doanh nghiệp đã CPH để xác định doanh nghiệp có đủ điều kiện niêm yết, đăng ký giao dịch hoặc bán bớt cổ phần để có giải pháp đưa các doanh nghiệp này lên sàn giao dịch…Vấn đề này thực tế hiện nay, Bộ Tài chính đã thành lập Ban chỉ đạo để chọn ra danh sách 300 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn niêm yết trình Chính phủ phê chuẩn. Tuy nhiên nếu cứ theo những quy định như hiện nay thì mục tiêu đến cuối năm 2006 có 200 doanh nghiệp niêm yết như Chính phủ yêu cầu khó có thể thực hiện được cả về mặt thời gian và số lượng, bởi vì về mặt thời gian Bộ Tài chính đã mất thời gian cho việc chọn lựa danh sách, trình Chính phủ thẩm định, phê duyệt nhưng không đảm bảo 100% các công ty trong danh sách sẽ được niêm yết, còn về mặt số lượng thì danh sách 300 doanh nghiệp mà Bộ Tài chính chọn không tránh khỏi có thể còn sót một số doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn niêm yết nhưng chưa được đưa vào danh sách. Chính vì vậy, Chính phủ và Bộ Tài chính nên để các tổ chức tài chính trung gian, các hiệp hội ngành nghề và chính những cổ đông của các doanh nghiệp CPH thực hiện kiểm tra, giám sát và đề xuất là chặt chẽ nhất. Chỉ
cần có chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính gửi công văn đến tất cả các CtyCPH (kèm theo các tiêu chuẩn của công ty niêm yết) yêu cầu các công ty tự đối chiếu các tiêu chuẩn niêm yết với công ty của mình, nếu có đủ điều kiện thì người đại diện nắm giữ phần vốn Nhà nước phải đưa vấn đề niêm yết ra trước Đại hội đồng cổ đông và người đại diện phần vốn Nhà nước phải bỏ phiếu đồng ý niêm yết, còn niêm yết hay không phụ thuộc vào kết quả bỏ phiếu trong đại hội đồng cổ đông. Lúc đó, vai trò của Ban chỉ đạo thay vì lựa chọn danh sách các công ty đủ tiêu chuẩn niêm yết để trình Chính phủ thì ngược lại, Ban chỉ đạo sẽ lập danh sách những công ty đủ điều kiện niêm yết nhưng không thực hiện để trình Chính phủ có biện pháp xử lý cụ thể (Ban chỉ đạo này sẽ tiếp nhận mọi ý kiến phản hồi từ các tổ chức và cá nhân nói trên).
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần ban hành văn bản quy định bắt buộc những DNNN CPH đáp ứng được các điều kiện theo quy định, sau một thời gian nhất định thì đưa vào niêm yết luôn trên TTCK. Quy định bắt buộc tham gia TTCK đối với một số DNNN CPH đáp ứng đủ điều kiện có ý nghĩa hết sức to lớn. Thứ nhất, làm cho quá trình CPH, mà bản chất là quá trình sắp xếp, điều chỉnh để doanh nghiệp có một cơ chế sở hữu, quản lý, điều hành hiệu quả hơn, được triệt để hơn. Thứ hai, đối với thị trường còn non trẻ của chúng ta có thể nói đây là một biện pháp tạo cung hàng hoá đặc biệt hiệu quả.
3.2.2.2. Tăng cường các khuyến khích cho các công ty niêm yết.
Để thúc đẩy DNV&N tham gia đăng ký giao dịch trên TTGDCK Hà Nội nhằm góp phần phát triển TTGDCK Hà nội nói riêng và TTCK nói chung theo đúng mục tiêu đề ra, thì Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, đưa ra các chính sách khuyến khích hấp dẫn cho các công ty niêm yết. Các chính sách ưu đãi có thể là:
Chính sách ưu đãi về thuế:
Miễn giảm thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp niêm yết trên TTGDCK Hà Nội theo hình thức giảm dần qua các năm. Theo đó, sẽ miễn thuế thu nhập trong 2 năm và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo đối với những doanh nghiệp niêm yết năm 2006, miễn 1 năm và giảm 50% đối với các doanh nghiệp niêm yết năm 2007, giảm 50% trong 3 năm đối với những doanh nghiệp niêm yết năm 2008, giảm 50% trong 2 năm đối với những doanh nghiệp niêm yết năm 2009, giảm 50% trong 1 năm đối với những doanh nghiệp niêm yết trong năm 2010. Như vậy, về cơ bản đến năm 2011 các doanh nghiệp niêm yết trên TTGDCK Hà Nội sẽ không được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hỗ trợ phí kiểm toán, tư vấn niêm yết cho các doanh nghiệp niêm yết
trong giai đoạn đầu:
Để có thể tham gia vào TTCK, các doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng chi phí không phải là nhỏ như: chi phí tư vấn niêm yết, chi phí kiểm toán, chi phí về tư vấn và đào tạo thành viên hội đồng quản trị… Nhằm giảm bớt khó khăn và khuyến khích các DNV&N muốn tham gia TTCK nên có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước về các chi phí này. Đây là giải pháp hỗ trợ mang tính trực tiếp mà hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn nhận được từ phía Nhà nước. Việc hỗ trợ phí có thể được triển khai theo hướng sau: Thứ nhất, thành lập Quỹ hỗ trợ DNV&N tham gia đăng ký giao dịch trong một số năm đầu khi TTGDCK Hà Nội hoạt động. Thứ hai, tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức IMF, WB, ADB trong việc tài trợ cung cấp các dịch vụ về kiểm toán, tư vấn miễn phí đối với những DNV&N nói chung và doanh nghiệp niêm yết trên TTGDCK Hà Nội nói riêng.
Tăng cường công tác tiếp cận, vận động doanh nghiệp tham gia niêm yết trên TTGDCK Hà Nội
Công tác tiếp cận, vận động DNV&N tham gia TTCK cần phải xúc tiến mạnh mẽ hơn. Việc tiếp cận doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản lý lắng nghe được và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc kiến nghị của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục, đồng thời giúp doanh nghiệp nhận thức được đầy đủ hơn lợi ích của việc tham gia niêm yết trên TTCK. Cụ thể, UBCKNN cần chỉ đạo TTGDCK Hà nội, các đơn vị có liên quan thành lập các đoàn công tác liên ngành, đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp nhằm điều chỉnh cơ chế, chính sách cho hợp lý, tạo sự vận hành trôi chảy cho cơ chế để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia niêm yết trên TTGDCK Hà nội.
Cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên nhằm thúc đẩy các DNV&N nói riêng và doanh nghiệp nói chung tham gia TTCK, cần kiên quyết giảm các nguồn vay ưu đãi không hiệu quả cho các doanh nghiệp. Đồng thời có những biện pháp biểu dương các công ty niêm yết sao cho hình ảnh của các công ty niêm yết được phổ biến rộng rãi hơn nữa.
3.2.3. Khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu