CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm giao dịch chứng
Chủ trương thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã được Chính phủ quyết định ngay từ khi xây dựng Đề án thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam và đã được khẳng định bằng Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập 2 TTGDCK. Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã tập trung xây dựng và phát triển TTGDCK Tp.HCM, đưa TTGDCK Tp. HCM chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000, và lấy thực tiễn hoạt động của thị trường làm cơ sở nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động cho TTGDCKHN.
Có thể nói, quyết định xây dựng TTGDCK Hà Nội là một quyết định xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển kinh tế ở nước ta.
Ở góc độ vĩ mô, với những thành tựu đã đạt được trong 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc theo hướng kinh tế thị trường. Trong giai đoạn phát triển mới, yêu cầu về phát triển và đồng bộ các thể chế của thị trường sẽ đặt ra ở mức độ cao hơn, trong đó có việc phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán để giúp Chính phủ và doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh và luân chuyển vốn trong xã hội được tốt hơn, điều hoà được những bất cập nảy sinh khi nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế lệ thuộc quá nhiều vào tín dụng ngân hàng.
Kết quả của việc tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng đa thành phần, đa sở hữu đã dẫn tới thực tiễn là hàng ngàn doanh nghiệp cổ phần đã được thành lập và trên
2400 doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá. Trong số này mới chỉ có trên 30 công ty được niêm yết và giao dịch tại TTGDCK Tp. HCM, còn phần lớn chứng khoán chưa niêm yết đang được mua bán chuyển nhượng trên thị trường tự do, mà người đầu tư phải chịu nhiều rủi ro do không có đầy đủ thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, về tài chính của doanh nghiệp, còn doanh nghiệp thì gặp khó khăn trong việc phát hành để huy động vốn. Đứng trước thực tế nêu trên, việc khẩn trương đưa TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động nhằm tạo ra một kênh huy động vốn mới, tạo điều kiện để mở rộng phạm vi thị trường chứng khoán có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư và tăng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp và công chúng với thị trường chứng khoán trở thành nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.
Sau một thời gian nghiên cứu, định hướng mô hình hoạt động của TTGDCKHN đã được xác định và được thể hiện trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ thông qua ngày 5/8/2003. Tiếp đó, Bộ Tài chính và UBCKNN đã có các quyết định cụ thể về mô hình tổ chức xây dựng cũng như định hướng phát triển của TTGDCKHN. Theo đó, TTGDCKHN được định hướng xây dựng theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 2005- 2007, TTGDCKHN sẽ tổ chức đấu giá cổ phần, các tài sản tài chính, tổ chức đấu thầu trái phiếu; đồng thời tổ chức giao dịch thứ cấp cho chứng khoán chưa niêm yết theo mô hình OTC đơn giản. Giai đoạn 2 từ sau năm 2007 sẽ phát triển quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam. TTGDCK Hà Nội sẽ tổ chức giao dịch cho các chứng khoán có tiêu chuẩn niêm yết thấp hơn trên TTGDCK Tp.HCM, như vậy có thể tạo được thị trường cho các DNV&N.
Nếu như sự ra đời của TTGDCK Tp HCM vào tháng 7/2000 là sự kiện chính thức khởi đầu hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, và là bước đầu tiên của mô hình SGDCK hiện đại, thì hoạt động của TTGDCKHN đã thực sự đánh dấu một bước trưởng thành của thị trường đồng thời là sự khởi đầu của thị trường
chứng khoán phi tập trung (OTC) ở Việt Nam. Một cơ cấu thị trường chứng khoán hoàn chỉnh đã bước đầu được xây dựng.
Việc chuẩn bị đưa TTGDCK Hà Nội vào hoạt động theo mô hình họat động nêu trên là một quá trình công phu, có sự nỗ lực của Bộ Tài chính, UBCK Nhà nước và sự phối kết hợp của các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương, và sự hưởng ứng nhiệt tình của các tổ chức tham gia thị trường và công chúng đầu tư.
Cùng với quá trình nghiên cứu xác định mô hình như đã nêu trên, có bốn khối công việc chính phải tập trung chuẩn bị gồm: xây dựng hệ thống các văn bản pháp quy cho hoạt động giao dịch chứng khoán, chuẩn bị hàng hoá, chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân sự điều hành thị trường.
Về hệ thống văn bản pháp quy, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên Nghị định này chủ yếu điều chỉnh hoạt động thị trường chứng khoán niêm yết, và có nhiều điểm chưa phù hợp khi triển khai hoạt động của TTGDCK Hà Nội theo mô hình mới. Do vậy, để kịp triển khai TTGDCK Hà Nội, UBCK Nhà nước đã trình Bộ Tài chính phương án vận dụng một số quy chế tạm thời để xử lý một số vấn đề chưa được quy định chính thức trong các văn bản pháp quy cao hơn. Theo đó, hoạt động đấu giá được tổ chức theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ, Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính, Quyết định 01/2004/QĐ-UBCK ngày 04/01/2005 của Chủ tịch UBCKNN ban hành Quy trình Bán đấu giá cổ phần qua TTGDCK. Hoạt động đấu thầu trái phiếu được thực hiện theo Thông tư 21/2004/TT-BTC ngày 24/3/2004 của Bộ Tài chính và các văn bản pháp luật hiện hành về phát hành trái phiếu Chính phủ. Hoạt động giao dịch thứ cấp được tổ chức trên nền tảng Nghị định 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định 244/QĐ-BTC ngày 20/1/2005 của Bộ Tài chính và Quyết định số 245/QĐ- UBCK ngày 4/5/2005 của Chủ tịch UBCKNN.
Về cơ sở vật chất, lãnh đạo UBCKNN và lãnh đạo Bộ Tài chính đã có chỉ đạo rất sát sao và quyết liệt để phát huy sức mạnh tổng lực của các đơn vị liên quan
tham gia chuẩn bị cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật cho TTGDCK Hà Nội. Toà nhà trụ sở TTGDCK Hà Nội đã được tôn tạo, nâng cấp. Hệ thống trang thiết bị tin học phục vụ giao dịch và đấu giá, đấu thầu bao gồm cả phần cứng và phần mềm được mua sắm và xây dựng đồng bộ và có khả năng tương thích cao, đảm bảo tính chính xác, công khai, công bằng của các giao dịch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư và các tổ chức tham gia thị trường.
Về nhân sự, trực tiếp UBCKNN đã bố trí cho TTGDCK Hà Nội đội ngũ cán bộ trẻ, có chất lượng chuyên môn. Với 80% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, có khả năng điều hành và quản lý thị trường một cách hiệu quả.
Về hàng hoá, Bộ Tài chính đã trực tiếp chỉ đạo Cục Tài chính doanh nghiệp phối hợp với UBCKNN và các đơn vị liên quan chuẩn bị đưa doanh nghiệp cổ phần hoá ra bán đấu giá tại TTGDCK Hà Nội, lựa chọn những doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn để tham gia đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội.
Với những chuẩn bị hết sức tích cực và khẩn trương từ các Bộ, ban, ngành liên quan, TTGDCK Hà Nội đã chính thức khai trương từ ngày 8/3/2005. Đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá được tổ chức ngay sau khi khai trương với các cuộc đấu giá của Nhà máy Thiết bị Bưu điện, Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh, Điện lực Khánh Hoà. Hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ được bắt đầu một tháng sau đó và đặc biệt ngày 14/7/2005 hệ thống giao dịch thứ cấp của TTGDCK Hà Nội theo mô hình OTC đơn giản đã chính thức đi vào hoạt động.
Hiện nay, cấu trúc thị trường của TTGDCK Hà Nội được tổ chức theo sơ đồ H2.1 như sau:
Thị trường sơ cấp
Đấu giá cổ phần Đấu thầu trái phiếu
Giao dịch cổ phiếu Giao dịch trái phiếu Thị trường thứ cấp
TTGDCKHN
FPT
Thoả thuận
Báo giá
SƠ ĐỒ 2: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY TẠI TTGDCKHN
(Nguồn TTGDCK Hà Nội)
Như vậy, cấu trúc thị trường trên TTGDCK Hà Nội được tổ chức thành 2 mảng là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Theo đó, thị trường sơ cấp sẽ thực hiện việc bán đấu giá cổ phần lần đầu cho các DNNN CPH, và thực hiện việc đấu thầu trái phiếu. Còn thị trường sơ cấp sẽ thực hiện giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên TTGDCK Hà Nội, đồng thời thực hiện giao dịch trái phiếu. Các hoạt động giao dịch này được thực hiện theo 2 phương thức là phương thức giao dịch thoả thuận và phương thức giao dịch báo giá. Toàn bộ các hoạt động trên thị trường được kết nối và thực hiện thông qua hệ thống mạng máy tính (FPT) khá hiện đại.
Tiêu chuẩn niêm yết trên TTGDCK Hà Nội:
Đối với cổ phiếu: Các công ty niêm yết phải có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên; phải có tối thiểu 20% số cổ phiếu được nắm giữ bởi các nhà đầu tư ngoài tổ chức, có ít nhất là 50 cổ đông; có tình hình tài chính minh bạch, hoạt động sản xuất
của năm liền trước năm đăng ký giao dịch có lãi; các thành viên Hội đồng quản trị và giám đốc có kinh nghiệm trong quản lý; có phương án khả thi trong việc huy động và sử dụng vốn.
Như vậy có thể thấy, việc đưa TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động đã mở ra một sân chơi cho các DNV&N có thể tham gia vào TTCK, tạo điều kiện cho các DNV&N có thể huy động được nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng cho nhu cầu vốn của mình. Cho đến nay TTGDCK Hà Nội đã chính thức đi vào hoạt động được khoảng 1 năm, tuy nhiên quy mô của thị trường còn khá nhỏ bé, thị trường còn chưa được đông đảo các DNV&N tham gia, trong khi đó đang có rất nhiều chứng khoán của các doanh nghiệp, chủ yếu là DNV&N đang trôi nổi trên thị trường tự do, không có sự quản lý của Nhà nước đã gây không ít cản trở cho sự phát triển của thị trường. Vậy thì thực trạng TTCK của các DNV&N hiện nay như thế nào, người viết sẽ làm rừ ở phần tiếp theo, nhưng trước tiờn hóy đỏnh giỏ khả năng tham gia TTCK của các DNV&N ở nước ta hiện nay trong bối cảnh TTGDCK Hà Nội đã đi vào hoạt động hay nói khác đi TTCK của các DNV&N đã được vận hành gần 1 năm.
2.2. Đánh giá khả năng tham gia thị trường chứng khoán của các doanh