Phương pháp chuyên gia trong dự báo viễn thông

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH MẠNG ĐƯỜNG TRỤC NGN – VNPT GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 (Trang 21 - 26)

Chương 1: Tổng quan về bài toán dự báo và quy hoạch mạng viễn thông….3

1.5 Phương pháp chuyên gia trong dự báo viễn thông

Phương pháp chuyên gia (PPCG) là phương pháp tấn công não nhằm khai thác trình độ uyên bác về lý luận, thành thạo về chuyên môn, phong phú về khả năng thực tiễn, năng lực mẫn cảm, sự nhạy bén và thiên hướng sâu sắc về tương lai của các nhà

khoa học, các nhà quản lý lão luyện thuộc các lĩnh vực chuyên môn. PPCG phát huy khả năng nhận thức của những người đã có kinh nghiệm học tập, nghiên cứu, từng trải trong mọi lĩnh vực chuyên môn hẹp, khả năng phản xạ cũng như trực cảm nhạy bộn. Chuyờn gia là những người cú ý thức sõu sắc và rừ rệt về tương lai của lĩnh vực mình hoạt động.

1.5.2 Tại sao chọn phương pháp dự báo chuyên gia?

PPCG có ưu thế hơn hẳn khi dự báo những hiện tượng hay quá trình có tầm bao quát rộng, cấu trúc nội dung phức tạp, nhiều chỉ tiêu, nhiều nhân tố chi phối làm cho xu hướng vận động, hình thức biểu hiện đa dạng, rất khó định lượng bằng tiếp cận trực tiếp để tính toán, đo đạc thông qua các phương pháp ước lượng và công cụ chính xác.

Bài toán phức tạp trên đòi hỏi lượng thông tin lớn, khoảng thời gian điều tra, khảo sát dài. Vì vậy khối lượng tính toán sẽ rất lớn và thực tế khó đạt được điều kiện đó. Hoặc nếu mô hình hoá được thì cũng dễ biến dạng bản chất bên trong vì đã trừu tượng hoá đến mức “trống rỗng”. PPCG đặc biệt thích hợp để dự báo những trường hợp sau:

1. Đối tưọng dự báo thiếu thông tin, thiếu thống kê đầy đủ, toàn diện và đáng tin cậy về hình thức biểu hiện trong thực tế quy luật vận động của đối tượng dự báo trong quá khứ và hiện tại.

2. Đối tượng dự báo thiếu hoặc không có cơ sở lý luận, thực tiễn chắc chắn đảm bảo cho việc mô tả quy luật vận động của đối tượng bằng cách sử dụng các phương pháp giải thích thực nghiệm và mô hình toán học nói chung. Điều này đặc biệt hợp lý cho việc dự báo phát triển mạng viễn thông trong hoàn cảnh nhiều công nghệ mới ra đời, kéo theo sự xuất hiện nhiều nhu cầu dịch vụ mới nảy sinh chưa hề có trong quá

khứ. Vì vậy không thể dùng phương pháp giải tích bình thường trên cơ sở chuỗi thời gian quá khứ để xây dựng mô hình dự báo.

3. Đối tượng dự báo có độ bất ổn định cao, độ tin cậy thấp về hình thức thể hiện và chiều hướng biến thiên, về phạm vi bao hàm cũng như quy mô và cơ cấu trong phạm vi mạng, chuyển từ đơn dịch vụ sang đa dịch vụ.

4. Đối tượng dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong đó có có nhân tố không thể lượng hoá được, hoặc lượng hoá một cách mờ ảo như: thói quen sử dụng dịch vụ, tập quán, quan hệ xã hội của từng vùng cần dự báo…, vì vậy trong quá trình phát triển của từng dối tượng dự báo có nhiều đột biến về quy mô và cơ cấu mà nếu không nhờ đến tài nghệ của các chuyên gia thì mọi sự mô phỏng đều trở nên vô nghĩa.

5. Khi dự báo dài hạn và siêu dài hạn thì PPCG đặc biệt có ưu điểm vì nó đã tính đến những biến khoa học công nghệ có thể tác động đến đối tượng dự báo.

6. Trong hoàn cảnh cấp bách với khoảng thời gian ngắn mà phải lựa chọn một phương án quan trọng thì tốt nhất là dùng PPCG.

7. PPCG áp dụng đối với đối tượng dự báo hoàn toàn mới mẻ, không chịu ảnh hưởng của chuỗi số liệu lịch sử, mà chịu ảnh hưởng của phát minh khoa học kỹ thuật.

Với những lý do đó, đối chiếu với hoàn cảnh thực tế, nhu cầu dịch vụ mới kéo theo các công nghệ mới như ATM, IP-ATM, WCDMA… đó là những công nghệ hoàn toàn mới mẻ.

1.5.3 Đánh giá phương pháp chuyên gia a. Ưu điểm

PPCG là phương pháp đơn giản dễ áp dụng, có khả năng nhanh chóng tìn ra các thông số không dễ dàng lượng hoá và mô tả quy luật vận động dưới dạng hàm số.

Các PPCG phù hợp với quy mô, loại hình, phạm vi, tích chất hoạt động của doanh nghiệp hiện nay trong thời kỳ mà Việt Nam bắt đầu vào WTO, cạnh tranh đã và đang diễn ra sâu rộng, khốc liệt. Mặt khác chúng cho phép dự báo được những hiện tượng đột biến hay bước nhảy của thị trường, nếu sử dụng các phương pháp khác sẽ rất khó, và cần nhiều thời gian mới đưa ra được kết quả.

Không phải bất kỳ trường hợp nào, bất cứ lúc nào cũng đòi hỏi kết quả dự báo phải thể hiện dưới dạng những nhận định định lượng, mà nhiều khi kết quả dự báo cũng có thể tồn tại dưới dạng những nhận định có tính chất định tính về xu hướng vận động. Ví dụ dự báo thời điểm bùng nổ các dịch vụ truyền hình di động, thương mại điện tử…, và địa điểm sẽ hình thành các nhu cầu dịch vụ đó.

Rừ ràng những cõu hỏi đặt ra cho cỏc chuyờn gia, cú linh cảm nghề nghiệp sẽ thích hợp hơn là đặt ra cho các mô hình hay công thức trừu tượng.

b.Nhược điểm

Kết quả dự báo dựa vào tính chủ quan vì vậy nếu lựa chọn chuyên gia không đúng tiêu chuẩn, kết quả dự báo sẽ có độ tin cậy thấp. Khi các ý kiến chuyên gia tản mạn, trái ngược nhau dẫn đến quá trình xử lý ý kiến chuyên gia khá phức tạp.

Nhiều chuyờn gia đưa ra số liệu dự bỏo nhưng cơ sở lý giải khụng rừ ràng, biờn độ dao động lớn khiến cho việc đánh giá sai số và khoảng tin cậy gặp nhiều khó khăn.

Việc tập trung đầy đủ các chuyên gia trong một cuộc họp, thu hồi phiếu đánh giá đúng hạn cũng không dễ dàng.

1.5.4 Yêu cầu đối với chuyên gia

Có hai loại chuyên gia, chuyên gia dự báo và chuyên gai phân tích hệ thống.

Chuyên gia dự báo là những người đánh giá dự báo và đối tượng cần dự báo. Chuyên gia phân tích chuẩn bị điều kiện lập dự báo và xử lý kết quả thu được.

1.5.4.1 Nhiệm vụ, yêu cầu đối với chuyên gia phân tích.

Chuẩn bị danh mục, những sự kiện cần dự báo và các định những nhân tố đặc trưng cho những sự kiện đó.

Cung cấp cho những chuyên gai dự báo những th..ông tin khác quan, dễ hiểu, có liên quan đến vấn đề cần dự báo, chẳng hạn là tình hình phát triển kinh tế, xã hội, thựuc trang mạng viễn thông… Thông báo cho các chuyên gai dự báo về nguồn gốc xuất hiện các vấn đề như: định hướng phát triển viễn thông của nhà nước, ngành, định hướng phát triển khoa học công nghệ, công nghiệp viễn thông và các biện pháp giải quyết một số vấn đề tương tự trong quá khứ.

• Nghiên cứu đưa ra các mô hình trưng cầu thích hợp;

• Chọn chuyên gia dự báo;

• Tiến hành trưng cầu;

• Phân tích và khái quát hoá dự báo.

Vì những nhiệm vụ đó mà các nhà phân tích phải là những người có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết sâu về vấn đề nghiên cứu và các vấn đề liên quan, đồng thời cũng phải có hiểu biết nhất định về các lĩnh vực toán học, kinh tế học, xã hội học v.v…

1.5.4.2 Nhiệm vụ và yêu cầu đối với chuyên gia dự báo Chuyên gia dự báo cần có:

• Trình độ hiểu biết chung khá cao;

• Có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực dự báo;

• Có lập trường khoa học và năng lực tiên đoán tương lai.

Các đánh giá của họ phải tương đối ổn đinh theo thời gian nếu không có thông tin bổ sung, khi có thông tin bổ sung họ phải điều chỉnh các đánh giá.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH MẠNG ĐƯỜNG TRỤC NGN – VNPT GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w