Những đề xuất về cấu trúc mạng truyền dẫn đường trục liên tỉnh đến

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH MẠNG ĐƯỜNG TRỤC NGN – VNPT GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 (Trang 82 - 87)

2010.

Khi mạng NGN đưa vào khai thác đã bùng nổ về yâu cầu truyền dẫn. Nhu cầu truyền dẫn phục vụ cho các dự án NGN, IP broadband sẽ ngày càng phát triển mạnh trong giai đoạn này và ngoài ra để sẵn sàng cung cấp dung lượng cho các doanh nghiệp mới, mạng đường trục liên tỉnh cần thay đổi theo nguyên tắc sau:

• Xây dựng mạng truyền dẫn có đủ năng lực để đáp ứng với nhu cầu đến năm 2010.

• Các RING cáp quang nếu dung lượng yêu cầu vượt quá 2,5Gbps sẽ nâng lên WDM với các bước sóng 2,5Gbps – SDH và sử dụng thiết bị thế hệ NG-SDH để đáp ứng dung lượng truyền dẫn các luồng GE, 10GE, 100GE… phục vụ truyền tải cho mạng NGN, MAN-E, Metro Net.

• Sắp xếp lại các RING để đáp ứng được nhu cầu lưu lượng cho các tỉnh và đặt tên lai các RING để đảm bảo thuận tiện cho việc phân biệt được dễ dàng. Với các RING có điểm nút chung (4,5,6,7) cố gắng bố trí cùng một loại thiết bị để có thể phát huy tối đa các tính năng của thiết bị (khả năng hoạt động theo cấu hình Mesh, tự động chuyển mạch bảo vệ dung lượng...) nhằm nâng cao độ an toàn và tính linh hoạt của mạng lưới.

5.6 Các dự án truyền dẫn triển khai đến năm 2010

5.6.1 Tuyến trục Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh (RING 8,9,10,11,12,13) Mở rộng lên dung lượng 32*2,5 Gbps

Đối với trục Hà Nội – Đà Nẵng – thành phố Hồ Chí Minh hiện đang sử dụng 16 bước sóng với dung lượng 40Gbps, để đảm bảo sẵn sàng cung cấp đường truyền (kể cả nhu cầu của doanh nghiệp mới) dự kiến nâng lên 40 bước sóng (tương đương 100Gbps). Tại các nút giao điểm chuyển tiếp lưu lượng (Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, thành phố Hồ Chí Minh) trước mắt sử dụng các bộ DXC trang bị theo các dự án cáp quang biển nội địa. Tùy theo sự phát triển của yêu cầu về dung lượng và công nghệ sẽ tiến hành thay thế bằng các bộ OXC cho phù hợp.

5.6.2 Xây dựng tuyến cáp quang trên tuyến Cần Thơ – Vĩnh long.

Kết hợp với tuyến cáp quang Mỹ Tho – thành phố Hồ Chí Minh sẽ xây dựng mới và các tuyến cáp hiện có để nối kín các RING vật lý dảm bảo an toàn cho RING/DWDM hiện đang còn 02 sợi của điện lực.

5.6.3 Bổ sung thêm 01 trạm khuếch đại quang (Vĩnh Long).

Tạo thành RING thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Vĩnh Long – Cần Thơ – Long Xuyên – Cao Lãnh – Mỹ Tho – thành phố Hồ Chí Minh ( cấu hình tương tự như các RING 8,9,10,11,12 – lớp trên của tuyến trục). Dung lượng sử dụng là 16*25Gbps.

5.6.4 Xây dựng tuyến cáp quang Mỹ Tho – Bến Tre – Trà Vinh. Tách RING 11 hiện có thành 02 RING:

• RING 14 (thành phố Hồ Chí Minh – Long An – Mỹ Tho): Sử dụng riêng cho lưu lượng của Long An và Mỹ Tho kết nối về thành phố Hồ Chí Minh. Dung lương triyền dẫn là 4*2,5Gbps.

• RING 15 Kết hợp với tuyến cáp quang Vĩnh Long – Trà Vinh khép kín RING 11B Mỹ Tho – Cao Lãnh – Vĩnh Long – Trà Vinh – Bến Tre – Mỹ Tho kết nối về Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh trên DWDM. Dung lượng truyền dẫn là 6*2,5Bbps.

5.6.5 Xây dựng tuyến cáp quang Xuân mai – Mỹ Đình – C2 (Hà Nội).

Kết nối tuyến cáp quang đường Hồ Chí Minh vào các nút mạng Mỹ Đình – C2

5.6.6 Xây dựng tuyến cáp quang Cam Lộ - Đăknông.

Đảm bảo hoạt động của tuyến cáp đường Hồ Chí Minh (hiện đang chạy trên cáp nội tỉnh, không phù hợp vì số sợi ít, không có sợi G.655).

Sau khi hoàn thành xây dựng tuyến cáp đường Hồ Chí Minh sẽ tính toán lại việc bố trí thiết bị để chuyển liên lạc tuyến đường trục DWDM hiện đang chạy trên cáp điện lực 500KV sang hoạt động trên tuyến cáp mới (đoạn Hà Nội – Kon Tum).

5.6.7 Chuyển liên lạc các RING từ cáp 500KV sang cáp trên đường Hồ Chí Minh

Với việc sắp xếp thiết bị và các nhà trạm trên tuyến cáp đường Hồ Chí Minh sẽ dẫn đến thay đổi về cấu trúc của các RING có liên quan. Cụ thể với tuyến DWDM sẽ cần bổ sung 02 trạm khuyếch đại quang tại Tân Kỳ và A Lưới.

5.6.9 Tiến hành thay thế các thiết bị lớp dưới (hiện đang sử dụng thiết bị Nortel 2,5Gbps).

Vì thiết bị đã hết hạn sử dụng và dung lượng 2,5Gbps không đủ đáp ứng nhu cầu truyền dẫn. Dự kiến sử dụng thiết bị DWDM với dung lượng trang bị ban đầu là 4*2,5Gbps cho các RING 8,9,10,11,12,13.

Riêng đối với RING 9 theo quy hoạch cũ do có phần trùng với RING 10 và có chiều dìa quá lớn, để tăng độ an toàn cho toàn mạng lưới, bố trí sắp xếp lại cho hợp lý. RING 11 sẽ bao gồm các nút mạng Buôn Ma Thuột – Pleiku – Quy Nhơn – Tuy Hòa – Nha Trang – Phan Rang – Đà Lạt – Buôn Ma Thuột, trong đó chủ yếu giải quyết nhu cầu lưu lượng cho các tỉnh Phú Yên và Gia Lai (lưu lượng của Khánh Hòa và Quy NHơn được đáp ứng chủ yếu trên WDM).

5.6.10 RING 1 Hà Nội – Hà Nam – Thái Bình – Hưng Yên – Hà Nội.

Nâng cấp truyền dẫn lên 3*2,5Gbps.

5.6.11 RING 2 Hà Nội – Nam Định – Hải Phòng – Hà Nội

Nâng cấp dung lượng lên 8*2,5Gbps.

5.6.12 RING 3 Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn – Quảng Ninh – hải Dương – Hà Nội.

Theo yêu cầu phát triển dưng lượng truyền dẫn (kể cả sự phát triển của tuyến quốc tế - dự án tiểu vùng Sông Mê Kông) dự tính sử dụng công nghệ WDM với dung lượng ban đầu là 8*2,5Gbps.

Xây dựng lới tuyến cáp quang Hà Nội – Hải Dương để phục vụ nhu cầu truyền dẫn và cấp sợi cho dự án cáp biển.

5.6.13 RING 4 Hà Nội – Việt Trì Yên Bái – Tuyên Quang – Thái Nguyên – Hà Nội

Xây dựng tuyến cáp mới từ Yên Bái – Đoàn Hùng để đảm bảo an toàn cho RING 4A (hiện tại, đoạn từ Đoàn Hùng – Yên Bái hai hướng đi chung cáp không đảm bảo an toàn cho mạng lưới khi đứt cáp.

Nâng dung lượng bằng cách sử dụng WDM bước đầu trang bị 16*2,5 Gbps để giả quyết triệt để dung lượng đi chung của các RING 5,6,7.

5.6.14 RING 5: Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng – Hà Giang – Tuyên Quang.

Nâng cấp dung lượng lên 4*2,5Gbps

Nâng cấp dung lượng lên 3*2,5Gbps

5.6.16 RING 7: Yên Bái – Sơn La – Điện Biên – Lai Châu – Lào Cai – Yên Bái

Nâng cấp dung lượng lên 2*2,5Gbps

5.6.17 RING 10 (cũ): thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Bình Phước – Đắc Nông – Đắc Lắc – Gia Lai – Bình Định – Phú Yên – Khánh Hoà – Ninh Thuận – Lâm Đồng- Bảo Lộc.

Như đã phân tích ở trên, RING 10 hiện tại có các nút gần tương đương như RING 9, vì vậy bố trí sắp xếp lại và tách thành 02 RING (10A và 10B) với RING 12 sẽ là thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Bình Phước – Đắc Nông – Buôn Ma Thuột – Đà Lạt – Bảo Lộc – Biên Hòa – thành phố Hồ Chí Minh. RING này giải quyết toàn bộ lưu lượng về thành phố Hồ Chí Minh cho khu vực và chuyển tiếp lưu lượng của Đắc Nông về Đà nẵng. Để đảm bảo nhu cầu truyền dẫn, dung lượng của RING 10 cần là 8*2,5Gbps.

RING 13 sẽ là thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Bảo Lộc – Đà Lạt – Phan Rang – Phan Thiết, dung lượng là 2*2,5Gbps.

5.6.18 RING 16: Thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Xuân Lộc

Nâng dung lượng lên 2*2,5Gbps

5.6.19 RING 17 thành phố Hồ Chí Minh – Tây Ninh – Bình Dương.

Nâng dung lượng lên 2*2,5Gbps để mang bớt dung lượng thông tin của Bình Dương cho RING 12.

5.6.20 RING 18 Cần Thơ – Long Xuyên – Rạch Giá – Hậu Giang.

Xây dựng tuyến cáp quang Gò Quao – Châu Thành để đáp ứng nhu cầu về sợi quang cho liên tỉnh cũng như nội tỉnh. Nâng dung lượng lên 6*2,5Gbps.

5.6.21 RING 19: Cần Thơ – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cà Mau

Dung lượng nâng lên 4 *2,5Gbps.

5.6.22 Trung kế các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh

Với việc xây dựng các nút mạng mới tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và tạo mặt phẳng thứ hai, dung lượng truyền dẫn của các RING trung kế đòi hỏi phải mở rộng rất nhiều để chia sẻ lưu lượng giữa các nút mạng. Khi tính tới khả năng nếu cấp đấu nối GE, 10GE, 100GE giữa các trung tâm chuyển mạch tăng nhiều, để

đảm bảo cho an toàn mạng lưới cũng như thống nhất quản lý, kiến nghị phát triển RING trung kế với dung lượng đủ lớn để đáp ứng nhu cầu mạng thoại và phát triển các dịch vụ MAN E tại các thành phố này.

Với dự kiến dung lượng truyền dẫn của các trung kế này như sau:

RING Hà Nội: Dung lượng 600Gbps có thể cung cấp các dịch vụ kết nối STM1, 16, các đường FE, GE, 10GE.

RING thành phố Hồ Chí Minh: Dung lượng 900Gbps. RING Đà Nẵng: Dung lượng 600Gbps.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở các kiến thức cơ bản kết hợp với thực tế hoạt động trên mạng lưới viễn thông Việt Nam, Luận văn đã:

• Giới thiệu tóm tắt các phương pháp dự báo, so sánh để chọn phương pháp thích hợp dùng cho dự báo phát triển cho mạng viễn thông đường trục của Việt Nam.

• Phân tích ưu khuyết điểm của mạng Viễn thông Việt Nam, làm rõ sở cứ, số liệu ban đầu cho định hướng phát triển sau này.

• Dự báo nhu cầu cho mạng liên tỉnh, luận văn đã dựa trên công cụ dự báo đã chọn, số liệu, đặc điểm mạng viễn thông đường trục Việt Nam để tính toán số liệu dự báo có thể áp dụng cho mạng viễn thông liên tỉnh về phương pháp sử dụng cũng như kết quả dự báo.

• Trên cơ sở dự báo, biết được nhu cầu các loại hình dịch vụ, kích cỡ mạng yêu cầu, luận văn đã thực hiện lựa chọn công nghệ, đề xuất mục tiêu lựa chọn và đã tiến hành lựa chọn. Kết quả có thể tham khảo ứng dụng vào thực tế.

• Quy hoạch mạng trục NGN giai đoạn 2008-2010 được căn cứ vào kết quả ở trên. Luận văn đã áp dụng thưc tế cho mạng trục của VNPT giai đoạn 2008- 2010.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Tạ Văn Đĩnh; (1998), “Phương pháp tính”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Đào Hữu Hồ; (1998), “Xác Suất thống kê”, NXB ĐH Quốc gia HN, Hà Nội.

[3]. Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; (2007), “Quy hoạch mạng NGN – VNPT giai đoạn 2006 – 2010”, Đề tài khoa học cấp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Hà Nội.

[4]. Viện Kinh tế Bưu điện; (2000), “ Quy hoạch phát triển mạng viễn thông”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[5]. Công ty Viễn thông liên tỉnh; (2006), “Quy hoạch mạng viễn thông liên tỉnh giai đoạn 2006-2010”, Đề tài khoa học cấp Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt nam, Hà Nội.

Tiếng Anh

[6]. CCITT; (1983), “General Network Planning”, ITU, Geneva.

[7]. ITU-T, (1993), “General Network Planning”, GAS 3, ITU, Geneva.

[8].Aaron Kershenbaun, “Telecommunication Network Design Algorithms”, McGrow- Hill,1993

[9]. Euro-NGI; (2005) “Design and Engineering of the Next Generation Internet, toward convergent multi-service networks”. Project N. 507613 deliverables.

[10]. ITU-T Recommendation Y.1540 [11]. ITU-T Recommendation Y.1541 [12]. ITU-T Recommendation Y.1560 [13]. ITU-T Recommendation Y.1561

[14]. ITU-T Release 1 NGN-FC Proceedings, 2005 [15]. IETF RFC 3031-3032.347

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH MẠNG ĐƯỜNG TRỤC NGN – VNPT GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 (Trang 82 - 87)