Tuyến cáp quang đơn mode 16 sợi của hãng Bosch (đoạn Hà Nội – Phố Nối), tuyến cáp quang Pirelli 08 sợi (Hà Nội – Nam Định) và tuyến cáp quang CSC 16 sợi (Nam Định – Thái Bình – Hưng Yên) đã kết hợp với nhau khép kín RING 1. Thiết bị sử dụng là 2,5Gbps.
5.3.2.2 RING 2 Hà Nội – Nam Định – Hải Phòng – Hà Nội
Tuyến cáp quang đơn mode 16 sợi của hãng Bosch (đoạn Hà Nội – Hải Phòng), tuyến cáp quang Pirelli (Hà Nội – Nam Định) và tuyến cáp quang CSC 16 sợi (Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng) đã kết hợp với nhau khép kín RING 2. Thiết bị sử dụng là 2,5Gbps
5.3.2.3 RING 3 Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn – Quảng Ninh – Hải Dương.
Tuyến cáp quang đơn mode 36 sợi (Vína – GSC) do Công ty Viễn thông Quốc tế làm chủ đầu tư đã đưa vào khai thác chính thức (Hà Nội – Lạng Sơn) kết hợp với tuyến cáp quang Vina GSC 24 sợi (Lạng Sơn – Quảng Ninh) và tuyến cáp quang Bosch Hà Nội – Hải Dương – Quảng Ninh đã khép kín RING này. Thiết bị sử dụng là Fujitsu 2*2,5 Gbps.
5.3.2.4 RING 4A Hà Nội – Vĩnh Yên – Việt Trì – Tuyên Quang – Thái Nguyên.
Tuyến cáp quang đơn mode 24 sợi (Vina – GSC) đã xây dựng xong thành RING 4A khép kín. Tuy nhiên, đoạn Yên Bái – Tuyên Quang và Yên Bái – Việt Trì vẫn phải đi chung cáp. Thiết bị sử dụng là Fujitsu 2*2,5Gbps.
5.3.2.5 RING 4B Thái Nguyên – Bắc Kạn – Việt Trì – Tuyên Quang – Thái Nguyên
Xây dựng xong các tuyến cáp quang Tuyên Quang – hà Giang và Băc Kạn – Cao Bằng. Tiếp tục xây dựng tuyến cáp quang Cao Bằng - Hà Giang và dựa vào RING 4A để khép kín RING này. Thiết bị sử dụng là 2,5Gbps.
5.3.2.6 RING 5A Hà Nội – Hà Đông – Hòa Bình – Sơn La – Yên Bái – Việt Trì
Tuyến cáp Yên Bái – Sơn La sẽ kết hợp với tuyến cáp Hòa Bình – Sơn La và dựa vào RING 4A để đảm bảo an toàn. Thiết bị sử dụng là 2*2,5Gbps.
5.3.2.7 RING 5B Yên Bái – Sơn La – Điện Biên – Lai Châu – Lào Cai
Xây dựng tuyến cáp quang Lào Cai – Lai Châu – Điện Biên kết hợp với các tuyến Điện Biên – Sơn La, Sơn La – Yên Bái, Yên Bái – Lào Cai để khép kín RING 5B đảm bảo an toàn. Lưu lượng sẽ được chuyển về Hà Nội thông qua các RING 4A và 5A. Thiết bị sử dụng là Fujitsu 2,5Gbps.
5.3.2.8 RING 10 thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Bình Phước – Đắc Lắc – Gia Lai – Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa – Ninh Thuận – Lâm Đồng – Bạc Liêu.
Hiện đã được khép kín bằng thiết bị Siemens 2,5Gbps. Do chiều dài quá lớn (hơn 1400 Km) nên khi thi công xong tuyến cáp Đà Lạt – Buôn Ma Thuột, dự kiến sẽ bố trí lại RING 9 và RING 10 thành các RING 9, RING 10A, 10B để chia thành các vòng RING nhỏ và đảm bảo phân chia lưu lượng hợp lý.
5.3.2.8 RING 11 thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Vĩnh Long – Cao Lãnh – Long An – Mỹ Tho.
Đây là RING hiện tại còn rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo an toàn thông tin vì mặc dù đã có thiết bị DWDM thuộc dự án nâng cấp Backbone (thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ) nhưng chưa thể thi công cáp tới Cần Thơ vì chưa hình thành quốc lộ mới cũng như chưa có cầu Cần Thơ để thi công theo quy hoạch ban đầu. Về RING 11 này, ngoài việc tiến hành dự án Viba SDH thành phố Hồ Chí Minh – Long An – Mỹ Tho – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng – Cần Thơ theo quy hoạch của Tập đoàn. Công ty VTN dự tính sẽ thay đổi quy hoạch tuyến cáp quang để đảm bảo thông tin cho Cần Thơ cũng như toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
5.3.2.9 RING 12 Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau – Rạch Giá – Long Xuyên.
Khép kín RING 12 bằng tuyến cáp quang Cà mau – Rạch Giá (đã xây dựng xong). Xây dựng tuyến cáp Vị Thanh – Gò Quao để tách đôi RING này thành 12A và 12B để đảm bảo dung lượng truyền dẫn. Tuy nhiên, trên đoạn Gò Quao – Châu Thành hiện chỉ có tuyến cáp 08 sợi của Viễn thông Kiên Giang nên thiếu sợi sử dụng theo nhu cầu. Ngoài ra còn có tuyến cáp quang trao đổi với EVN dự phòng cho tuyến cáp quang này theo hình thức dự phòng sợi quang. Thiết bị sử dụng là Nortel 2,5Gbps.