Số liệu hiện trạng mạng Internet đầu năm 2007 được thống kê sơ lược như sau: • Mạng truyền số liệu VietPac của VDC vẫn duy trì hoạt động như năm 2004, tuy
• Dịch vụ Frame Relay đã đưa vào khai thác trong nước và quốc tế, hiện đang khai thác với 06 đối tác quốc tế là NTT, Singtel, Reach, KDDI, VITC, CHT-I với tổng cộng dung lượng là 19,4Kb/s.
• Dung lượng kênh Internet đi quốc tế tổng cộng lên tới 7,5Gb/s
• Thuê bao ADSL phát triển mạnh, tính đến hết năm 2007 có 550.000 thuê bao Mega VNN.
Hình 2.2 Hiện trạng mạng truy nhập VNN
2.3.3 Đánh giá hiện trạng mạng IP
Hiện trạng mạng IP của VNPT có các đặc điểm như sau:
• Dung lượng TDM hiện chiếm khoảng 72%, dung lượng VoIP chiếm khoảng 28% nên giữa 2 mạng không thể dự phòng cho nhau.
• Soft Switch Hà Nội thực hiện tác nghiệp và quản lý các MG của khu vực 3 dẫn đến khó khăn cho khai thác thực tế…
• Mạng IP Core back bone chỉ có thiết bị Core Router tại các nút Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh nên độ an toàn không cao. Tương tự độ an toàn không cao khi tại nút mạng chỉ có 1 Router biên kết nối với mạng trục. • Do địa bàn trải dài theo khu vực nên quản lý khó khăn khi chỉ có 1 hệ thống
NMS đặt tại Hà Nội để quản lý toàn bộ mạng IP.
Cùng với sự phát triển mạnh của các dịch vụ IP, mạng trục IP hiện nay đang trên đà phát triển rất nhanh cả về dung lượng lẫn chất lượng, phương thức, thủ tục. Hiện tại các Router/ Switch trục đã có mặt tại một số tỉnh, thành phố và trung tâm phát triển, tuy nhiên một số tỉnh khác việc phát triển Internet còn ít, quy mô manh mún, tạm thời. Mạng trục IP hiện thời cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, chất lượng và tốc độ còn hạn chế. Do đó nhu cầu phát triển của dịch vụ trong những năm tới cần phát triển đường trục IP đến tất cả các tỉnh. Với tốc độ phát triển các dịch vụ IP như hiện nay vấn đề quan tâm đầu tiên sẽ là dung lượng đường truyền. Do đó công tác dự báo cho các dịch vụ IP sẽ vô cùng quan trọng. Ngoài ra việc thiết kế mạng trục IP hợp lý, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp sẽ trở thành một bài toán cấp bách cần phải giải quyết. Vấn đề tiếp theo đối với mạng trục IP là nó sẽ phải tích hợp tất cả lưu lượng các loại dịch vụ của mạng khác trên nền IP. Do đó vấn đề quản
lý, điều khiển dịch vụ, phân chia các loại hình dịch vụ và chất lượng cũng phải được xem xét.
Kết luận chương
Dựa trên các số liệu thu thập được từ các đơn vị trong VNPT, với những đánh giá một cách toàn diện như trên, số liệu đưa ra sẽ là căn cứ để tính toán, dự báo nhu cầu lưu lượng để xây dựng và định cỡ mạng sau này. Tuy việc khảo sát và số liệu còn có phần hạn chế, xong đó là những số liệu thống kê trên toàn mạng. Từ đó tiến hành khảo sát cấu hình, dung lượng, công nghệ, tài nguyên sẵn có của mạng hiện thời và rút ra các đặc điểm, tồn tại, khả năng phát triển mạng của VNPT, làm dữ liệu tham khảo và sở cứ để quy hoạch mạng trong tương lai.
CHƯƠNG III
DỰ BÁO NHU CẦU LƯU LƯỢNG CHO MẠNG LIÊN TỈNH
3.1. Giới thiệu
Để phục vụ việc quy hoạch, định cỡ mạng logic cho các loại hình dịch vụ cũng như định cỡ mạng truyền dẫn, việc dự báo nhu cầu lưu lượng, phải đảm bảo tính đầy đủ và tính chính xác làm căn cứ cho việc định cỡ mạng. Trong chương này, sẽ đưa ra phương pháp tính lưu lượng cũng như số liệu dự báo về lưu lượng cho mạng truyền tải liên tỉnh cho các loại hình dịch vụ.