5.2.2.1 Định tuyến lưu lượng các dịch vụ thoại
Giai đoạn 2006-2008: Lưu lượng thoại truyền thống vấn được định tuyến thông qua các tổng đài Toll.
Giai đoạn 2008-2010: Sẽ chuyển dần sang khai thác trên nền mạng NGN – sau khi đã thực hiện xong việc chuyển đổi trung kế TDM của các tổng đài Toll sang trung kế của mạng NGN.
Giữ nguyên cách định tuyến trong nội mạng PSTN và NGN như hiện tại.
5.2.2.2 Định tuyến lưu lượng Báo hiệu
Trước mắt sẽ giữ nguyên phương án định tuyến báo hiệu giữa các mạng, giữa các hệ thống chuyển mạch như hiện tại.
Sau khi hoàn thành việc xây lắp hệ thống STP độc lập tại Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện đấu chuyển và định tuyến báo hiệu lại theo quy định của VNPT.
5.2.2.3Định tuyến lưu lượng dịch vụ truy nhập Internet (ADSL)
Lưu lượng từ mạng xDSL của các viễn thông tỉnh – thành phố sẽ được định tuyến lên Core router thông qua Egde router/BRAS, từ Core router – các lưu lượng này sẽ được định tuyến sang mạng VDC thông qua thiết bị Border gateway (M20).
5.2.2.4Định tuyến lưu lượng VPN quốc tế
Lưu lượng này sẽ được định tuyến từ mạng NGN sang mạng VPN của VTI thông qua thiết bị Border gateway (M20).
Căn cứ:
i- Số liệu thống kê sản lượng trên các hệ thống chuyển mạch của Công ty Viễn thông liên tỉnh VTN (bao gồm cả TDM và NGN) từ 2005 – 2007.
ii- Số liệu thống kê lưu lượng giờ bận và giờ cao điểm trên các hệ thống chuyển mạch của VTN (bao gồm cả TDM và NGN) từ 2005 - 2007.
iii- Tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng trên toàn mạng từ 1/2005 – 7/2007 được sử dụng để tính cho tỷ lệ tăng trưởng chung cho toàn bộ giai đoạn 2008 – 2010. Tuy nhiên có những khó khăng nhất định như: việc thay đổi cấu hình đấu nối trên mạng của VNPT đã làm cho một số các số liệu trên một số hướng sẽ không có tỷ lệ tăng trưởng nhất quán từ 1/2005 - 7/2007.
iv- Số liệu dự báo cho mạng xDSL dựa trên cơ sở số liệu dự báo số lượng thuê bao xDSL của VNPT (Ban VT) cho từng Viễn thông Tỉnh – Thành phố trong từng năm từ 2006 – 2010.
v- Theo định hướng của VNPT về quy hoạch mạng Viễn thông của VNPT: tất cả lưu lượng sẽ dần chuyển sang khai thác trên NGN, không mở rộng thêm các hệ thống chuyển mạch TDM.
vi- Số liệu dự báo nhu cầu lưu lượng của TDM hay của NGN sẽ được tính gộp chung theo từng hướng liên lạc.
vii- Các kết nối từ mạng chuyển mạch nội hạt vào mạng chuyển mạch liên tỉnh sẽ phải được thực hiện trên cơ sở chuyển dần toàn bộ lưu lượng sang nền NGN.
a/ Số liệu dự báo:
• Số cửa trung kế hiện có:
1- Tổng số cửa trung kế của các hệ thống chuyển mạch (tính theo E1) hiện có của các khu vực 1, 2, 3 (tính cả phần của dự án mở rộng các tổng đài toll 2005:
a. Khu vực 1: 3.014 E1
b. Khu vực 2: 3.828 E1
c. Khu vực 3: 1.308 E1
2- Tổng số cửa trung kế của các hệ thống chuyển mạch (tính theo E1) hiện có của các khu vực 1, 2, 3 (tính cả phần 1 của dự án mở rộng NGN/VoIP pha 3:
a. Khu vực 1: 3.525 E1
b. Khu vực 2: 4.323 E1
c. Khu vực 3: 1.324 E1
3- Tổng số cửa trung kế của các hệ thống chuyển mạch (tính theo E1) hiện có của các khu vực 1, 2, 3 (tính cả phần 2 – node mới của dự án mở rộng NGN/VoIP pha 3:
a. Khu vực 1: 3.677 E1
b. Khu vực 2: 4.459 E1
c. Khu vực 3: 1.456 E1
• Số cửa trung kế dự báo cho nhu cầu giai đoạn 2008 - 2010
1- Tổng số trung kế dự kiến sẽ mở rộng cho các hệ thống chuyển mạch (NGN) tại các KV1, 2, 3 năm 2008 là:
a. Khu vực 1: 4.699 E1
b. Khu vực 2: 3.193 E1
c. Khu vực 3: 929 E1
2- Tổng số trung kế dự kiến sẽ mở rộng cho các hệ thống chuyển mạch (NGN) tại các KV1, 2, 3 năm 2010 là:
a. Khu vực 1: 2.246 E1
c. Khu vực 3: 584 E1
Số liệu dự báo trên sẽ chỉ tính bằng 80% tỷ lệ tăng trưởng năm 2010 do mức độ bão hoà của mạng lưới.
3- Dung lượng chuyển mạch chi tiết phục vụ cho phục vụ cho kết nối giữa mạng nội hạt của mỗi Viễn thông tỉnh – thành phố, mạng của doanh nghiệp khác với mạng liên tỉnh được trình bày như phụ lục kèm theo.
4- Dung lượng truyền dẫn chi tiết phục vụ cho mạng xDSL cho mỗi Viễn thông tỉnh – thành phố được trình bày như phụ lục kèm theo.
b/ Các dự án dự kiến:
Căn cứ theo số liệu dự báo nhu cầu lưu lượng thoại, xDSL từ năm 2006-2010 và căn cứ vào định hướng chiến lược xây dựng và phát triển mạng viễn thông của Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt nam, công ty Viễn thông liên tỉnh dự kiến định hướng xây dựng và phát triển mạng viễn thông liên tỉnh giai đoạn 2006-2010 theo các dự án đầu tư như sau:
5.2.2.5 Các dự án xây dựng và phát triển nút mạng mới tại các thành phố lớn: Hà nội, Đà nẵng và thành phố Hồ Chí Minh theo quy hoạch hạ tầng kiến trúc của Tập đoàn:
1- Nút mạng mới (nút mạng 2) tại Hà nội đã và đang được xây dựng nhà trạm và hạ tầng kiến trúc tại Mỹ đình – Hà nội. Dự kiến hoàn thành năm 2009
2- Nút mạng mới (nút mạng 2) tại TP.Hồ Chí Minh đã và đang được xây dựng cải tạo nhà trạm và hạ tầng kiến trúc tại 270 Lý Thường Kiệt (khu C30). Dự kiến hoàn thành năm 2008.
3- Nút mạng mới (nút mạng 2) tại Đà Nẵng đã và đang xây dựng nhà trạm và hạ tầng kiến trúc tại đường 2-9 thành phố Đà nẵng. Dự kiến hoàn thành năm 2008.
4- Căn cứ vào quy hoạch về hạ tầng kiến trúc của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam dành cho công ty Viễn thông liên tỉnh như trình bày ở trên. Công ty Viễn thông liên tỉnh dự kiến sẽ xây dựng các nút mạng mới tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh và đưa vào khai thác với các phương án cụ thể như sau:
Phương án 1: Các nút mạng mới sẽ thực hiện chia tải với các nút mạng hiện tại (C2-97 Nguyễn Chí Thanh, số 4 Ông Ích Khiêm – Đà Nẵng và 137 Pasteur - thành phố Hồ Chí Minh theo tỷ lệ 50:50
Phương án 2: Các nút mạng mới tại mỗi thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện chia tải với các nút mạng hiện tại theo tỷ lệ 1:1 (hoạt động có dự phòng cho nhau – Fully redundance)
Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn 2006-2010 mà thực hiện đầu tư xây dựng các nút mạng mới theo phương án 2 thì VNPT/VTN sẽ phải tăng suất đầu tư lên gấp đôi từ phía mạng nội hạt/truy nhập đến mạng Core... (ví dụ: tăng gấp đôi số cửa trung kế tổng đài Host so với nhu cầu, tăng gấp đôi dung lượng truyền dẫn liên tỉnh...). Như vậy phương án 2 là phương án sẽ khó khả thi hơn và do vậy Công ty Viễn thông liên tỉnh sẽ chỉ đề xuất Cấu trúc mạng VTLT giai đoạn 2006-2010 theo phương án 1.
5.2.2.6 Mạng Chuyển mạch – NGN, báo hiệu, đồng bộ
i. Đầu tư xây dựng mới mặt phẳng NGN thứ 2 với tổng dung lượng trên toàn mạng là 8.821E1.
Trong dự án này sẽ phải trang bị ít nhất các thiết bị chính như sau:
- 04 Core router cho Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
- 27 Egde Router/BRAS cho các tỉnh hiện chưa có Egde Router (tính đến sau khi hoàn thành dự án 13 nút mới của NGN/VoIP pha 3) và bổ xung cho các
nút mới vủa VTN bao gồm: Điện Biên, Hòa Bình, Bắc kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hưng Yên, Lạng Sơn, Thái Bình, Hà Nam, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Phú Yên, Kon Tum, Tây Ninh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang, với dung lượng tương ứng với yêu cầu của mạng ADSL và thoại cho từng tỉnh.
- 02 SoftSwitch tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với dung lượng phù hợp với dung lượng trung kế của MG.
- Trang bị mới MG cho 24 Viễn thông tỉnh – thành phố và mở rộng dung lượng cho 37 nút hiện đã có MG với tổng dung lượng là 8.821E1 trên toàn mạng.
- Các thiết bị phù trợ khác có liên quan.
- Ngoài các thiết bị: MG, Egde Router/BRAS lắp tại các Viên xthông tỉnh – thành phố, các thiết bị còn lại của mặt phẳng này sẽ được lắp đặt tại các vị trí của nút mạng mới là Mỹ Đình, C30 & khu vực 2-9 Đà Nẵng.
ii. Xây dựng hệ thống STP độc lập tại Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh (dự án do Tập đoàn giao cho công ty VTI triển khai – VTN phối hợp).
iii. Triển khai hệ thống IN độc lập - định hướng NGN
iv. Triển khai dự án Đồng bộ mạng Viễn thông Việt nam pha 4.
v. Hoàn thiện dự án ADSL pha 3 (43 tỉnh) - thực hiện đấu chuyển mạng ADSL của những tỉnh hiện chưa có BRAS sang thiết bị BRAS mới được trang bị cho Viễn thông tỉnh – thành phố theo dự án NGN mặt phẳng 2 (mục i).
vii. Thực hiện mở rộng dung lượng mạng NGN/VoIP với dung lượng mở rộng toàn mạng là 4.715E1.
Việc thực hiện mở rộng dung lượng trên mặt phẳng NGN nào sẽ còn tuỳ thuộc vào tình hình thực tế ở tại thời điểm đó.
viii. Mở rộng trung kế cho các kết nối từ mạng ADSL nội tỉnh vào mạng IP Core của VTN theo dung lượng dự báo (như phụ lục kèm theo). Đầu tư thêm 01 Core router cho Cần Thơ & 61 Edge router cho 61 Viễn thông tỉnh – thành phố, tạo ra 2 mặt phẳng mạng NGN hoàn chỉnh.
Việc thực hiện mở rộng dung lượng trên mặt phẳng NGN nào sẽ còn tuỳ thuộc vào tình hình thực tế ở tại thời điểm đó.
ix. Xây dựng thêm SoftSwitch tại ĐNG - phục vụ cho khu vực miền trung, phù hợp với mô hình Tập đoàn của VNPT là hình thành 03 vùng khai thác lưu lượng. Khi đó mỗi vùng sẽ có 01 SoftSwitch độc lập ở mức Quốc gia.
x. Chuyển đổi toàn bộ mạng trung kế TDM của các tổng đài Toll AXE-10/BYB-202 là 1.720E1 sang trung kế NGN (trang bị thêm MG cho từng hướng với dung lượng tương ứng với dung lượng trung kế đang kết nối vào tổng đài toll AXE- 10/BYB-202).
Việc chuyển đổi trung kế TDM sang NGN sẽ được thực hiện trên mặt phẳng NGN nào sẽ còn tuỳ thuộc vào tình hình thực tế ở tại thời điểm chuyển đổi.
xi. Chuyển đổi toàn bộ mạng trung kế TDM của các tổng đài Toll AXE-10/BYB-501 là 3.892E1 sang trung kế NGN (trang bị thêm MG cho từng hướng với dung lượng tương ứng với dung lượng trung kế đang kết nối vào tổng đài toll AXE- 10/BYB-501).
Việc chuyển đổi trung kế TDM sang NGN sẽ được thực hiện trên mặt phẳng NGN nào sẽ còn tuỳ thuộc vào tình hình thực tế ở tại thời điểm đó.
xii. Nghiên cứu và phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng trên hệ thống mạng viễn thông liên tỉnh (NGN).