Chương 1: Tổng quan về bài toán dự báo và quy hoạch mạng viễn thông….3
1.6 Dự báo dựa trên số thuê bao và đặc tính lưu lượng
1.6.3 Dự đoán ma trận lưu lượng
Trong trường hợp dữ liệu lưu lượng cho các vùng là đầy đủ, ma trận lưu lượng hiện tại trên các tuyến cũng được đo thì việc tính toán các ma trận lưu lượng hiện tại là không khó khăn. Tuy nhiên, trong thực tế không phải tất cả các lưu lượng là được đo một cỏch rừ ràng, vỡ thế việc dự đúan ma trận lưu lượng hiện tại là cần thiết . Khi việc đo lưu lượng là không khả thi các phương pháp sau có thể được dùng để dự đoán, tính tóan ma trận lưu lượng.
1.6.3.1. Lưu lượng được giả sử là phân bố đồng nhất
Phương pháp này chỉ là gần đúng và có sai số là tương đối lớn. Lưu lượng giữa vùng i và vùng j sẽ được tính như sau:
∑i i j i
ij X
X X X
. . .
(1.23)
Với X i.=Ni*pi
X.j=Nj*ej
Trong đó: Ni, Nj là số thuê bao tại vùng i,j
Pi, ei là trung bình lưu lượng đi và đến trên thuê bao tại vùng i Các tham số Pi, ei được dự đoán từ các mạng tương tự.
1.6.3.2. Sử dụng hệ số quan hệ
Hệ số quan hệ Cij được sử dụng để đánh giá quan hệ giữa các vùng với nhau.
Hệ số lớn hơn 1 chỉ ra quan hệ giữa vùng i và vùng j là lớn và ngược lại. Hệ số quan hệ này cần được người sử dụng dự đoán trên các điều kiện kinh tế, xã hội.v.v. Khi đó lưu lượng giữa vùng i và vùng j sẽ được tính:
Xij=
∑j j ij ij j i
C X
C X X
. . .
(1.24)
1.6.3.3. Sử dụng mô hình lực hấp dẫn
Mục đích của mô hình lực hấp dẫn là việc thể hiện lưu lượng giữa vùng i và vùng j, Xij là hàm với khoảng cách giữa hai vùng đó. Có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này và cũng có nhiều kết quả khác nhau, tuy nhiên tất cả có thể được suy ra từ công thức sau:
Xij=K
∑j j j i
X j i d
X X
. . .
) ,
α(
(1.25) Trong đó: d(i,j) là khỏang cách giữa vùng i và vùng j
K và α là các hệ số.
Theo khuyến nghị của ITU dựa trên các nghiên cứu về lưu lượng thoại tại một số nước, hệ số α vào khoảng 0,8 đến 1,5 đối với mạng định tuyến phân cấp.
Kết luận chương
Kết quả nghiên cứu về dự báo, quy hoạch mạng viễn thông, lựa chọn mô hình và phương pháp dự báo tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
a. Một số đặc điểm dự báo trong quy hoạch mạng viễn thông như là: Dự báo nhu cầu và dự báo lưu luợng, là cơ sở để xác định cấu trúc và quy mô của mạng viễn thông sau này. Với phương pháp và lựa chọn mô hình dự báo đúng đắn phân định được dự báo quy hoạch mạng sau này có độ chính xác cao và làm sao cho phù hợp trong hoàn cảnh kinh tế xã hội và chính sách cạnh tranh.
b. Phương pháp thích hợp hoá mô hình thông qua việc ứng dụng một dạng thuộc họ mô hình xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ nhân quả và không làm biến dạng mụ hỡnh thực nghiệm. Rừ ràng với phương phỏp hiệu chỉnh mô hình thực nghiệm thấy rằng đối với các bài toán thiếu dữ liệu để áp dụng kiến thức chuyên gia thì việc tăng dữ liệu ở tập đầu vào không phải là giải pháp duy nhất và cũng không nhất thiết phải quy về họ của các bài toán tối ưu. Tất nhiên, trong trường hợp chung nhất, nghiệm của phương pháp này không được đảm bảo trùng với nghiệm của phương pháp kia, tuy rằng chúng cùng chấp nhận những giả thiết giống nhau kể cả giả thiết về tính gần đúng.
Quá trình hiệu chỉnh mô hình thực nghiệm có ý nghĩa học thuật hơn là tính thực tiễn. Vì thế, nghiệm của bài toán dự báo bất luận được tìm kiếm bằng giải pháp nào đi chăng nữa thì cũng chỉ mang tính định hướng mà thôi.
c. Như vậy, các kiến thức chuyên gia của từng lĩnh vực, của từng địa phương đóng vai trò của các điều kiện ràng buộc khác làm tăng thêm số lượng của các điều kiện cần trong khi giải bài toán tối ưu. Điều đó nâng cao được tính chính xác của công tác dự báo. Như vậy, đối với bài toán dự báo, việc nghiên cứu đề xuất các điều kiện đủ và việc xây dựng những kiến thức chuyên gia có cùng ý nghĩa trong quá trình tìm nghiệm duy nhất.
d. Kết hợp các phương pháp nghiên cứu số liệu thống kê, mô hình thực nghiệm dự báo và PPCG là một cách lựa chọn và nhìn rất đúng đắn phù hợp với tình hình kinh tế xã hội.
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG MẠNG CỦA VNPT