Chương 3 Dự báo nhu cầu lưu lượng cho mạng liên tỉnh
3.2 Dự báo lưư lượng PSTN
Lưu lượng thoại được tính theo đơn vị lưu lượng là Erlang. Lưu lượng thoại phụ thuộc vào độ dài trung bình mỗi cuộc gọi và tần suất gọi. Đối với mạng điện thoại thì độ dài cuộc gọi và khoảng cách giữa các cuộc gọi được phân bố theo hàm mũ âm với các gía trị trung bình là h và 1/λ (λ là tần suất gọi trung bình cho một thuê bao).
Khi đó lưu lượng trung bình cho mỗi thuê bao sẽ được tính:
a = h* λ (3.1)
Lưu lượng trung bình trên mỗi thuê bao thường ít thay đổi đối với mỗi mạng điện thoại cố định. Lưu lượng trung bình a sẽ phụ thuộc nhiều vào giá thành dịch vụ, điề kiện kinh tế xã hội của mỗi người dân, cũng như các dịch vụ viễn thông khác… Lưu lượng trung bình có thể đo đạc được và đánh giá trực tiếp vầ các số liệu đo đạc về lưu lượng.
Lưu lượng tổng của mỗi vùng là lưu lượng tổng của tất cả các thuê bao trên vùng đó phát sinh ra. Lưu lượng tổng này sẽ tỉ lệ thuận với số thuê bao trong vùng và
được tính: Ai = a*Ni (3.2)
Trong đó: a- Lưu lượng trung bình trên mỗi thuê bao Ni- tổng số thuê bao của vùng i
Theo tính toán của JICA, thì lưu lượng trung bình cho một thuê bao sẽ là 0.08 Erl/sub. Tuy nhiên, đó là đánh giá cho những năm 1998 – 2000. Theo đánh giá đến năm 2010, cùng với sự ra đời của nhiều loại hình dịch vụ viễn thông khác khiến giá cả cạnh tranh và giảm mạnh, hơn nữa nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng, dự báo đến năm 2010, lưu lượng trung bình sẽ là 0,1Erl/sub.
3.2.2 Tính toán ma trận lưu lượng
Tổng lưu lượng thoại phát sinh sẽ được phân bổ thành các thành phần lưu lượng: nội hạt, nội tỉnh, liên tỉnh, quốc tế. Ma trận lưu lượng sẽ chỉ quan tâm đến thành phần liên tỉnh và quốc tế
Tổng lưu lượng quốc tế được tính: Aiq = Ai*rq (3.3) Tổng lưu lượng liên tỉnh được tính: Ail = Ai* rl (3.4) Trong đó: Aiq, Ail là lưu lượng quốc tế, liên tỉnh tại vùng i và rq, rl là tỉ lệ lưu lượng quốc tế, liên tỉnh.
Theo tính toán của JICA, thì hiện tại tỉ lệ liên tỉnh vào klhoảng 14%, và tỉ lệ quốc tế khoảng gần 2%. Tuy nhiên đế năm 2010, cùng với sự ra đời của nhiều loại hình dịch vụ viễn thông đường dài giá rẻ khác như VoIP, Internet phone, di động…tỉ lệ
gọi liên tỉnh quốc tế ngày càng giảm. Hiện tại với các tỉnh có VoIP thì lưu lượng VoIP đã chiếm tới hơn 50% lưu lượng đường dài. Với định hướng tới năm 2010 dự báo tỉ lệ lưu lượng liên tỉnh chỉ đạt khoảng 5% và tỉ lệ lưu lượng quốc tế chỉ khoảng 0.5%.
Khi tổng lưu lượng liên tỉnh, quốc tế cho từng tỉnh đã được tính toán thì ma trận lưu lượng thoại sẽ được tính toán theo như trên. Ma trận lưu lượng này cần được chuyển đổi sang kbps. Để chuyển đổi chính xác thì công thức Erlang Bsẽ được dùng để tính số kênh cần thiết cho mỗi đường kết nối. Băng thông tổng sẽ được tính bằng số đường kết nối nhân với tốc độ mã hó kênh:
Aij_k = Kij*cr (3.5)
Trong đó: Aij_k là lưu lượng giữa vùng I và j theo đơn vị kbps Kij_k là số kênh cần thiết từ vùng I tới vùng j
Cr là tốc độ mã hóa kênh truyền
Đối với dịch vụ thoại, lưu lượng Aij_k thường lớn, vì thế có thể lấy gần đúng:
Aij = Kij (3.6)
Trong đó Aij là lưu lượng giưã vùng I và vùng j tính theo đơn vị Erlang được tính ở trên. Đối với dịch vụ thoại thì tốc độ mã hóa sẽ là 64kbps. Vì thế lưu lượng giữa vùng I và j theo đơn vị kbps sẽ được tính:
Aij_k = Aij *64 (64kbps) (3.7)
Kết quả dự báo lưu lượng thoại cho thấy: Các địa phương lớn như thành phố Hồ Chí Minh có lưu lượng lớn nhất là 650Mbps, gần gấp đôi so với Hà Nội (338Mbps). Các địa phương lớn như Hải Phòng, An Giang có lưu lượng khoàng 100Mbps. Các tỉnh còn lại tổng lưu lượng đều dưới 90Mbps, và thấp nhất là các tỉnh như Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lai Châu với tổng lưu lượng không quá 5Mbps.
3.3 Dự báo lưu lượng VoIP